Thứ ba 23/04/2024 21:59

Sớm hoàn thành chiến lược ứng phó toàn diện với dịch bệnh

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của ngành giáo dục năm 2022 được Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn nhấn mạnh tại Hội nghị tổng kết năm 2021 và triển khai nhiệm vụ năm 2022 của Bộ ngày 14-1-2022.
Sớm hoàn thành chiến lược ứng phó toàn diện với dịch bệnh
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn phát biểu tại Hội nghị.

Năm 2021, dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp gây ảnh hưởng nặng nề đến nhiều mặt của đời sống xã hội, trong đó có ngành Giáo dục. Kế hoạch năm học bị đứt đoạn, chương trình và nội dung giáo dục phải thay đổi theo hướng chỉ còn phần cốt lõi; gần 20 triệu trẻ em, học sinh, sinh viên phải tạm dừng đến trường, chuyển sang học trực tuyến, học qua truyền hình trong nhiều tháng liên tiếp; trên 70.000 sinh viên không thể ra trường đúng hạn, ảnh hưởng tới việc cung cấp nguồn nhân lực.

Tính đến ngày 9-1-2022, cả nước có 9 tỉnh, thành phố tổ chức dạy học trực tiếp cho tất cả học sinh trên địa bàn; 35 tỉnh, thành phố tổ chức dạy học trực tiếp kết hợp với trực tuyến và 19 tỉnh, thành phố tổ chức dạy học trực tuyến và qua truyền hình.

Trong điều kiện khó khăn, ngành Giáo dục đã chủ động chuyển trạng thái hoạt động để ứng phó với dịch COVID-19 nhằm hạn chế tối đa tác động tiêu cực của dịch bệnh đến các hoạt động của ngành. Bộ GD&ĐT đã ban hành nhiều văn bản và triển khai nhiều nhiệm vụ quan trọng để chỉ đạo, hướng dẫn, hỗ trợ các địa phương, cơ sở giáo dục ứng phó với dịch COVID-19.

Nhờ đó, các địa phương đã chủ động, linh hoạt xây dựng và triển khai thực hiện chương trình, kế hoạch năm học để ứng phó với diễn biến khó lường của dịch COVID-19 tại địa phương, đảm bảo yêu cầu đầu ra của chương trình giáo dục phổ thông.

Bên cạnh đó, Bộ GD&ĐT đã hướng dẫn, chỉ đạo các địa phương chủ động xây dựng và triển khai kế hoạch giáo dục mầm non linh hoạt, đảm bảo an toàn cho trẻ em; phê duyệt danh mục sách giáo khoa lớp 2, lớp 6 và tài liệu giáo dục địa phương lớp 1, lớp 2, lớp 6; các đội tuyển quốc gia dự thi Olympic khu vực và quốc tế đạt thành tích cao; tổ chức thành công 2 đợt của Kỳ thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2021, phối hợp với Bộ thông tin và Truyền thông phát động chương trình “Sóng và máy tính cho em”…

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, năm 2021, công tác xây dựng kế hoạch triển khai các nhiệm vụ được giao vẫn còn bất cập, hiệu quả chưa cao, chưa bám sát điều kiện và khả năng thực hiện; các quy định hướng dẫn triển khai việc dạy và học trong bối cảnh dịch COVID-19 còn mang tính ứng phó tạm thời, chưa thực sự chủ động; nhiều địa phương thiếu trang thiết bị học trực tuyến; việc học trực tuyến đối với học sinh tiểu học, nhất là đối với lớp 1, lớp 2 gặp khó khăn; việc thực hiện tự chủ đại học còn chưa thống nhất và đồng bộ dẫn đến việc triển khai ở một số cơ sở đào tạo còn chậm, lúng túng…

Phát biểu tại Hội nghị, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn cho biết, mặc dù còn một số việc, nội dung chậm, muộn, song nhìn tổng thể năm 2021, ngành Giáo dục đã đương đầu với thách thức, bền bỉ ứng phó với dịch bệnh và đã làm được nhiều việc. Trong khó khăn, hơn 1,5 triệu nhà giáo đã thể hiện tinh thần năng động, sáng tạo, trách nhiệm, đã hành động vì nghề và vì học sinh.

Rút kinh nghiệm từ những việc đã làm được và những việc chưa làm được của năm qua, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn cho rằng, bài học rút ra là phải đặc biệt lưu ý tới thực tiễn, bám sát thực tiễn. Thời gian qua, nhiều việc đã được chỉ đạo và thực hiện sát với thực tiễn rồi nhưng cần phải tăng cường hơn nữa. Ngoài ra, cần gia tăng tính hành động trong công việc. Bộ trưởng cũng đồng thời lưu ý tới việc tăng cường phân cấp và tính kế hoạch để chủ động trong năm 2022.

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nhấn mạnh tới các nhiệm vụ lớn của ngành giáo dục trong năm 2022: Trước hết, toàn ngành sẽ tiếp tục triển khai nhiệm vụ có tính thời sự là chống dịch COVID-19, hạn chế tối đa tác động tiêu cực của dịch bệnh tới giáo dục và đào tạo. Trong đó, sớm hoàn thành chiến lược ứng phó toàn diện với dịch bệnh của ngành Giáo dục.

Trước thực tế có khoảng 70.000 sinh viên đại học chưa thể tốt nghiệp ra trường do dịch bệnh, Bộ trưởng đề nghị các trường đại học, cao đẳng tích cực hơn nữa đưa sinh viên trở lại trường học tập. Cùng với đó tăng cường bù đắp chất lượng giáo dục đại học, sau đại học cho sinh viên, học viên.

Trong năm 2022, ngành Giáo dục cũng sẽ tập trung hoàn thành, ban hành Chiến lược phát triển giáo dục 2021-2030, tầm nhìn 2045 và triển khai nhanh các công việc liên quan đến chiến lược này. Đồng thời, tiếp tục hoàn thiện để ban hành các văn bản quản lý điều hành, trong đó lưu ý những văn bản quản lý điều hành khắc phục những hạn chế, điểm yếu do tác động của dịch bệnh.

Đối với giáo dục phổ thông, theo Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn, năm 2022 và 2023 được xác định 2 năm trọng yếu trong triển khai chương trình giáo dục phổ thông 2018, vì vậy, cần phải nhìn thấy hết thách thức đặt ra về nguồn lực, điều kiện thực hiện để có phương án khắc phục và triển khai. Ngoài ra, kỳ thi THPT và triển khai tự chủ đại học cũng được Bộ trưởng nhìn nhận còn nhiều thách thức, nên cần phải có các giải pháp, hành động ráo riết hơn.

Ngoài ra, năm 2022, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT cũng lưu ý thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm khác như tăng cường chuyển đổi số; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra; bảo đảm công bằng trong tiếp cận giáo dục và đáp ứng nhu cầu học tập cho các đối tượng yếu thế; tăng cường các thiết chế văn hóa trong hệ thống giáo dục và đào tạo…

Duy Linh
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»
Hà Nội triển khai thí điểm Ứng dụng quản lý, cảnh báo cháy gắn với xác thực định danh số nhà và dữ liệu dân cư

Hà Nội triển khai thí điểm Ứng dụng quản lý, cảnh báo cháy gắn với xác thực định danh số nhà và dữ liệu dân cư

UBND TP Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch số 122/KH-UBND về triển khai thí điểm Ứng dụng quản lý, cảnh báo cháy gắn với xác thực định danh số nhà và dữ liệu dân cư trên địa bàn TP Hà Nội.
Hà Nội sẽ tổ chức 6 điểm bắn pháo hoa dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

Hà Nội sẽ tổ chức 6 điểm bắn pháo hoa dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

Ngày 23/4, UBND TP Hà Nội ban hành Kế hoạch số 124/KH-UBND về tổ chức bắn pháo hoa kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024) tại Thủ đô Hà Nội.
Hướng dẫn tra cứu trạng thái hồ sơ và nhận kết quả cấp Phiếu lý lịch tư pháp trên VNeID

Hướng dẫn tra cứu trạng thái hồ sơ và nhận kết quả cấp Phiếu lý lịch tư pháp trên VNeID

Từ ngày 22/4, Sở Tư pháp TP Hà Nội thí điểm cấp Phiếu lý lịch tư pháp trên ứng dụng định danh và xác thực điện tử VNeID. Để hỗ trợ công dân, Sở Tư pháp TP Hà Nội đã hướng dẫn chi tiết các bước tra cứu trạng thái hồ sơ trên ứng dụng VNeiD.
Để việc cải tạo chung cư cũ sớm về đích

Để việc cải tạo chung cư cũ sớm về đích

Các chuyên gia cho rằng, việc triển khai các dự án cải tạo chung cư cũ cần được thực hiện gắn với đảm bảo đời sống dân sinh, cũng như bám sát các quy hoạch về nâng cấp đồng bộ hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội.
Toàn cảnh vị trí sắp xây dựng cầu Hồng Hà nối liền hai huyện Đan Phượng - Mê Linh

Toàn cảnh vị trí sắp xây dựng cầu Hồng Hà nối liền hai huyện Đan Phượng - Mê Linh

Cầu Hồng Hà bắc qua sông Hồng trị giá gần 10.000 tỷ đồng nối liền 2 huyện Đan Phượng và Mê Linh sẽ được khởi công xây dựng trong tháng 10/2024.
Hà Nội: tiếp tục ủy quyền cấp, đổi giấy phép lái xe cho quận Long Biên và huyện Sóc Sơn

Hà Nội: tiếp tục ủy quyền cấp, đổi giấy phép lái xe cho quận Long Biên và huyện Sóc Sơn

Từ ngày 2/5, bộ phận Một cửa của UBND quận Long Biên và huyện Sóc Sơn bắt đầu tiếp nhận hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính về cấp đổi, cấp lại giấy phép lái xe theo ủy quyền của Sở Giao thông Vận tải Hà Nội.
Dự báo thời tiết 5 ngày dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5/2024

Dự báo thời tiết 5 ngày dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5/2024

Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia vừa phát đi bản tin dự báo thời tiết dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5/2024 từ ngày 27/4 đến 1/5/2024.
Dự báo thời tiết ngày 24/4/2024: Hà Nội mưa dông, khả năng xảy ra mưa đá, gió giật mạnh

Dự báo thời tiết ngày 24/4/2024: Hà Nội mưa dông, khả năng xảy ra mưa đá, gió giật mạnh

Dự báo thời tiết ngày 24/4/2024, Hà Nội nhiều mây, chiều tối và đêm có mưa rào và dông rải rác; ngày có mưa rào và dông vài nơi. Gió đông cấp 2-3. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh.
Dự báo thời tiết 10 ngày tới, từ đêm 22/4 đến ngày 2/5 cho Hà Nội và cả nước

Dự báo thời tiết 10 ngày tới, từ đêm 22/4 đến ngày 2/5 cho Hà Nội và cả nước

Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia vừa phát đi dự báo, cảnh báo xu thế thời tiết trên đất liền thời hạn đến 10 ngày, từ đêm 22/4 đến ngày 2/5/2024.
Trên hết, cần bảo vệ quyền lợi của học sinh

Trên hết, cần bảo vệ quyền lợi của học sinh

Sự việc Trường tiểu học và Trung học cơ sở Hiệp Hòa (huyện Vũ Thư, Thái Bình) tổ chức cho học sinh đi học vào ngày nghỉ lễ Giỗ Tổ Hùng Vương (10/3 âm lịch) đã dấy lên nhiều tranh cãi và nhận phải những ý kiến phê phán từ dư luận.
Hà Nội: tăng cường công tác phối hợp trong phòng chống bạo lực học đường

Hà Nội: tăng cường công tác phối hợp trong phòng chống bạo lực học đường

UBND TP Hà Nội vừa ban hành Công văn số 1178/UBND-KGVX về việc thực hiện Chỉ thị số 02/CT-TTg ngày 26/01/2024 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong phòng chống bạo lực học đường, phòng ngừa tội phạm và tệ nạn xã hội trong học sinh, sinh viên.
Kỳ 3: đánh đập, xúc phạm học sinh bằng ngôn từ "chợ búa"

Kỳ 3: đánh đập, xúc phạm học sinh bằng ngôn từ "chợ búa"

Những năm gần đây, ngành giáo dục xảy ra nhiều sự việc đáng tiếc về hành xử không chuẩn mực của giáo viên đối với học sinh như đánh đập, xúc phạm học sinh bằng những ngôn từ "chợ búa".

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động