Phân tích của chuyên gia về thị trường trái phiếu doanh nghiệp trong năm 2022
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trênÔng Lê Hồng Khang - Trưởng phòng, Khối dịch vụ Xếp hạng Tín nhiệm - FiinRatings, FiinGroup |
Thị trường sôi động, nhà đầu tư vẫn cần thận trọng
Theo phân tích của FiinGroup, bất chấp những diễn biến không thuận lợi của đại dịch Covid-19 lên nền kinh tế Việt Nam, tác động lớn đến môi trường kinh doanh và hoạt động kinh doanh của DN, thị trường trái phiếu DN vẫn duy trì tốc độ tăng trưởng ấn tượng ở mức hai con số.
Mặc dù có những thay đổi quan trọng về cả phía cung và cầu, song triển vọng của thị trường trái phiếu DN năm 2022 vẫn sẽ sôi động. Lãi suất phát hành cũng có thể tăng lên, nhà đầu tư nên lưu ý “chọn mặt gửi vàng” với các sản phẩm trái phiếu có mức an toàn cao hoặc rủi ro thấp.
Số liệu từ FiinGroup cho biết, tăng trưởng kép bình quân của thị trường này giai đoạn 2017 - 2021 đạt xấp xỉ 55%, tổng giá trị phát hành trái phiếu DN, đạt 657 nghìn tỷ đồng trong năm 2021, chưa tính 1,43 tỷ USD trái phiếu huy động trên thị trường nợ quốc tế.
Trong năm qua, khối ngân hàng thương mại chiếm 35% tổng khối lượng phát hành. Với khối DN phi tài chính, các DN bất động sản tiếp tục dẫn đầu, chiếm 61% giá trị phát hành của khối DN phi tài chính (năm 2020: 50%).
Hoạt động phát hành chủ yếu là phát hành riêng lẻ, chiếm hơn 95% tổng giá trị phát hành. Hoạt động phát hành đại chúng diễn ra không đáng kể do các quy định về hoạt động phát hành trái phiếu ra công chúng có điều kiện chặt chẽ và đòi hỏi cao hơn để được cấp giấy phép đăng ký phát hành trái phiếu ra công chúng.
FiinRatings đánh giá, hiện nay thị trường trái phiếu DN đã vươn lên trở thành kênh dẫn vốn chính của nền kinh tế bên cạnh kênh dẫn vốn truyền thống là tín dụng của ngân hàng thương mại và huy động vốn cổ phần từ thị trường chứng khoán, bởi tính linh động và thuận lợi của việc điều chuyển vốn. Đây vẫn là kênh dẫn vốn mặc dù đang có những dự thảo thay đổi về khung pháp lý liên quan đến hoạt động phát hành trái phiếu DN riêng lẻ có thể tác động tới hoạt động phát hành trên thị trường trong thời gian tới.
Một số yếu tố cần đặc biệt lưu ý trong đầu tư trái phiếu DN
Theo phân tích của ông Lê Hồng Khang - Trưởng phòng, Khối dịch vụ Xếp hạng Tín nhiệm - FiinRatings, FiinGroup, số yếu tố cần đặc biệt lưu ý trong đầu tư trái phiếu DN, đó là việc bảo lãnh phần lớn vẫn chỉ nằm ở khâu phát hành và chưa bảo lãnh thanh toán.
Thực chất, rất ít tổ chức tín dụng đứng ra bảo lãnh thanh toán cho bên thứ ba không liên quan và nếu có, chủ yếu là từ Cty có quan hệ mẹ - con và các Cty có liên quan sở hữu trực tiếp hoặc gián tiếp. Do đó, mặc dù với trái phiếu được bảo lãnh thanh toán, nhà đầu tư cần đánh giá cả đơn vị bảo lãnh. Ví dụ như các DN bất động sản chưa niêm yết thường có khả năng chi trả nợ vay yếu hơn nhiều so với các DN niêm yết. Hơn nữa, đây phần lớn là các Cty dự án hay là các Cty được lập ra để phát triển dự án. Các DN này nếu muốn huy động được vốn cần phải thế chấp tài sản của Cty mẹ/bên thứ ba/Cty liên quan đứng ra bảo lãnh. Lúc này, rủi ro tín dụng lại nằm ở đơn vị bảo lãnh nhiều hơn chứ không chỉ dừng lại ở tổ chức phát hành.
Về việc cam kết mua lại của đơn vị phân phối, nhà đầu tư cũng cần phải xác định rõ đây có phải cam kết mang tính chắc chắn hay không. Bởi thống kê của FiinRatings cho thấy cam kết mua lại thường chỉ tương đối và không chắc chắn, tức là các đơn vị phân phối sẽ đứng ra mua lại trái phiếu hoặc tìm kiếm người mua trái phiếu để nhà đầu tư chuyển nhượng lẫn nhau.
Với tài sản bảo đảm, nếu là bất động sản và dự án hình thành trên bất động sản, nhà đầu tư cần phải nắm được dự án nằm ở đâu, đơn vị định giá có tên tuổi hay không. Năng lực tín dụng mới là yếu tố quyết định khả năng chi trả gốc và lãi vay của DN. Do đó, bên cạnh các yếu tố nêu trên, nhà đầu tư cần phải đánh giá được tình hình tài chính của DN hoặc chọn giải pháp đầu tư thông qua các sản phẩm của quỹ đầu tư trái phiếu uy tín trên thị trường. Điều này giúp nhà đầu tư tránh rơi vào tình huống “vàng thau lẫn lộn”, tức là mua phải trái phiếu có mức độ rủi ro cao nhưng lãi suất thì chưa tương xứng hoặc các trái phiếu “3 không”- không bảo lãnh thanh toán, không tài sản bảo đảm và không xếp hạng tín nhiệm.
Ngoài ra, ông Khang dự báo, lãi suất phát hành của trái phiếu DN trong năm 2022 sẽ tăng lên đáng kể so với năm 2021 do áp lực phát hành trái phiếu DN để tái tài trợ và huy động vốn để đầu tư mới. Theo đó, nhà đầu tư có thể cân nhắc phần bổ nguồn vốn đầu tư theo thời điểm để tối ưu hóa danh mục đầu tư, song cần lưu ý “chọn mặt gửi vàng” với các sản phẩm trái phiếu có mức an toàn cao hoặc rủi ro thấp.
Ông Lê Hồng Khang - Trưởng phòng, Khối dịch vụ Xếp hạng Tín nhiệm - FiinRatings, FiinGroup cho rằng, mặc dù có những thay đổi quan trọng về cả phía cung (dự thảo sửa đổi Nghị định 153/2020/NĐ-CP đang thực hiện) nếu được thông qua sẽ thắt chặt tiêu chuẩn tham gia phát hành trái phiếu DN. Và cầu (Thông tư 16/2021/TT-NHNN của NHNN hiệu lực từ 15-1-2022), song triển vọng của thị trường trái phiếu DN năm 2022 vẫn sẽ sôi động. |
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại