Thứ sáu 26/04/2024 00:03
Việc chia tách thửa đất trên địa bàn TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh

Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh phúc đáp những nội dung gì?

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Trước những phản ánh của người dân khi Văn phòng đăng kí quyền sử dụng đất TP tạm dừng thu hồ sơ xin chia tách thửa đất để thực hiện theo Văn bản chỉ đạo mới số 2645 /UBND, ngày 29-5-2020, UBND TP Hạ Long đã có Công văn số 4711/UBND gửi Sở TNMT tỉnh Quảng Ninh đề nghị hướng dẫn về việc bổ sung, điều chỉnh quy định về tách thửa đất ở trên địa bàn.

Theo báo cáo của UBND TP Hạ Long, việc tách thửa đất ở chỉ được thực hiện theo quy định tại Điều 5 QĐ số 1768/QĐ-UBND ngày 13-8-2014 của UBND tỉnh; trong khi theo quy định của các ngành quy hoạch, xây dựng… thì phải xác định đầy đủ các yếu tố về quy hoạch, xây dựng, hạ tầng, kĩ thuật, môi trường, quy mô, dân số…Từ đó đề nghị UBND tỉnh điều chỉnh, bổ sung nội dung này vào QĐ số 1768/QĐ -UBND ngày 13-8-2014 của UBND tỉnh.

Sau khi xem xét nội dung trên, Sở Tài nguyên và Môi trưởng tỉnh Quảng Ninh (Sở TN&MT) đã tổ chức làm việc với UBND TP Hạ Long để nắm bắt thực tế, xác định những phản ánh của UBND TP Hạ Long đã được quy định tại Luật Đất đai 2013 (Điều 143 và 144). Như vậy, các vấn đề về quy hoạch, xây dựng, hạ tầng kĩ thuật, môi trường, quy mô dân số…đã được xem xét đến khi lập quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng đô thị phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Điều 5 Quyết định số 1768/2014/QĐ-UBND ngày 13-8-2014 của UBND tỉnh quy định diện tích tối thiểu để tách thửa đối với những thửa đất ở khi đã đáp ứng điều kiện quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 144 Luật đất đai 2013 nêu trên.

Sở TN&MT cũng đề nghị UBND TP Hạ Long căn cứ Quyết định số 1768/2014/QĐ-UBND ngày 13-8-2014 của UBND tỉnh để xác định diện tích tối thiểu khi tách thửa đất theo quy định. Việc xác định thửa đất xin tách thửa có phù hợp hay không phù hợp với quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng đô thị và các nội dung quy định tại Khoản 2 Điều 144 Luật Đất đai thuộc thẩm quyền của UBND TP.

Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh phúc đáp những nội dung gì?
Văn bản phúc đáp của Sở TNMT tỉnh Quảng Ninh

Mặc dù Sở TN&MT tỉnh Quảng Ninh đã có văn bản hướng dẫn về việc bổ sung, điều chỉnh quy định về tách thửa đất ở trên địa bàn với nội dung như trên. Nhưng, trả lời Phóng viên, UBND TP Hạ Long vẫn cho rằng việc UBND TP ban hành Văn bản số 2645/UBND ngày 04-1-2021 là “hoàn toàn phù hợp và không trái với Quyết định số 1768/2014/QĐ-UBND ngày 13-8-2014”.

Ngay sau đó, UBND TP Hạ Long lại tiếp tục có văn bản số 5668/UBND – TNMT ngày 28-6-2021 do ông Đặng Thái Hưng, Chánh Văn phòng UBND TP kí về việc thực hiện tách thửa đất ở trong khu dân cư hiện trạng trên địa bàn TP Hạ Long. Trong đó, vẫn quy định : Đường giao thông tiếp giáp với các thửa đất (áp dụng trong trường hợp hình thành đường giao thông mới khi tách thửa đất), có mặt cắt ngang đường theo định hướng quy hoạch tại khu vực, định hướng theo Nghị quyết số 21-NQ/TU ngày 31-12-2020 của Ban Thường vụ Thành uỷ nhưng tối thiểu không nhỏ hơn 5,5m.

Về vấn đề này, bà Nguyễn Thị P, công dân đang sinh sống tại TP Hạ Long cho biết: "Văn bản 5668/UBND-TNMT siết chặt thủ tục tách thửa đất so với Văn bản 2645/UBND ở chỗ chiều rộng đường giao thông mà hộ dân muốn hiến đất để làm đường đi chung rộng tối thiểu 5,5m (QĐ 2645 là 4m) và phải được phòng Quản lý đô thị nghiệm thu thì mới được UBND TP Hạ Long coi là đường giao thông (cụ thể theo văn bản số 5668). Văn bản 2645/UBND quy định nếu đường giao thông hiện hữu, người dân tách thửa đất bám đường giao thông thì phải có văn bản xác nhận của Điện lực Hạ Long là khu vực đó đủ điều kiện cấp điện. Nhưng nếu như chúng tôi tách thửa để chia cho con cháu thì không phải 100% các thửa đất tách ra là xây nhà mới nên việc quy định phải xác nhận đủ hạ tầng để cấp điện nếu tách thửa là chưa phù hợp".

Cũng theo bà P: Văn bản số 5668/UBND-TNMT của UBND TP Hạ Long viện dẫn Nghị quyết số 21- NQ/TU của Ban Thường vụ Thành uỷ Hạ Long về đầu tư, cải tạo, nâng cấp hạ tầng các khu dân cư, khu đô thị hình thành trước năm 2005 trên địa bàn các phường thuộc TP Hạ Long của UBND TP Hạ Long cũng chưa đúng với nội dung của Nghị quyết.

Cụ thể, trong phần Mục tiêu cụ thể của Nghị quyết chỉ nêu: Đối với những khu dân cư hiện hữu phù hợp với quy hoạch nhưng hạ tầng chưa đồng bộ, chưa đáp ứng được thực tiễn yêu cầu cuộc sống hiện nay cũng như tiêu chuẩn đô thị loại 1: Các tuyến đường được bên tông hoá hoặc thảm bê tông nhựa mặt đường (nếu đủ điều kiện)…Đối với những khu đô thị do Nhà nước quản lý, nhà đầu tư hình thành trước năm 2005 và bàn giao TP quản lý, sử dụng tại các phường trên địa bàn TP: Mặt đường được đầu tư nâng cấp, cải tạo (tuỳ điều kiện cụ thể có thể bê tông xi măng hoặc thảm nhựa mặt đường)…

Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh phúc đáp những nội dung gì?
Một góc Thành phố Hạ Long

Phạm vi áp dụng: hệ thống hạ tầng các khu dân cư, khu đô thị hình thành trước năm 2005 tại các phường trên địa bàn TP: Hạ tầng đô thị do Nhà nước, nhà đầu tư đã được bàn giao cho TP quản lý, sử dụng; khu dân cư hiện hữu phù hợp quy hoạch nhưng hạ tầng chưa đồng bộ, chưa đáp ứng được thực tiễn yêu cầu cuộc sống hiện nay cũng như tiêu chuẩn đô thị loại 1.

Không thấy có mục nào quy định cụ thể về việc bắt buộc đường giao thông tiếp giáp với các thửa đất (trường hợp hình thành đường giao thông khi tách mới) như UBND TP Hạ Long viện dẫn.

Ngoài ra, trong Nghị quyết số 21 -NQ/TU của Ban Thường vụ Thành uỷ Hạ Long chỉ rõ: Phát huy dân chủ ở cơ sở với phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra; thường xuyên phối hợp gặp gỡ, trao đổi, lắng nghe ý kiến, tâm tư, nguyện vọng, kiến nghị của các tầng lớp Nhân dân. Kịp thời báo cáo với cấp uỷ, phản ánh đến chính quyền để xem xét, giải quyết.”

Trong khi người dân phản ánh với cơ quan báo chí về những khó khăn bất cập gặp phải khi UBND TP ban hành các văn bản không sát thực tế thì UNBD TP Hạ Long lại nhận định: Chủ trương được Nhân dân nhiệt tình hưởng ứng và đồng thuận… đánh đồng việc người dân hiến đất, phá dỡ nhà cửa để mở rộng đường giao thông (đã có từ trước) với việc tách thửa đất mới phải thực hiện làm đường lên đến 5,5m.

Khi UBND ban hành Văn bản số 2645/UBND, người dân phản ánh chưa sát thực tế, chưa tìm hiểu kĩ hiện trạng trên địa bàn, lẽ ra UBND TP cần xem xét những vấn đề người dân phản ánh, đánh giá cụ thể để điều chỉnh cho phù hợp thì UBND TP lại ban hành Văn bản số 5668/UBND – TNMT ngày 28-6-2021. Việc này liệu đã đúng với tinh thần Nghị quyết của Thành ủy Hạ Long?

Ngày 29-7-2021, UBND tỉnh Quảng Ninh đã ban hành Quyết định số 39/2021/QĐ-UBND Ban hành quy định hạn mức giao đất ở hạn mức công nhận đất ở, quy định diện tích tối thiểu được phép tách thửa đối với đất ở, đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn tỉnh, có hiệu lực thi hành từ 15-8-2021nêu rõ: Các thửa đất tách ra, diện tích tối thiểu 45m2, chiều bám mặt đường và chiều sâu tối thiểu là 4,5m, tức chỉ cần có đường giao thông hiện hữu và mặt bám đường rộng 4,5m, diện tích tối thiểu 45m2. Quyết định này cũng không yêu cầu cụ thể đường mà người dân hiến đất làm ngõ đi chung tối thiểu rộng bao nhiêu mà chỉ thực hiện theo quy định của Luật đất đai 2013, Nghị định 43/2014, Nghị định 148/2020.
Văn bản của UBND TP Hạ Long có khác với quy định của UBND tỉnh Quảng Ninh? Văn bản của UBND TP Hạ Long có khác với quy định của UBND tỉnh Quảng Ninh?
Đăng Khôi
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động