Sẽ thực hiện giám sát tài chính với 5 doanh nghiệp nào?
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trênTheo dự thảo kế hoạch giám sát tài chính năm 2023 của Bộ Tài chính với doanh nghiệp có vốn nhà nước do bộ này đại diện chủ sở hữu. Sẽ có 2 phương thức giám sát trực tiếp (kiểm tra tại doanh nghiệp) và giám sát gián tiếp thông qua việc theo dõi, kiểm tra báo cáo tài chính, thống kê và báo cáo khác theo quy định của pháp luật và của cơ quan đại diện chủ sở hữu.
Với Vietlott, Bộ Tài chính dự kiến áp dụng hình thức giám sát gián tiếp gồm: giám sát việc bảo toàn và phát triển vốn nhà nước tại doanh nghiệp. Giám sát việc quản lý, sử dụng vốn và tài sản nhà nước tại doanh nghiệp. Trong đó, có hoạt động đầu tư vốn đối với các dự án đầu tư; hoạt động đầu tư vốn ra ngoài doanh nghiệp; tình hình huy động vốn và sử dụng vốn huy động, phát hành trái phiếu; tình hình quản lý tài sản, quản lý nợ tại doanh nghiệp, khả năng thanh toán nợ của doanh nghiệp, hệ số nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu; tình hình lưu chuyển tiền tệ của doanh nghiệp.
Bộ Tài chính sẽ giám sát việc thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh; giám sát kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, thực hiện nghĩa vụ với ngân sách nhà nước của Vietlott.
Theo báo cáo tài chính năm 2022, Vietlott có tổng tài sản 1.166 tỷ đồng. Vốn điều lệ của Vietlott 500 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu hơn 520 tỷ đồng. Hoạt động đầu tư tài chính của Vietlott ở mức 700 tỷ đồng. Vietlott đã nộp ngân sách nhà nước hơn 1.700 tỷ đồng.
Tính đến cuối năm 2022, Vietlott phát triển gần 6.000 thiết bị đầu cuối trên toàn quốc. Doanh thu của kênh thiết bị đầu cuối đạt hơn 5.300 tỷ đồng, chiếm 85% tổng doanh thu toàn Công ty.
Bộ Tài chính sẽ giám sát việc quản lý, sử dụng vốn và tài sản nhà nước tại doanh nghiệp. Trong đó, có hoạt động đầu tư vốn đối với các dự án đầu tư; hoạt động đầu tư vốn ra ngoài doanh nghiệp; tình hình huy động vốn và sử dụng vốn huy động, phát hành trái phiếu; tình hình quản lý tài sản, quản lý nợ tại doanh nghiệp, khả năng thanh toán nợ của doanh nghiệp, hệ số nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu; tình hình lưu chuyển tiền tệ của doanh nghiệp.
Giám sát hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Trong đó, giám sát việc thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh; giám sát kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, thực hiện nghĩa vụ với ngân sách nhà nước. Giám sát việc chấp hành pháp luật về đầu tư, quản lý và sử dụng vốn nhà nước tại doanh nghiệp. Giám sát việc cơ cấu lại vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp, cơ cấu lại vốn của doanh nghiệp đầu tư tại công ty con, công ty liên kết. Giám sát việc thực hiện chế độ tiền lương, thù lao, tiền thưởng, phụ cấp trách nhiệm và quyền lợi khác đối với người lao động, người quản lý doanh nghiệp, kiểm soát viên, người đại diện phần vốn của doanh nghiệp theo quy định của Bộ Luật lao động.
Đối với Tập đoàn Bảo Việt, thực hiện giám sát gián tiếp các nội dung sau: Việc bảo toàn và phát triển vốn Nhà nước tại doanh nghiệp; Việc quản lý, sử dụng vốn và tài sản Nhà nước tại doanh nghiệp (bao gồm: Hoạt động đầu tư vốn ra ngoài doanh nghiệp, tình hình huy động vốn và sử dụng vốn huy động, Tình hình quản lý tài sản, quản lý nợ tại doanh nghiệp, khả năng thanh toán nợ của doanh nghiệp, hệ số nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu. Tình hình lưu chuyển tiền tệ của doanh nghiệp); Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp (Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, thực hiện nghĩa vụ với ngân sách Nhà nước; Việc thực hiện thu cổ tức được chia từ doanh nghiệp).
Cuối cùng là giám sát việc cơ cấu lại vốn Nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp, cơ cấu lại vốn của doanh nghiệp đầu tư tại công tu con, công ty liên kết.
Mỗi hộ dân ở Hà Nội sẽ phải trả thêm bao nhiêu tiền một tháng khi tăng giá nước? | |
Cổ phiếu “siêu cao giá” bị đưa vào diện hạn chế giao dịch |
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại