Sở Nội vụ chủ trì xây dựng 12 văn bản thi hành Luật Thủ đô
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trênPhó Chủ tịch Thường trực UBND TP Hà Nội Lê Hồng Sơn chủ trì buổi làm việc. Ảnh: N.M. |
Báo cáo tại hội nghị, bà Nguyễn Thị Liễu, Phó Giám đốc Sở Nội vụ cho biết, căn cứ Kế hoạch số 225/KH-UBND ngày 22/7/2024 của UBND TP về việc triển khai thi hành Luật Thủ đô, Sở Nội vụ đã ban hành Kế hoạch số 2635/KH-SNV ngày 31/7/2024 về triển khai thi hành Luật Thủ đô theo chức năng, nhiệm vụ được giao.
Sở đã tiến hành rà soát kỹ các nhiệm vụ được UBND TP giao, phối hợp xây dựng, ban hành kế hoạch triển khai thi hành Luật Thủ đô lĩnh vực Nội vụ, trong đó xác định rõ số lượng văn bản được giao chủ trì, thẩm quyền ban hành, thời hạn hoàn thành dự thảo, thời hạn trình cấp có thẩm quyền thông qua và han hành; số lượng văn bản được giao phối hợp đồng thời phân công cụ thể các lãnh đạo sở và các phòng, ban chuyên môn tham mưu triển khai.
Cụ thể, Sở Nội vụ được giao chủ trì tham mưu xây dựng 12 văn bản và phối hợp xây dựng 1 văn bản thi hành Luật Thủ đô. Trong đó, các văn bản có thời hạn ban hành trước 1/1/2025: 1 văn bản thuộc thẩm quyền Chính phủ, Sở được giao phối hợp; 7 văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền của HĐND TP; 1 văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền của UBND TP. Đối với các văn bản có thời hạn ban hành sau khi Luật Thủ đô có hiệu lực: 2 văn bản cá biệt thuộc thẩm quyền ban hành của HĐND TP, 2 Đề án thuộc thẩm quyền ban hành của UBND TP. Tất cả các văn bản đều thể hiện chi tiết về tiến độ triển khai, phân công lãnh đạo, cán bộ, công chức triển khai.
Sở thành lập 3 tổ biên tập để xây dựng văn bản thi hành luật theo các nhóm lĩnh vực gồm: tổ biên tập lĩnh vực tổ chức bộ máy, tổ biên tập lĩnh vực biên chế và tổ biên tập lĩnh vực chế độ chính sách, thi đua khen thưởng. Giám đốc Sở là tổ trưởng của 3 tổ biên tập.
Theo đó, số lượng văn bản thi hành Luật Thủ đô lĩnh vực Nội vụ gồm 09 văn bản. Cụ thể: (1) Nghị định của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động của UBND phường tại TP Hà Nội; (2) Nghị quyết của HĐND TP quy định điều kiện, thủ tục tặng, thu hồi danh hiệu công dân danh dự Thủ đô; (3) Nghị quyết của HĐND TP quy định về việc thành lập mới, tổ chức lại, giải thể cơ quan chuyên môn, tổ chức hành chính khác thuộc UBND quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc TP; (4) Nghị quyết của HĐND TP quy định trình tự, thủ tục thành lập đơn vị sự nghiệp công lập thuộc phạm vi quản lý của TP (theo Khoản 3 Điều 10 Luật Thủ đô); (5) Nghị quyết của HĐND TP quy định chi tiết phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn được ủy quyền cho công chức thuộc UBND cấp xã và phạm vi, nhiệm vụ, quyền hạn được phân cấp, ủy quyền cho đơn vị sự nghiệp công lập, người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập; (6) Nghị quyết của HĐND TP quy định thẩm quyền của người đứng đầu cơ quan chuyên môn, tổ chức hành chính khác thuộc UBND TP, Chủ tịch UBND cấp huyện ký hợp đồng có thời hạn với người đáp ứng các điều kiện chuyên môn, nghiệp vụ để đảm nhiệm một số vị trí việc làm thuộc nhóm nghiệp vụ chuyên ngành, nghiệp vụ chuyên môn dùng chung trong cơ quan chuyên môn, tổ chức hành chính khác thuộc UBND TP, UBND cấp huyện; (7) Nghị quyết của HĐND TP quy định nội dung chi thu nhập tăng thêm cho cán bộ, công chức, viên chức làm việc trong các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, MTTQ Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội và đơn vị sự nghiệp công lập được ngân sách Nhà nước đảm bảo toàn bộ chi thường xuyên thuộc TP quản lý; (8) Nghị quyết của HĐND TP quy định các chế độ, chính sách thu hút, trọng dụng người có tài năng và việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao của Thủ đô; (9) Quyết định của UBND TP quy định nội dung điều chỉnh vụ trí việc làm, cơ cấu ngạch công chức, cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp của cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc phạm vi quản lý.
Tại hội nghị, các đại biểu đã lắng nghe, tiếp thu ý kiến góp ý của chuyên gia, lãnh đạo các Ban của HĐND TP, lãnh đạo Văn phòng UBND TP, Sở Tài chính, Sở Tư pháp để triển khai Luật Thủ đô đồng bộ, hiệu quả, đi vào thực chất, tạo điều kiện thuận lợi để phát triển Thủ đô.
Cho ý kiến đối với các nhiệm vụ thuộc lĩnh vực Nội vụ trong Luật Thủ đô, Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP Hà Nội Lê Hồng Sơn nhấn mạnh 3 yêu cầu cần quan tâm đưa vào, gồm: thứ nhất là xây dựng chính sách thu hút nhân tài kèm chế độ đãi ngộ đi kèm; thứ hai là rà soát lại tất cả Nghị quyết HĐND đã ban hành về phân cấp, ủy quyền; thứ ba là công tác thi đua khen thưởng đối với cán bộ, công chức, viên chức.
Kết luận buổi làm việc, ông Lê Hồng Sơn đánh giá cao công tác chuẩn bị cho buổi làm việc và triển khai thực hiện Luật Thủ đô của Sở Nội vụ. Đồng thời, thống nhất mốc thời gian xây dựng chính sách thu hút nhân tài trước hạn ngày 1/7/2025, các đơn vị theo đó khẩn trương nghiên cứu, đảm bảo tiến độ đề ra. Đối với một số nội dung liên quan quy định về tổ chức bộ máy, biên chế, đề nghị đảm bảo giữ nguyên lộ trình hoàn thành trong tháng 6/2025. Về một số quy định liên quan chế độ chính sách và thi đua khen thưởng đảm bảo tiến độ trong tháng 11/2024 phải hoàn thành.
Hà Nội chủ động ban hành kế hoạch triển khai Luật Thủ đô năm 2024 Để triển khai thi hành Luật Thủ đô 2024 kịp thời, đồng bộ, thống nhất và hiệu quả, UBND TP đã ban hành kế hoạch ... |
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại