Thứ hai 25/11/2024 11:43

Phát huy hiệu quả mô hình “Tổ hòa giải 5 tốt”

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Nhờ có mô hình “Tổ hòa giải 5 tốt” đồng thời gắn kết với các tiêu chí đánh giá xã, phường, thị trấn đã giảm các “điểm nóng” tranh chấp, mâu thuẫn trên địa bàn TP Hà Nội.

Những con số biết nói

Theo thống kê 6 tháng đầu năm 2021, TP Hà Nội đã tiếp nhận tổng số 2.098 vụ việc hòa giải (bao gồm cả số vụ chưa giải quyết xong kỳ trước chuyển sang), đã hòa giải thành công 1.577/1.953 vụ việc, 145 vụ việc đang hòa giải (tỷ lệ hòa giải thành công đạt 80,75%).

TP Hà Nội hiện có 4.975 tổ hòa giải với tổng số 32.075 hòa giải viên, trong đó có 2.637/4.975 tổ hòa giải đạt “Tổ hòa giải 5 tốt” (chiếm 53%).

So với số liệu năm 2019, TP Hà Nội đã có 2.447/5.429 tổ hòa giải đạt “Tổ hòa giải 5 tốt” (đạt tỷ lệ 47,6%).

Nhìn vào con số biết nói trên, ghi nhận công tác hòa giải đạt được nhiều kết quả tích cực cả về số lượng và chất lượng. Trong đó, mô hình “Tổ hòa giải 5 tốt” tại Hà Nội được đánh giá có nét độc đáo riêng.

“Tổ hòa giải 5 tốt” được khởi xướng từ mô hình Sở Tư pháp Hà Nội phối hợp với Thường Trực Ủy ban Mặt trận Tổ chức xây dựng trong Chương trình Đề án II chương trình phòng chống tội phạm của thành phố xây dựng thí điểm trong năm 2002-2003.

Hiệu quả từ mô hình, năm 2016, thực hiện chỉ đạo của Thành ủy Hà Nội tại Chỉ thị số 11-CT/TU ngày 23-11-2016 về tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng, phát huy vai trò của các ban, ngành, MTTQ Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội trong công tác hòa giải ở cơ sở.

Ban hành tiêu chí đánh giá công tác hòa giải ở cơ sở (Công văn số 1806/TP-MTTQ ngày 22-8-2017) và hướng dẫn thủ tục công nhận “Tổ hòa giải 5 tốt” trên địa bàn thành phố Hà Nội (Công văn số 1269/TP-MTTQ ngày 25-4-2019).

Theo đó, mô hình “Tổ hòa giải 5 tốt” gồm 5 tiêu chí: Phát hiện vụ việc kịp thời, tổ chức hòa giải tốt, đạt tỷ lệ hòa giải thành 85% trở lên; Phối hợp tốt giữa Ban công tác Mặt trận, các chi hội đoàn thể ở cơ sở, các tổ hòa giải và tổ chức, cá nhân khác trong hoạt động hòa giải ở cơ sở; Được cung cấp tài liệu liên quan đến hoạt động hòa giải; tham gia đầy đủ các lớp bồi dưỡng kiến thức pháp luật, bồi dưỡng, tập huấn hòa giải viên tốt; Được hỗ trợ kinh phí thực hiện công tác hòa giải đúng, kịp thời theo quy định của pháp luật; Định kỳ giao ban sáu tháng, hằng năm trao đổi kinh nghiệm hòa giải, báo cáo tình hình tổ chức, hoạt động hòa giải; ghi chép, quản lý sổ theo dõi hoạt động hòa giải ở cơ sở theo đúng quy định.

Việc đưa ra 5 tiêu chí trên đã gắn kết công tác hòa giải ở cơ sở giữa người dân và chính quyền. Tiêu chí 1 và tiêu chí 2 là các tiêu chí thể hiện tinh thần, trách nhiệm, kỹ năng của hòa giải viên trong công tác hòa giải. Tiêu chí 3, 4, 5 là các tiêu chí gắn trách nhiệm của chính quyền trong công tác hòa giải cũng như trách nhiệm của hòa giải viên trong việc ghi chép, quản lý sổ theo dõi hoạt động hòa giải ở cơ sở.

Để triển khai thực hiện mô hình “Tổ hòa giải 5 tốt”, UBND TP Hà Nội đã chỉ đạo gắn mô hình “Tổ hòa giải 5 tốt” với tiêu chí đánh giá xã, phường, thị trấn. Theo đó, đối với xã, phường, thị trấn thực hiện tốt công tác hòa giải, thì ngoài tiêu chí chung thì phải có trên 50% tổ hòa giải đạt “Tổ hòa giải 5 tốt” cùng với đó là gắn tiêu chí đánh giá đơn vị cấp xã, cấp huyện thực hiện tốt công tác hòa giải.

Đánh giá hiệu quả mô hình, có thể thấy tỉ lệ hòa giải thành trên địa bàn TP trong những năm gần đây tăng cao. Năm 2018: đạt 86,3%; năm 2019: đạt 85,6% và 6 tháng đầu năm 2021 đạt 80,75%.

Số vụ việc phát sinh hàng năm giảm, đội ngũ hòa giải viên được củng cố, kiện toàn. Kinh phí triển khai công tác hòa giải ở cơ sở được quan tâm và tăng cường. Việc khen thưởng đối với đội ngũ hòa giải viên được quan tâm, lồng ghép với tổng kết công tác tư pháp cuối năm hoặc những đợt tổng kết chuyên đề công tác hòa giải ở cơ sở,…

Phát huy hiệu quả mô hình “Tổ hòa giải 5 tốt”
Mô hình “Tổ hòa giải 5 tốt” góp phần nâng cao tỉ lệ hòa giải thành, giảm mâu thuẫn trong cộng đồng dân cư

Gắn kết trách nhiệm của chính quyền với người dân

Việc triển khai mô hình “Tổ hòa giải 5 tốt” gắn kết với tiêu chí đánh giá xã, phường, thị trấn trên địa bàn TP và sự quan tâm chỉ đạo sát sao của Thành uỷ, UBND TP Hà Nội trong công tác hòa giải giúp cho công tác hoà giải đi vào nề nếp, bài bản, gắn kết trách nhiệm giữa chính quyền và người dân, góp phần nâng cao tỉ lệ hòa giải thành, giảm mâu thuẫn trong cộng đồng dân cư, tranh chấp trong đất đai được giải quyết ngay từ cơ sở, góp phần tăng cường sự đoàn kết, gắn bó trong nhân dân.

Đồng thời, thông qua hoạt động hoà giải ở cơ sở, các chủ trương, đường lối của Đảng và pháp luật của Nhà nước đã kịp thời được tuyên truyền, phổ biến sâu rộng đến cộng đồng dân cư.

Việc đưa ra 5 tiêu chí trên đã gắn trách nhiệm của chính quyền và hòa giải viên trong công tác hòa giải, tỷ lệ hòa giải thành trên địa bàn thành phố tăng cao qua từng năm. Một số địa bàn duy trì và tích cực triển khai mô hình này là quận Tây Hồ, Long Biên, Hoàn Kiếm, Ba Đình...

Trong đó, các quận Long Biên, Cầu Giấy, Đống Đa đã đưa hoạt động hòa giải thành một tiêu chuẩn thi đua, làm cơ sở khen thưởng cuối năm.

Ông Lê Đình Can, hòa giải viên của tổ dân phố số 14 (phường Mai Dịch, quận Cầu Giấy), việc biểu dương các hòa giải viên tiêu biểu, tổ hòa giải “5 tốt” tạo động lực cho các hòa giải viên nỗ lực, phấn đấu làm tốt công tác hòa giải. đóng góp nhiều ý kiến, cách làm sáng tạo cho công tác hoà giải ở cơ sở.

Tại địa bàn phường Mai Dịch, sáng kiến “Tủ sách pháp luật” với hơn 200 đầu sách về pháp luật hỗ trợ cho công tác hòa giải và nhận được sự tin tưởng của người dân, gắn kết tình làng nghĩa xóm.

Mộc Miên
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động