Sự chuyển mình của nghệ thuật trên nền tảng số
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trênChương trình nghệ thuật online “Ở nhà cùng vui” với tinh thần san sẻ yêu thương, vượt qua đại dịch |
Cuộc chuyển mình mạnh mẽ
Nghệ thuật biểu diễn vốn là hình thức chinh phục khán giả bằng cách thể hiện trực diện. Song thời gian qua, dịch Covid-19 xâm nhập, khiến các sân khấu phải tạm dừng phục vụ khán giả trực tiếp. Nhiệt huyết sáng tạo, tinh thần cống hiến và nỗi da diết gặp gỡ khán giả đã thôi thúc các đơn vị nghệ thuật, nghệ sĩ thăng hoa ở một không gian mới - nền tảng số. Sự thay đổi này đã đưa những liều “vắc-xin tinh thần” cổ vũ Nhân dân vượt qua đại dịch.
Nhà hát Múa rối Thăng Long đã nhanh chóng bắt nhịp thời đại, chuyển hướng sáng tạo phục vụ khán giả trên nền tảng số. Ban đầu, nhà hát tổ chức thực hiện những tác phẩm ngắn như: “Lớp học đặc biệt mùa Covid”, “Việt Nam quyết thắng corona”, “Quê em chống dịch”,… đăng tải trên kênh YouTube Nhà hát Múa rối Thăng Long đã thu hút hàng nghìn lượt khán giả thưởng thức. Nhà hát còn kết nối với các đơn vị quốc tế tổ chức biểu diễn múa rối nước truyền thống phục vụ khán giả tại nước ngoài qua các nền tảng Zoom, YouTube…
Hội Nhạc sĩ Việt Nam có chuỗi chương trình “Tiếng hát át Covid” thực hiện trên trang Facebook đã đưa hàng trăm ca khúc, tiết mục nghệ thuật mới của các nhạc sĩ trên cả nước về đề tài phòng, chống dịch Covid-19 lan tỏa trong đời sống, sẻ chia với những khó khăn, vất vả của nhân dân, động viên các lực lượng chống dịch...
Bên cạnh sự vào cuộc sôi nổi của các nghệ sĩ ở dòng chảy nghệ thuật đương đại, sân chơi trực tuyến còn ghi nhận sự tham gia của các nghệ sĩ sân khấu truyền thống. Tiêu biểu Trên là kênh YouTube, Facebook của Cục Nghệ thuật biểu diễn tổ chức chuỗi chương trình nghệ thuật trực tuyến “San sẻ yêu thương, vượt qua đại dịch” đã thu hút hàng chục nghìn lượt xem, hàng nghìn lượt tương tác sôi nổi…
Theo ghi nhận của những người trong nghề, việc đưa các chương trình, tác phẩm nghệ thuật lên nền tảng số không chỉ là giải pháp tình thế nhằm khơi thông dòng chảy nghệ thuật trong bối cảnh đại dịch mà còn là xu thế giúp các sản phẩm nghệ thuật được tiếp cận rộng rãi nhiều đối tượng khán giả trên không gian mạng.
Kết nối nghệ sĩ và khán giả
Song vượt lên trên tất cả những khó khăn về điều kiện làm việc, tình yêu nghề, mong muốn được sáng tạo, cống hiến và gặp gỡ khán giả đã thôi thúc các nghệ sĩ, đơn vị nghệ thuật khắc phục khó khăn, đưa nghệ thuật đến công chúng với phương thức mới. Dù dịch bệnh diễn biến phức tạp nhưng thông qua nền tảng số, tình yêu nghệ thuật vẫn được kết nối giữa nghệ sĩ với khán giả. Và khi dịch bệnh qua đi, chắc chắn biểu diễn nghệ thuật trực tuyến tiếp tục được các đơn vị nghệ thuật, nghệ sĩ duy trì song song với sân khấu trực tiếp để đưa nghệ thuật đến với công chúng.
Đối với hình thức trực tuyến, cần lựa chọn đưa lên nền tảng số những trích đoạn, chương trình, tiết mục, chuyện hậu trường… phù hợp tâm lý tiếp nhận của công chúng hiện đại. Đây sẽ là kênh quảng bá hữu hiệu để giới thiệu những tác phẩm nghệ thuật chất lượng cao tới đông đảo người dùng mạng, đồng thời thu hút công chúng thưởng thức tác phẩm. Đối với biểu diễn trực tiếp, cần xây dựng và áp dụng những quy định cụ thể trong thưởng thức nghệ thuật, như: Quy định về chứng nhận vắc xin đối với nghệ sĩ biểu diễn và khán giả; giới hạn số lượng người xem dựa trên sức chứa cụ thể của các điểm biểu diễn… sao cho vừa bảo đảm phòng, chống dịch vừa đáp ứng được nhu cầu hưởng thụ các chương trình, tác phẩm nghệ thuật biểu diễn của Nhân dân.
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại