Thứ hai 13/05/2024 13:14

Những điều cần lưu ý khi cúng Tất niên không phải ai cũng biết

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Lễ cúng Tất niên là một trong những nghi lễ truyền thống quan trọng nhất của người Việt nhằm ghi nhận việc hoàn tất các công việc năm cũ và chuẩn bị bước sang năm mới. Dưới đây là những điều cần lưu ý khi cúng Tất niên các gia đình nên biết...
Những điều cần lưu ý khi cúng Tất niên không phải ai cũng biết
Không chỉ mang ý nghĩa sum họp gia đình, bữa cơm Tất niên còn là nghi thức để kết thúc năm cũ, đón năm mới, mời ông Công ông Táo về trần thế tiếp tục cai quản bếp núc.

Thời điểm tổ chức lễ cúng Tất niên

Tthời điểm thích hợp nhất để tổ chức lễ cúng Tất niên là khoảng chiều hoặc tối ngày 30 Tết khi mọi công việc trong năm cũ đều đã kết thúc, nhà cửa đã được trang hoàng sạch sẽ và mọi người đều kịp trở về nhà. Mọi thứ dường như đầy đủ và hoàn hảo nhất để chuẩn bị trình diện và làm cơm cúng.

Đây cũng là thời khắc cuối cùng của năm cũ để mọi người cùng nhau ôn lại những bước ngoặt xảy ra trong năm và cùng nhau hứa hẹn về điều tốt đẹp trong năm mới.

Tuy nhiên, nhiều gia đình do không có thời gian nên kết hợp cúng lễ Tất niên cùng với cúng ông Công ông Táo hoặc sau khi thực hiện lễ tạ mộ (lễ Chạp) vào khoảng 26, 27 Tết.

Không chỉ mang ý nghĩa sum họp gia đình, bữa cơm Tất niên còn là nghi thức để kết thúc năm cũ, đón năm mới, mời ông Công ông Táo về trần thế tiếp tục cai quản bếp núc. Sau bữa cơm Tất niên, gia đình sẽ sửa soạn để cúng giao thừa, tiễn năm cũ và đón chào năm mới. Đây cũng là dịp để con cháu tri ân tổ tiên đã phù hộ mình trong năm qua.

Mâm cơm cúng không được xuề xòa

Tùy thuộc theo vùng miền và điều kiện gia đình, mỗi nơi sẽ có mâm cơm cúng khác nhau, nhưng, một số vật phẩm nhất định phải có khi cúng theo phong tục của người Việt đó là: mâm ngũ quả, hương hoa, vàng mã, trầu cau, rượu, bánh chưng... Các món ăn trong ngày Tết sẽ được bầy biện trang nghiêm trên bàn thờ.

Không cười đùa, thiếu nghiêm túc khi làm lễ cúng Tất niên

Khi làm lễ cúng Tất niên, bạn tuyệt đối không nên cười đùa, nói chuyện to hoặc nói tục, chửi bậy vì như vậy được xem là bất kính, không thành tâm với bề trên.

Không àm đổ vỡ đồ dùng trong nhà

Cần tránh làm đổ vỡ đồ dùng, bát đĩa trong nhà đặc biệt là trong mâm cơm vì theo quan niệm của người xưa, đổ vỡ mang tới điềm xui xẻo. Thậm chí dân gian còn cho rằng, nếu dầu đèn bị đổ ra nền nhà có thể thu hút ma quỷ kéo tới gây phiền nhiễu trong năm mới

Do đó, khi tiến hành các nghi lễ quan trọng nên hết sức cẩn thận để tránh xảy ra đổ vỡ.

Tránh tranh cãi với mọi người

Không khí trong bữa cơm Tất niên cũng rất quan trọng, thể hiện niềm vui sum họp và hy vọng vào năm mới gia đình vui vẻ, hòa thuận. Vì thế nên hạn chế cãi cọ, nghi kỵ nhau trong lễ Tất niên để không vận điềm xấu vào bản thân và gia đình trong năm mới.

(Thông tin mang tính chiêm nghiệm)

Văn khấn lễ tất niên tại cơ quan, công ty, cửa hàng chuẩn nhất theo truyền thống Việt Nam Văn khấn lễ tất niên tại cơ quan, công ty, cửa hàng chuẩn nhất theo truyền thống Việt Nam
Hướng dẫn chuẩn bị mâm cúng Tất niên Hướng dẫn chuẩn bị mâm cúng Tất niên
HP (tổng hợp)
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động