Nước nhân trần có tốt không? những ai nên hạn chế uống nước nhân trần
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trênẢNh minh họa |
Đặc điểm cây nhân trần
Cây nhân trần thuộc họ hoa mõm chó Scrophulariaceae, có tên khoa học Adenosma caeruleum R. Br. Cây này sống lâu năm, cao 0,5-1m, thân tròn có lông, lá mọc đối xứng, có hình trái xoan nhọn, mép lá có hình răng cưa, hai mặt đều có lông và gân lá. Cụm hoa mọc thành chùm dạng bông ở kẽ lá hoặc đầu cành, có màu tím, đài hoa có 5 răng xếp thành hình chuông. Quả hình trứng, chứa các hạt nhỏ màu vàng.
Những lưu ý khi uống nước nhân trần
-Không uống hàng ngày: nếu không có bệnh hay nguy cơ bệnh, không nên uống nước nhân trần hàng ngày vì nó có thể dẫn đến mất nước, mệt mỏi, thiếu tập trung và thậm chí là tổn thương gan.
-Chọn mua tại địa chỉ uy tín: nên chọn mua thuốc tại những địa chỉ uy tín để tránh ngộ độc do thuốc bảo vệ thực vật.
-Không kết hợp với cam thảo: không nên kết hợp cam thảo với nhân trần vì cả hai vị thuốc này đều không nên dùng kéo dài.
Những nhóm người nên hạn chế uống nước nhân trần
Người có hàn: những người có thể đang có hàn, bị lạnh bụng thì không nên uống nước nhân trần vì nó có tính mát.
Ngừng sử dụng nếu bất thường: nếu thấy xuất hiện các triệu chứng bất thường, hãy tạm ngưng sử dụng và thông báo ngay cho bác sĩ.
Phụ nữ mang thai và cho con bú: phụ nữ mang thai và cho con bú không nên dùng nước nhân trần vì nó có thể làm ảnh hưởng tới các tuyến trong cơ thể, dẫn đến mẹ bị mất sữa hoặc chỉ có rất ít.
Những người không có bệnh lý về gan mật: nhân trần có tác dụng thanh nhiệt, lợi mật, nhưng nếu uống hàng ngày khi không có bệnh lý về gan mật, sẽ khiến gan, mật phải làm việc nhiều hơn, dễ dẫn đến mất cân bằng và sinh bệnh.
Những người bị mất nước, thiếu nước: nhân trần có tác dụng lợi tiểu, nếu uống thường xuyên sẽ khiến cơ thể mất nước, dẫn đến mệt mỏi, thiếu tập trung
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại