Chủ nhật 24/11/2024 20:07

Những quyết sách ở nghị trường mang hơi thở cuộc sống

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Những năm đầu của nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV, hoạt động lập pháp của Quốc hội tiếp tục được đổi mới, phản ứng kịp thời, nhanh chóng, linh hoạt và ngày càng đáp ứng yêu cầu thực tế cuộc sống.
Đại biểu Nguyễn Thị Lan, Đoàn đại biểu Quốc hội TP Hà Nội, phát biểu tại hội trường Quốc hội sáng 28/10/2023
Đại biểu Nguyễn Thị Lan, Đoàn đại biểu Quốc hội TP Hà Nội, phát biểu tại hội trường Quốc hội sáng 28/10/2023

Công tác lập pháp được định hướng dài hơi, có tính kế hoạch

Ngày 5/11/2021, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã tổ chức Hội nghị toàn quốc triển khai Kế hoạch số 81/KH-UBTVQH15 thực hiện Kết luận 19-KL/TW của Bộ Chính trị và Đề án Định hướng Chương trình xây dựng pháp luật cả nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV. Kế hoạch 81/KH-UBTVQH15 gồm 137 nhiệm vụ, trong đó có 109 nhiệm vụ lập pháp, bao gồm 71 nhiệm vụ nghiên cứu, rà soát, đề xuất sửa đổi, bổ sung các văn bản luật, pháp lệnh, Nghị quyết hiện hành; 38 nhiệm vụ nghiên cứu, xây dựng luật mới, pháp lệnh, Nghị quyết mới.

Trong 109 nhiệm vụ lập pháp, Chính phủ có tới 92 nhiệm vụ (trình), TAND TC có 6 nhiệm vụ, VKSND TC có 2 nhiệm vụ, các cơ quan khác 9 nhiệm vụ. Tất cả các nhiệm vụ đã được phân công cụ thể cả nội dung và tiến độ tới từng chủ thể có nhiệm vụ phải trình và nhiệm vụ thẩm tra của từng cơ quan của Quốc hội và Chính phủ. Với Kế hoạch 81, nhiệm vụ lập pháp toàn khóa vẫn rất lớn và nặng nề. Ngay từ kỳ họp bất thường đầu tiên, Quốc hội đã quyết định xây dựng và thông qua một dự án luật để sửa đổi nhiều luật. Đó là dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đầu tư, Luật Đầu tư công, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư, Luật Đấu thầu, Luật Điện lực, Luật Doanh nghiệp, Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt, Luật Thi hành án dân sự. Quốc hội khóa XV đã thực hiện khối lượng lớn công việc, tập trung vào thời gian từ sau khi triển khai Hội nghị toàn quốc thực hiện Kết luận 19 -KL/TW của Bộ Chính trị và thực thi Kế hoạch 81 của Đảng đoàn Quốc hội.

Theo đó, tại Kỳ họp thứ Nhất, Quốc hội thông qua 29 Nghị quyết, trong đó có 17 Nghị quyết về tổ chức bộ máy và nhân sự, 1 Nghị quyết chuyên đề, 1 Nghị quyết chung của kỳ họp. Tại Kỳ họp thứ Hai, Quốc hội thông qua 2 luật, cho ý kiến 5 dự án luật, ban hành 12 Nghị quyết (11 Nghị quyết chuyên đề, 1 Nghị quyết chung của kỳ họp). Tại Kỳ họp thứ Ba, Quốc hội thông qua 5 luật, cho ý kiến 6 dự án luật, ban hành 3 Nghị quyết. Tại Kỳ họp thứ Tư, Quốc hội thông qua 6 luật, cho ý kiến 8 dự án luật, ban hành 3 Nghị quyết. Tại Kỳ họp thứ Năm, Quốc hội thông qua 8 luật, cho ý kiến 8 dự án luật, thông qua 17 Nghị quyết (trong đó có 3 Nghị quyết quy phạm pháp luật).

Kỳ họp thứ Sáu - kỳ họp thường kỳ cuối năm của Quốc hội, nhất là các năm giữa nhiệm kỳ, khối lượng công việc rất lớn, tập trung nhiều vào nhiệm vụ lập pháp. Trong đó, nhiều dự án luật quan trọng, nhận được sự quan tâm đặc biệt của dư luận, có nhiều quy định mới, đối tượng chịu ảnh hưởng rộng, một số nội dung còn có ý kiến khác nhau. Quốc hội đã thông qua 9 dự án luật, cho ý kiến 8 dự án luật, thông qua 01 dự thảo Nghị quyết…

Đáng chú ý, tại Kỳ họp bất thường thứ Nhất, Quốc hội thông qua 1 luật (làm một luật, sửa đổi nhiều luật) và 3 Nghị quyết. Tại Kỳ họp bất thường thứ Hai, Quốc hội thông qua 1 luật và 3 Nghị quyết. Tại Kỳ họp bất thường thứ Ba, Quốc hội thông qua 1 Nghị quyết; Kỳ họp bất thường thứ Tư, Quốc hội thông qua 1 Nghị quyết.

Nội dung 6 kỳ họp vừa qua cho thấy, Kế hoạch có tính định hướng cho cả nhiệm kỳ, trong quá trình triển khai thực hiện, các cơ quan, tổ chức hữu quan đã chủ động đề xuất thêm các nhiệm vụ cần thiết, cấp bách khác nhằm đáp ứng yêu cầu của cuộc sống.

Từ Kế hoạch xây dựng pháp luật toàn khóa, việc lập và triển khai thực hiện Chương trình hàng năm đã quán triệt sâu sắc các nhiệm vụ, giải pháp được đề ra, vừa bảo đảm tính đồng bộ, hệ thống, thể hiện tinh thần lập pháp chủ động, vừa kịp thời phúc đáp yêu cầu của thực tiễn, nhất là những vấn đề đặt ra, phát sinh trong và sau đại dịch Covid-19.

Các nhà báo, đại diện cơ quan thông tấn, báo chí tại buổi họp báo về dự kiến Chương trình Kỳ họp thứ Sáu, Quốc hội khóa XV
Các nhà báo, đại diện cơ quan thông tấn, báo chí tại buổi họp báo về dự kiến Chương trình Kỳ họp thứ Sáu, Quốc hội khóa XV

Nhiều quyết sách đi trước, đón đầu, đáp ứng cao yêu cầu thực tiễn

Tại Kỳ họp bất thường thứ Hai (từ ngày 5 – 9/1/2023), Quốc hội tiếp tục xử lý một số việc “phải làm ngay”, trong đó có việc thông qua Nghị quyết Quy hoạch tổng thể Quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 nhằm bắt tay ngay vào việc xây dựng, hình thành các vùng động lực, các hành lang kinh tế, các cực tăng trưởng, xây dựng mạng lưới kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại... Và tại Kỳ họp thứ Năm vừa qua, Quốc hội đã quyết nghị một loạt các quyết sách mới, trong đó có 3 quyết sách về nguồn lực tài chính.

Một là, tiếp tục thực hiện giảm 2% thuế suất thuế giá trị gia tăng từ ngày 1/7/2023 đến 31/12/2023 theo Nghị quyết số 43/2022/QH15 ngày 11/1/2022 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.

Hai là, tiếp tục phân bổ hơn 100 nghìn tỷ đồng còn lại của kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách Trung ương giai đoạn 2021 - 2025, Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội và các Chương trình mục tiêu quốc gia cho các Bộ, cơ quan Trung ương và địa phương để bổ sung thêm vốn cho nền kinh tế, đồng thời cho phép linh hoạt điều hòa vốn giữa các nhiệm vụ, dự án của Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội với các nhiệm vụ, dự án thuộc kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 để đẩy nhanh phân bổ và giải ngân vốn đầu tư công.

Ba là, quyết định đầu tư bổ sung vốn điều lệ cho Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giai đoạn 2021-2030 tối đa là 17.100 tỷ đồng.

Có thể thấy, Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội đã đổi mới công tác lập pháp theo tinh thần “vào cuộc từ sớm, từ xa” thông qua quan hệ phối hợp chặt chẽ với cơ quan soạn thảo. Trong quá trình triển khai thẩm tra dự án luật, các cơ quan của Quốc hội được giao thẩm quyền đã chủ động xây dựng kế hoạch giám sát; phối hợp cơ quan soạn thảo đánh giá tác động chính sách, xác định những vấn đề cần tập trung nghiên cứu, thống nhất; lộ trình triển khai thực hiện. Thực tế cho thấy việc chủ động từ sớm như vậy đã góp phần nâng cao chất lượng của các dự án luật, pháp lệnh, dự thảo nghị quyết được Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua.

Kỳ họp thứ Sáu này, Quốc hội quyết định nhiều vấn đề quan trọng của đất nước liên quan đến kinh tế, tài chính, ngân sách của năm 2024 và giai đoạn còn lại của nhiệm kỳ 2021 - 2025. Cùng với giám sát tối cao các chuyên đề theo quy định, Quốc hội cũng tiến hành giám sát việc thực hiện một số Nghị quyết của Quốc hội khóa XIV về giám sát chuyên đề, chất vấn và Nghị quyết của Quốc hội về giám sát chuyên đề, chất vấn từ đầu nhiệm kỳ khóa XV đến hết Kỳ họp thứ 4 (đối với Chính phủ, TAND TC, VKSND TC, Kiểm toán Nhà nước).

Điểm mới tại Kỳ họp thứ Sáu là Quốc hội không chất vấn theo nhóm lĩnh vực của từng Bộ trưởng mà chất vấn chung về trách nhiệm của các thành viên Chính phủ trong việc thực hiện một số Nghị quyết của Quốc hội khóa XIV về giám sát chuyên đề, chất vấn và Nghị quyết của Quốc hội về giám sát chuyên đề, chất vấn từ đầu nhiệm kỳ khóa XV đến hết Kỳ họp thứ Tư.

Đây là lần đầu tiên trong nhiệm kỳ khóa XV, Thủ tướng, tất cả các Phó Thủ tướng Chính phủ và 21 Bộ trưởng, trưởng ngành đã trực tiếp trả lời chất vấn của các đại biểu Quốc hội.

Cách làm mới này đòi hỏi đại biểu Quốc hội phải nghiên cứu kỹ lưỡng các báo cáo liên quan trong từng lĩnh vực để đặt câu hỏi có trọng tâm, trọng điểm, sát và đúng với lĩnh vực các Bộ trưởng, trưởng ngành phụ trách. Tuy nhiên, với cách làm này, sẽ giúp đại biểu được chất vấn trên nhiều lĩnh vực rộng hơn, với trách nhiệm của nhiều Bộ, ngành phải tham gia trả lời chất vấn. Không khí chất vấn sẽ sôi nổi, tập trung và nhận được nhiều hơn sự quan tâm theo dõi của đông đảo cử tri và Nhân dân cả nước.

"Các vị đại biểu Quốc hội đã thể hiện tinh thần trách nhiệm cao, nghiên cứu kỹ các báo cáo, đặt câu hỏi ngắn gọn, rõ ràng, có trọng tâm, đi thẳng vào vấn đề. Các thành viên Chính phủ, trưởng ngành nắm chắc thực trạng của ngành, lĩnh vực phụ trách, cơ bản đã trả lời thẳng thắn, giải trình nghiêm túc, làm sáng tỏ nhiều vấn đề và đề ra giải pháp để khắc phục, trong đó có các giải pháp kèm lộ trình cụ thể. Quốc hội ghi nhận và đánh giá cao sự nghiêm túc, cầu thị, tinh thần trách nhiệm của các thành viên Chính phủ, trưởng ngành trong việc trả lời chất vấn và tiếp thu ý kiến của đại biểu Quốc hội", Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho biết.

Ủy viên chuyên trách Hội đồng Dân tộc của Quốc hội Tráng A Dương đánh giá cao công tác chuẩn bị kỳ họp, cũng như sắp xếp các nội dung, chương trình thảo luận tại kỳ họp tạo thuận lợi tối đa cho đại biểu Quốc hội có thời gian nghiên cứu tài liệu, tham gia ý kiến đóng góp vào các nội dung kỳ họp.

Việc chia thời gian họp thành 2 đợt cũng tạo điều kiện cho cơ quan chủ trì soạn thảo phối hợp với cơ quan thẩm tra tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội có thêm thời gian giải trình cụ thể các ý kiến đại biểu nêu, nghiên cứu tiếp thu hoàn thiện dự thảo luật trước khi trình Quốc hội bấm nút thông qua.

Với những luật quan trọng, liên quan tới đông đảo người dân, Chủ tịch Quốc hội, các đồng chí Phó Chủ tịch Quốc hội chủ trì các cuộc làm việc nghe cơ quan soạn thảo và cơ quan thẩm tra báo cáo, chỉ đạo về các nội dung lớn của dự án luật để cho ý kiến kịp thời.

Hoạt động lập pháp của Quốc hội tăng cường tính lý luận gắn với tính thực tiễn; có sự điều chỉnh linh hoạt để kịp thời đáp ứng yêu cầu thực tế cuộc sống. Tinh thần chung là muốn pháp luật đi vào cuộc sống thì trước hết công tác lập pháp phải xuất phát từ thực tiễn cuộc sống. Vì vậy, các bộ luật, luật, pháp lệnh, Nghị quyết của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội được ban hành luôn dựa trên cơ sở nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn, tham khảo có chọn lọc kinh nghiệm của nước ngoài, đánh giá đầy đủ tác động của chính sách, tham vấn ý kiến của chuyên gia, các nhà khoa học và đặc biệt là đối tượng chịu tác động trực tiếp của các dự án luật.

Tổng Thư ký Quốc Hội Bùi Văn Cường nhấn mạnh, Kỳ họp thứ Sáu thực hiện các lời hứa và các Nghị quyết của Quốc hội về giám sát chuyên đề của nhiệm kỳ khóa XIV và từ đầu khóa XV đến nay. Nội dung làm việc của kỳ họp lần này rộng và không như các kỳ trước là chỉ tập trung vào chất vấn 4 Bộ trưởng, Thủ tướng và các Phó Thủ tướng. Những chất vấn của khóa XIV, từ đầu khóa XV đến Kỳ họp thứ Năm đều sẽ được xem xét thảo luận.

Bám sát thực tiễn, đem “hơi thở cuộc sống” vào nghị trường!
Thổi giá, dìm giá, quân xanh, quân đỏ trong đấu giá đất làm “nóng” nghị trường Quốc hội
Nợ, chậm ban hành văn bản cụ thể hóa Luật “nóng” nghị trường Quốc hội
Nhật Nam
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»
Tổng thống Bulgaria bắt đầu chuyến thăm chính thức Việt Nam

Tổng thống Bulgaria bắt đầu chuyến thăm chính thức Việt Nam

Chiều 24/11, Tổng thống Bulgaria Rumen Radev cùng Phu nhân Desislava Radeva đã tới Hà Nội, bắt đầu chuyến thăm chính thức Việt Nam từ ngày 24-28/11 theo lời mời của Chủ tịch nước Lương Cường.
Việt Nam là một đối tác đa phương đáng tin cậy

Việt Nam là một đối tác đa phương đáng tin cậy

Về kết quả chuyến công tác tham dự HNTĐ G20 của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại Brazil và thăm chính thức nước Cộng hòa Dominica, Thứ trưởng Ngoại giao Phạm Thanh Bình có cuộc trả lời các cơ quan báo chí…
Công dân Việt Nam không nên đến Ucraina trừ trường hợp thực sự cần thiết

Công dân Việt Nam không nên đến Ucraina trừ trường hợp thực sự cần thiết

Trước diễn biến xung đột giữa Nga và Ucraina, trong đó có nguy cơ leo thang và lan rộng đến một số thành phố lớn của Ucraina, Bộ Ngoại giao Việt Nam khuyến cáo công dân Việt Nam...
Kỳ họp thứ 8 Quốc hội bước vào tuần làm việc cuối cùng với nhiều quyết định quan trọng

Kỳ họp thứ 8 Quốc hội bước vào tuần làm việc cuối cùng với nhiều quyết định quan trọng

Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, bước vào tuần làm việc cuối cùng từ ngày 25/11 đến 30/11 với lịch trình dày đặc các hoạt động thảo luận, biểu quyết và quyết định những vấn đề quan trọng liên quan đến luật pháp, nhân sự và chính sách phát triển quốc gia.
Việt Nam đặc biệt trân trọng giá trị của hòa bình, ổn định, hữu nghị

Việt Nam đặc biệt trân trọng giá trị của hòa bình, ổn định, hữu nghị

Sáng 24/11, tại thủ đô Phnom Penh của Campuchia, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã dự và có bài phát biểu quan trọng tại phiên khai mạc Phiên họp toàn thể lần thứ 11 Nghị viện quốc tế vì Bao dung và Hòa bình (IPTP 11) với chủ đề "Tìm kiếm hòa bình, hòa giải và bao dung".
Chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nổi bật tuần

Chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nổi bật tuần

Thủ tướng yêu cầu giải ngân các nguồn lực để xoá nhà tạm, nhà dột nát; mức phí bảo vệ môi trường đối với khí thải; tăng cường phòng, chống đuối nước với trẻ em.
Thu hút, trọng dụng nguồn nhân lực

Thu hút, trọng dụng nguồn nhân lực

Nghị quyết số 15 - NQ/TW, ngày 5/5/2022, của Bộ Chính trị về Phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 đã nhấn mạnh về việc xây dựng cơ chế, chính sách phù hợp nhằm thu hút, trọng dụng nguồn nhân lực chất lượng cao trong nước và quốc tế.
Tạo đột phá cho ứng dụng “Công dân Thủ đô số” - iHanoi

Tạo đột phá cho ứng dụng “Công dân Thủ đô số” - iHanoi

Sau gần 5 tháng triển khai, ứng dụng “Công dân Thủ đô số” - iHanoi đã trở thành kênh tương tác trực tuyến trên môi trường số giữa công dân, doanh nghiệp và chính quyền các cấp trên địa bàn TP Hà Nội. Hàng nghìn phản ánh, kiến nghị được xử lý nhanh chóng, đem lại sự hài lòng cho người dân.
Kỳ 3: Lan tỏa mô hình hay, mang lại lợi ích cho cộng đồng

Kỳ 3: Lan tỏa mô hình hay, mang lại lợi ích cho cộng đồng

Thời gian qua, Hội Liên hiệp Phụ nữ TP Hà Nội đã tích cực triển khai, lan tỏa nhiều mô hình hay, mang lại lợi ích cho cộng đồng. Một trong những mô hình tiêu biểu là “Chi hội phụ nữ văn minh trong việc cưới, việc tang”, góp phần quan trọng vào công tác tuyên truyền thực hiện Chỉ thị 11 của Thành ủy Hà Nội về thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, trật tự văn minh đô thị.

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động