Quy tắc ứng xử là khâu đột phá để xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên“Trải thảm đỏ” thu hút nhân tài
Qua 1 năm thực hiện cho thấy, cấp ủy, chính quyền đoàn thể các cấp từ TP tới cơ sở nhận thức đầy đủ, sâu sắc về vai trò vị trí và tầm quan trọng của chương trình, đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện, cụ thể hóa chương trình thành những mục tiêu, chỉ tiêu, nội dung, giải pháp phù hợp với điều kiện thực tế, đặc thù để thực hiện hiệu quả chương trình. Mỗi cấp, mỗi ngành, lĩnh vực chọn cho mình những khâu đột phá riêng, cụ thể hóa chương trình của Thành ủy, kế hoạch của UBND TP.
Công tác giáo dục nghề nghiệp đã có những bước phát triển mạnh, Hà Nội trở thành một trong các TP đi đầu cả nước về số lượng cơ sở giáo dục nghề nghiệp, hình thức, quy mô và chất lượng đào tạo, đảm bảo cung cấp nhân lực có chất lượng không chỉ cho Thủ đô mà còn cho cả nước, góp phần quan trọng phát triển kinh tế-xã hội theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.
Nguồn lực đầu tư cho dạy nghề được đa dạng hóa, trong đó ngân sách Nhà nước giữ vai trò chủ đạo. Ngân sách Nhà nước chi cho dạy nghề tăng dần qua các năm. Công tác xã hội hóa dạy nghề đạt được kết quả bước đầu. Nhà nước đã có chính sách đẩy mạnh xã hội hóa dạy nghề, đã huy động được nhiều tổ chức, DN, cá nhân trong và ngoài nước đã đầu tư thành lập cơ sở dạy nghề.
Bên cạnh đó, chính sách thu hút, tạo nguồn nhân lực chất lượng cao từ sinh viên tốt nghiệp xuất sắc được các cấp, các ngành TP đón nhận, dư luận xã hội đồng tình, đánh giá cao. Thủ khoa xuất sắc được các cơ quan, đơn vị tiếp nhận đánh giá có khả năng nhanh chóng tiếp cận công việc mới, hoàn thành tốt công việc được giao, một số có khả năng phát triển tốt ở các lĩnh vực: y tế, văn hóa, giáo dục.
Với chính sách "trải thảm đỏ" trọng dụng nhân tài, hàng năm TP tổ chức vinh danh các thủ khoa xuất sắc từ các trường ĐH, CĐ trên địa bàn, kể từ đó đến nay đãi ngộ đối với 45 trường hợp thủ khoa xuất sắc được tuyển dụng về làm việc tại các cơ quan, đơn vị sự nghiệp của TP; cử 165 công chức, viên chức đi bồi dưỡng ngắn hạn nâng cao trình độ chuyên môn ở nước ngoài.
Ứng xử nơi công sở và trong cộng đồng dân cư là khâu đột phá để xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh. ẢNH: T.A |
Công chức nguồn cấp xã cơ bản đáp ứng yêu cầu công việc
Thực hiện Đề án thí điểm đào tạo 1.000 công chức nguồn làm việc tại xã, phường, thị trấn thuộc TP giai đoạn 2012-2015, đã xét chọn, cử đi đào tạo và tuyển dụng công chức nguồn đối với 5 chức danh công chức xã, phường, thị trấn: Tư pháp-Hộ tịch, Văn phòng-Thống kê, Tài chính-Kế toán, Văn hóa-Xã hội, Địa chính-Xây dựng.
Đến tháng 9-2017, có 714 công chức nguồn được tuyển dụng, phân công về làm việc tại các xã, phường, thị trấn, trong đó 480 người đã được công nhận hết thời gian tập sự và bổ nhiệm chính thức vào công chức cấp xã; 234 trường hợp được quyết định tuyển dụng vào tháng 7-2017.
Báo cáo của Ban chỉ đạo Chương trình 04 đánh giá: Có thể khẳng định, chủ trương thí điểm đào tạo công chức nguồn làm việc tại xã, phường, thị trấn, TP là đúng đắn, hiệu quả, bước đầu đã tạo ra sự chuyển biến về chất lượng của đội ngũ công chức cơ sở, góp phần tăng cường công chức trẻ, được đào tạo bài bản về lý luận chính trị, chuyên môn nghiệp vụ, đáp ứng với yêu cầu xây dựng, phát triển của Thủ đô; đồng thời là giải pháp hữu hiệu trong việc giải quyết việc làm, đảm bảo an sinh xã hội cho số sinh viên tốt nghiệp loại khá trở lên ở các trường ĐH công lập. Đây cũng là nguồn công chức tương lai được đào tạo cơ bản, đã có kinh nghiệm thực tế ở cơ sở để bổ sung cho số công chức từ cấp huyện trở lên.
Quy tắc ứng xử là khâu đột phá
Nội dung xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh đã được triển khai có trọng tâm, trọng điểm phù hợp với tình hình thực tế của Hà Nội. Đó là việc ban hành và triển khai các Quy tắc ứng xử, xây dựng chuẩn mực văn hóa phát ngôn trong cán bộ, công chức, viên chức, người lao động. Đây là khâu đột phá quan trọng trong việc xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh.
Các cơ quan từ TP tới cơ sở đã triển khai quy tắc tới cán bộ, công chức, viên chức và người lao động với nhiều hình thức và có hình thức khen thưởng, kỷ luật kịp thời. Quy tắc ứng xử đã được các cơ quan nghiêm túc triển khai thực hiện. Các Sở, ngành, đơn vị lồng ghép thực hiện Quy tắc ứng xử vào thực hiện “Năm kỷ cương hành chính 2017”…
Qua gần một năm triển khai thực hiện Quy tắc ứng xử, văn hóa ứng xử của cán bộ, công chức đã có chuyển biến tích cực như: Không sử dụng thời gian làm việc để làm việc riêng, đeo thẻ trong quá trình thực thi công vụ; không để quá hạn, bỏ sót nhiệm vụ được giao; xử lý văn bản và hồ sơ công việc khoa học, kịp thời, tạo chuyển biến tích cực, xác định đây là việc làm thường xuyên và lâu dài nhằm tạo sự đột phá về lề lối làm việc, nâng cao tinh thần trách nhiệm phục vụ nhân dân, phòng chống các hành vi quan liêu, hách dịch, cửa quyền, tiêu cực, nhũng nhiễu, gây phiền hà, thiếu trách nhiệm trong giải quyết công việc.
Bên cạnh đó, việc thực hiện các “Quy ước cưới trang trọng, lành mạnh, tiết kiệm”, “Quy ước tổ chức việc tang trên địa bàn TP”… đã và đang làm lành mạnh hóa các mối quan hệ giữa người với người, giữa con người với xã hội và con người với tự nhiên trên cơ sở kết hợp nhuần nhuyễn và phát triển hài hòa giữa các yếu tố truyền thống và hiện đại.
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại