Thứ bảy 23/11/2024 16:44

Ông trùm phu mộ ở trường bắn tử tù

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Ở trường bắn, nơi hành quyết các tử tù, có một đội quân chuyên hành nghề bốc mộ, trộm xác.

Với họ, đây chính là nghề có thể “sống được”. Nếu không nói là quá tàn nhẫn, thì đôi khi những mánh khóe đã được các “phu mộ” bám dựa để mưu sinh.

Kể từ năm 1976, toàn bộ tử tù trên địa bàn T.PHCM đều được đưa về trường bắn Long Bình, quận 9 để thi hành án. Cũng từ đó, hình thành nhóm “phu” trường bắn chuyên làm nghề chôn xác tử tù, bốc mộ thuê.

Trong đó Ba Son, (tên thật là Lữ Vân Sơn, quê gốc ở tỉnh Bến Tre, hiện cư ngụ tại phường Tân Phú, Quận 9, TP.HCM)), được người dân biết đến với vai trò là “trùm bốc mộ”. Cái danh vọng chẳng mấy tốt đẹp này đeo bám ông hơn 30 năm nay.

Khi nhắc đến cái tên Ba Son thì hầu hết những thân nhân có con, cháu bị hành quyết tại trường bắn Long Bình, Thủ Đức, TP.HCM đều biết, và ngay cả dân bản địa hoặc những quận lân cận đều tường tận về ông. Đằng sau vẻ mặt có phần bằm trợn, tóc dài quá vai, thân hình gầy quắt ấy là cuộc đời của một con người chìm nổi, bầm dập với cuộc sống mưu sinh.


Ba Son có 30 năm gắn bó với trường bắn tử tù. Và giờ là lần đầu tiên ông tiết lộ những bí mật rợn người nơi trường bắn


Trong hồi ức của mình, mỗi khi nhớ lại thời thơ ấu, gã phu bốc mộ Ba Son vẫn không quên những năm tháng được sống trong một gia đình khá sung túc tại tỉnh Bến Tre.

Bố làm cai xây dựng dưới chế độ Ngụy quyền Sài Gòn nên kinh tế gia đình cũng dư dả, và ông cũng tự hào là mình “học cao” nhất trong số tất cả anh em, khi cố ngoi lên được hết cấp 3 (bây giờ). Thế nhưng, bản tính hiếu thắng, thích đua đòi của ông đôi lần làm cha mẹ phật lòng. Ngoài đến lớp, ông dành nhiều thời gian hơn để đến các võ đường tham gia học võ.

Những năm 1970, Ba Son từng nổi danh ở nhiều võ đài thời Ngụy quyền Sài Gòn. Mỗi khi thượng đài tỉ thí tại các võ đường, dù thân hình nhỏ con, nhưng đối thủ luôn rất kiêng dè ông. Những cú đấm như trời giáng, hay cú ra chân phản đòn chớp nhoáng, chính là sở trường tôi luyện thêm cho Ba Son sau này khi dấn thân vào cuộc sống.

Bản thân ông cũng thừa nhận với người viết rằng, ngày ấy nếu cố gắng mài rùi kinh sử, thì có lẽ cuộc đời ông sẽ rẽ sang hướng khác, ít ra cũng làm được “ông này bà nọ”, chứ không đơn thuần với cuộc sống bần hàn như lúc này.


Phút trầm tư của Ba Son khi nghĩ về quá khứ


Hết học, ông quyết định ở nhà bám víu các lò võ thì nhận được lệnh bắt nhập ngũ của chế độ Ngụy. Được 3 tháng, trong một trận chiến, ông bị thương nên được ở lại hậu phương điều trị. Lợi dụng sự sơ hở, Ba Son đánh liều đào ngũ, bỏ về quê theo cha làm xây dựng, quyết một phen sống mái “đổi đời”, tránh những trận bom đạn, sự khổ cực nơi chiến trường.

Nhưng một lần nữa, dù quyết tâm né tránh, ông vẫn bị quân cảnh của Ngụy quyền bắt trở lại quân ngũ làm nhiệm vụ lao công, đi tải đạn. Sau đó, khi đất nước được giải phóng, ông quyết về Sài Gòn bám trụ, lấy vợ và bắt đầu hành trình mưu sinh.

Lập nghiệp ở Sài Gòn những năm sau giải phóng không dễ chút nào. Cuộc sống hỗn mang với đầy rẫy các tệ nạn buộc Ba Son cũng dần phải thích ứng, làm đủ thứ nghề như: xe ôm, cửu vạn, cho đến mở lớp dạy võ tại gia. Và chẳng hiểu duyên số đưa đẩy thế nào, mà một gã lao động quèn như Ba Son lại đột nhiên được…đóng phim, khiến bản thân ông vẫn không thể tin nổi.

Ông kể, những năm 1990, có đoàn làm phim về khu vực Long Bình quay. Lúc đó, đạo diễn cần một số nhân vật phản diện, khuôn mặt phải dữ dằn, có chất giang hồ, Ba Son bén duyên với điện ảnh từ đó. "Tình cờ đến xem, tôi gặp ngay diễn viên Lý Hùng và hai người nhận ra nhau. Bởi trước đó tôi từng học võ tại võ đường của bà Võ Lý Hoàng Yến (dì ruột Lý Hùng), nên thường xuyên giáp mặt nhau. Lý Hùng vội giới thiệu với chủ nhiệm đoàn phim, cho tôi tham gia vai nhân vật quần chúng trong một số cảnh đoạn”.



Ba Son chụp ảnh chung cùng diễn viên D.H, khi ông tham gia đóng phim những năm 1990.


Ai ngờ từ lần đóng phim ấy, ông liên tục nhận được những cái gật đầu đồng ý của chủ nhiệm, đạo diễn đoàn làm phim, mời tham gia ở nhiều bộ phim khác. Các bộ phim ông đã từng kinh qua, giờ trở thành những tác phẩm nghệ thuật bất hủ của nền điện ảnh Việt Nam như: Phạm Công Cúc Hoa, Dòng Đời, Chúc đào kim quy, Nữ đặc nhiệm…..

Hầu hết các vai diễn của ông là nhân vật quần chúng, dù chỉ trong vài cảnh, phân đoạn ngắn, số tiền cát- xê ít ỏi, nhưng như thế với ông là quá mãn nguyện. “Cơm áo không đùa với khách thơ”, ông rời bỏ nghệ thuật, dẹp thú vui mà mình vô tình lạc bước để trở lại với cuộc sống lo toan đời thường.

Không nổi bật hoặc thành công trên võ đài, vai diễn, nhưng ông chỉ “phát” khi về cai quản, hành nghề bốc mộtrường bắn Long Bình.


Làm tất cả các nghề để mưu sinh, nhưng trường bắn là nơi ông gắn bó lâu nhất với nhiều hoài niệm


Gần 30 năm gắn bó với “nghĩa địa tử tù”, Ba Son lần đầu tiên tiết lộ về những chuyện hậu trường về các câu chuyện đầy màu sắc tâm linh nơi trường bắn, những giây phút chứng kiến ông trùm Năm Cam và đồng bọn bị xử tử….và đặc biệt là việc “ăn chia” thị phần, khiến chúng tôi cũng không thể tin được rằng, hóa ra trong thế giới của nghề bốc mộ là một câu chuyện dài và đầy rẫy những kẻ chực chờ ăn bám vây quanh... xác chết tử tù.

Theo Infonet

Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động