Quan tâm bố trí kinh phí hỗ trợ cho tổ hòa giải và hòa giải viên
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trênHỏi: Khi tiến hành đánh giá, chấm điểm nội dung “hỗ trợ kinh phí cho tổ hòa giải và hòa giải viên”, theo quy định tại Chỉ tiêu 3 thuộc Tiêu chí 4 Phụ lục I của Thông tư số 07/2017/TT-BTP có đề cập đến định mức hỗ trợ làm căn cứ để cho điểm. Xin hỏi dựa vào căn cứ nào để xác định định mức này?
Trả lời:
Theo hướng dẫn của Bộ Tư pháp, hỗ trợ kinh phí cho tổ hòa giải và hòa giải viên là một nội dung của Chỉ tiêu 3 thuộc Tiêu chí 4.
Thông tư số 07/2017/TT-BTP quy định muốn đạt được điểm tối đa nội dung này (02 điểm) phải đáp ứng yêu cầu về hỗ trợ kinh phí hoạt động hòa giải cho các tổ hòa giải theo đúng định mức quy định và chi thù lao hòa giải viên cho tất cả vụ, việc hòa giải theo đúng định mức quy định.
Khoản 19, khoản 21 Điều 4 Thông tư liên tịch số 100/2014/TTLT-BTC-BTP ngày 30-7-2014 của Bộ Tài chính, Bộ Tư pháp quy định việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí ngân sách nhà nước thực hiện công tác hòa giải ở cơ sở quy định:
- Chi thù lao cho hòa giải viên (đối với các hòa giải viên trực tiếp tham gia vụ, việc hòa giải): Mức chi tối đa 200.000 đồng/vụ, việc/tổ hòa giải.
- Chi hỗ trợ hoạt động của tổ hòa giải (chi mua văn phòng phẩm, sao chụp tài liệu, nước uống phục vụ các cuộc họp của tổ hòa giải): Mức chi tối đa 100.000 đồng/tổ hòa giải/tháng.
Bên cạnh đó, mức chi đối với 2 nội dung trên còn căn cứ vào Thông tư số 60/2003/TT-BTC ngày 23-6-2003 của Bộ Tài chính quy định về quản lý ngân sách xã và các hoạt động tài chính khác của xã, phường, thị trấn, Nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định về kinh phí cho công tác hòa giải ở cơ sở. Qua theo dõi, đánh giá kết quả triển khai thực hiện cụ thể các quy định về chính sách hỗ trợ cho tổ hòa giải và hòa giải viên làm căn cứ để chấm điểm cụ thể.
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại