Thứ năm 25/04/2024 22:16

Những người nằm trong “tầm ngắm” của kẻ lừa đảo

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Dù thủ đoạn gọi điện thoại giả danh CQCA để lừa đảo chiếm đoạt tài sản đã được cảnh báo rất nhiều từ cơ quan chức năng, cũng như trên phương tiện thông tin đại chúng. Nhưng các vụ việc vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại. Đặc biệt khi tội phạm luôn chuyển đổi đối tượng, tập chung vào nhóm người cao tuổi, ở các làng quê, thì nguy cơ sập bẫy càng cao.
Bà S rất may mắn khi gặp được đồng chí CA nên không mất tiền oan vào tay các đối tượng lừa đảo
Bà S rất may mắn khi gặp được đồng chí CA nên không mất tiền oan vào tay các đối tượng lừa đảo

Bên cạnh đó, khi xảy ra các vụ việc, rất nhiều nạn nhân, đặc biệt là những người lớn tuổi phần vì quá tiếc của nhưng lại dễ có tâm lý xấu hổ, ngại ngùng vì lo sợ bị mất uy tín nên có không trình báo với CQCA, gây khó khăn cho công tác điều tra, xử lý, cũng như cảnh báo tới người dân.

Người cao tuổi là đối tượng dễ bị thao túng nhất

Ngày 1/6, CA TP Hà Nội thông tin, thủ đoạn giả danh CQCA gọi điện thoại cho người dân để lừa đảo chiếm đoạt tài sản không phải thủ đoạn mới nhưng vẫn còn nhiều người sập bẫy của các đối tượng.

Cụ thể, CA huyện Chương Mỹ, TP Hà Nội cho biết, đang xác minh, điều tra vụ giả danh cán bộ CA, lừa đảo chiếm đoạt tài sản với số tiền là 750 triệu đồng.

Trước đó, vào ngày 27/5, CA xã Hồng Phong, huyện Chương Mỹ tiếp nhận đơn trình báo của ông B (SN 1963, ở huyện Chương Mỹ, Hà Nội) về việc ông có nhận được điện thoại của các đối tượng tự xưng là cán bộ CA, viện kiểm sát, tòa án.

Các đối tượng thông báo ông B có liên quan đến vụ án lừa đảo, trốn thuế và yêu cầu ông phải chuyển tiền để phục vụ CQĐT. Do lo sợ nên ông B đã chuyển 750 triệu đồng vào tài khoản của các đối tượng. Sau đó, ông B biết mình bị lừa nên đến CQCA trình báo.

May mắn hơn, 2 nạn nhân dưới đây lại được các đồng chí CA “giải cứu kịp thời”, cụ thể như trường hợp hi hữu sau đây khi vào ngày 12/5/2023, CA xã Phú Cường, huyện Ba Vì cho biết, đã kịp thời ngăn chặn một vụ lừa đảo chiếm đoạt tài sản bằng hình thức giả danh CA gọi điện thoại đe dọa tống tiền...

Theo đó, vào ngày 10/5/2023, bà Đ.T.K.S, SN 1964, trú tại xã Phú Cường, huyện Ba Vì, nhận được nhiều cuộc gọi từ số điện thoại lạ nhận là cán bộ CA điều tra ma tuý thông báo bà S có liên quan đến đường dây ma tuý lớn, yêu cầu bà S chuyển số tiền 150 triệu đồng nếu không sẽ bị bắt giam. Do lo sợ, sáng ngày 12/5/2023 bà S một mình đến Bưu điện xã để rút tiền trong sổ tiết kiệm để giao dịch chuyển tiền cho đối tượng trên.

Cùng lúc đó, cán bộ CA xã Phú Cường đến Bưu điện xã để trích xuất camera an ninh phục vụ công tác nghiệp vụ thì thấy bà S có dấu hiệu hoảng loạn, lo lắng, yêu cầu nhân viên bưu điện rút tiền nhanh, thấy vậy cán bộ CA xã Phú Cường tiếp cận để nghe bà S có kể lại sự việc trên. Sau khi nắm tình hình, cán bộ CA xã Phú Cường đã giải thích rõ cho bà S về thủ đoạn lừa đảo này, cũng như phương thức lừa đảo khác trên không gian mạng và nhắc nhở bà S không nghe, không làm theo những yêu cầu của đối tượng.

Trường hợp may mắn nữa là vào ngày 6/3, CA huyện Ba Vì cho biết vừa kịp thời ngăn chặn vụ lừa đảo chiếm đoạt của người dân, bằng hình thức giả danh CA gọi điện thoại đe dọa tống tiền...

Trước đó, khoảng 10h ngày 1/3, CA thị trấn Tây Đằng, huyện Ba Vì nhận được tin báo của chị P.N.V, (SN 1992, ở thôn Hưng Đạo, thị trấn Tây Đằng, huyện Ba Vì) về việc bố chị là ông P.V.T, (SN 1970) nhận được điện thoại của đối tượng tự xưng CA, yêu cầu ông chuyển 11 triệu đồng...

Ngay sau khi tiếp nhận tin báo, cán bộ CA thị trấn Tây Đằng cùng chị P.N.V đã khẩn trương có mặt tại nhà ông P.V.T để xác minh vụ việc. Ông P.V.T đã ngừng chuyển tiền cho đối tượng xấu khi được CA giúp đỡ. Ông P.V.T cho biết, từ ngày 28/2, ông liên tục nhận được một cuộc gọi đến điện thoại di động của mình từ người tự giới thiệu là cán bộ CA, nói ông có liên quan tới một vụ án của đường dây mua bán trái phép chất ma túy hàng tỷ đồng tại TP HCM, yêu cầu ông chuẩn bị 2 triệu đồng, sau đó là 9 triệu đồng, nếu không sẽ bị bắt giữ.

Những cảnh báo được nhắc đi nhắc lại của CQCA

Trước phương thức và thủ đoạn như trên, CA các huyện đã chỉ đạo các đội nghiệp vụ phối hợp với CA các xã, thị trấn nhiều lần khuyến cáo người dân cảnh giác, không chuyển tiền và cung cấp thông tin cá nhân cho người lạ qua điện thoại, tránh mắc bẫy của đối tượng xấu. Đồng thời, CA cấp xã cũng tăng cường tuyên truyền để người dân ở các vùng quê cảnh giác với thủ đoạn trên.

CA TP Hà Nội đề nghị người dân cần cảnh giác, tuyên truyền đến người thân, bạn bè về các thủ đoạn trên, tránh mắc bẫy của đối tượng xấu. CQCA khẳng định, để làm việc với người dân, CQCA sẽ trực tiếp gửi giấy mời, giấy triệu tập hoặc gửi qua CA xã, thị trấn. Tuyệt đối không có việc gọi điện thoại để yêu cầu công dân chuyển tiền vào tài khoản ngân hàng. Khi phát hiện các trường hợp có dấu hiệu lừa đảo như trên, người dân cần báo ngay cho CQCA nơi gần nhất để được hỗ trợ, giải quyết kịp thời.

CA TP Hà Nội khuyến cáo, người dân cần cảnh giác, tuyên truyền đến người thân, bạn bè về thủ đoạn trên, tránh mắc bẫy của đối tượng xấu. Để làm việc với người dân, CQCA sẽ trực tiếp gửi giấy mời, giấy triệu tập hoặc gửi qua CA địa phương; tuyệt đối không yêu cầu công dân chuyển tiền vào tài khoản ngân hàng. Khi phát hiện các trường hợp có dấu hiệu lừa đảo như trên, người dân cần báo ngay cho CQCA nơi gần nhất để được hỗ trợ, giải quyết kịp thời.

Hai thanh niên Hải Dương làm điều xấu xa trên mạng xã hội
"Nổ" là cán bộ tòa án tỉnh để lừa tiền chạy án
Phó phòng bán lẻ của ngân hàng lừa đảo 80 tỷ đồng
Dương Huy
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động