Thứ sáu 19/04/2024 20:21

Nới room tín dụng phá băng thị trường bất động sản

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Ngân hàng Nhà nước đã quyết định từ nay đến hết năm điều chỉnh chỉ tiêu tín dụng nới hạn mức (room) tín dụng thêm 1,5-2%, tương ứng khoảng 240.000 tỷ đồng cung ứng cho nền kinh tế. Đây được xem là tín hiệu tích cực cho thị trường bất động sản đang gặp khó.
Nới room tín dụng phá băng thị trường bất động sản

Nới room tín dụng phá băng thị trường bất động sản

Việc nới room tín dụng tăng thêm sẽ bổ sung nguồn vốn tín dụng cho sản xuất kinh doanh trong giai đoạn cao điểm tháng 12 này và trước Tết Quý Mão. Điều đó rất quan trọng trong bối cảnh thị trường bất động sản, các doanh nghiệp, người mua nhà và nhà đầu tư bất động sản đang rất khó khăn, khó tiếp cận nguồn vốn tín dụng. Trong đó có nhiều doanh nghiệp thiếu thanh khoản hoặc mất thanh khoản do thiếu dòng tiền hoặc âm dòng tiền. Nên điều chỉnh chỉ tiêu tín dụng định hướng năm nay là tín hiệu tích cực, tạo đà về mặt tâm lý đối với thị trường bất động sản

Bên cạnh đó, Ngân hàng Nhà nước cũng chỉ đạo các ngân hàng thương mại tạo điều kiện, khơi thông nguồn vốn cho người dân mua nhà ở xã hội

Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú cho hay, việc phân bổ tín dụng thời điểm này được xem là một trong những chính sách khuyến khích các ngân hàng thương mại tập trung huy động vốn và giảm lãi suất, tạo điều kiện thuận lợi, tích cực kể cả về nguồn vốn và lãi suất cho doanh nghiệp, cho các dự án, chương trình cần thiết của nền kinh tế.

Ngân hàng Nhà nước yêu cầu các tổ chức tín dụng (TCTD) cân đối vốn, tập trung cấp vốn cho các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, ưu tiên cho nông nghiệp nông thôn, xuất khẩu, doanh nghiệp nhỏ và vừa, công nghiệp phụ trợ… Đặc biệt là phục vụ cho lĩnh vực có vai trò động lực cho tăng trưởng của nền kinh tế lúc này.

Theo các chuyên gia nhận định, việc nới room sẽ còn tác động tích cực, lan tỏa đến thị trường trái phiếu doanh nghiệp vượt qua khó khăn hiện nay. Cũng là một phần quan trọng để chia sẻ, huy động vốn làm giảm bớt áp lực cho các tổ chức tín dụng, để các tổ chức tín dụng thực hiện chức năng chủ yếu là cung ứng vốn lưu động cho nền kinh tế.

Ông Phạm Đức Toản, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Bất động sản EZ (EZ Property) cho rằng, đối với thị trường bất động sản sẽ chưa tác động nhiều. “Hiện nay, đối với bất động sản đầu cơ đã gần như “đóng băng”. Còn lại chủ yếu đầu tư với bất động sản đáp ứng nhu cầu về ở thực, công nghiệp, thương mại. Cho nên việc nhà đầu tư có tiền cũng rất thận trọng cân nhắc tính toán khi đưa tiền vào bất động sản có thể phải chờ đợi thêm thị trường cơ cấu ổn định

Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA), ông Lê Hoàng Châu cho rằng: “Đây không phải là để "giải cứu" thị trường bất động sản hay doanh nghiệp bất động sản. Mà Nhà nước chỉ hỗ trợ thông qua cơ chế chính sách, pháp luật tạo điều kiện để thị trường bất động sản tự điều chỉnh, tự điều tiết, đi đôi với một số giải pháp kích cầu trực tiếp hỗ trợ cho người mua nhà để ở, người mua nhà lần đầu với lãi suất hợp lý”. Vì thế nên chỉ sử dụng tối đa không quá 30% nguồn vốn huy động ngắn hạn (tiền gửi tiết kiệm) để cho vay trung hạn, dài hạn theo lộ trình hạn chế dần tín dụng vào các lĩnh vực rủi ro như chứng khoán, bất động sản của Ngân hàng Nhà nước".

Nhiều chính sách mới tác động lớn đến thị trường bất động sản năm 2023
Thị trường bất động sản 2023 sẽ có gì đặc biệt?
Nguyễn Vũ
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động