Chủ nhật 01/10/2023 09:23

Những điều cần biết về Lễ Phật đản 2023

Lễ Phật đản là dịp lễ quan trọng trong Phật Giáo. Vậy, Lễ Phật Đản 2023 là ngày nào, thứ mấy, ý nghĩa ra sao?
Những điều cần biết về lễ Phật đản 2023
Đại lễ Phật đản là một trong những lễ hội văn hóa tâm linh lớn của Phật tử. Ảnh: Nhật Thịnh

Lễ Phật đản là một trong 3 lễ cấu thành Lễ Tam hợp mà Liên Hiệp quốc gọi là Vesak (Lễ Phật đản sinh, Lễ Phật thành đạo và Lễ Phật nhập niết bàn).

Nguồn gốc và ý nghĩa của Lễ Phật đản

Lễ Phật đản là cách gọi tôn kính kỷ niệm ngày sinh của Đức Phật Thích-ca-Mâu-ni (Shakyamuni), người sáng lập Phật giáo, sinh vào ngày trăng tròn tháng Vesak (tháng tâm linh theo quan niệm của người Ấn Độ cổ), năm 624 trước Công nguyên. Trước khi giác ngộ, Đức Phật chính là Thái tử Tất Đạt Đa (Siddhārtha Gautama) thuộc một quốc gia nhỏ tại khu vực nước Nê-pan ngày nay.

Các quốc gia theo Phật giáo Nam truyền (hay còn gọi là Phật giáo Nguyên thủy hay Phật giáo Tiểu thừa) giữ quan điểm ngày trăng tròn tháng Vesak (theo lịch cổ Ấn Độ) là ngày sinh của Đức Phật, cũng là ngày Đức Phật thành đạo, lại cũng chính là ngày Đức Phật nhập Niết bàn. Do vậy, Phật giáo Nam truyền tổ chức 3 lễ trong một ngày nên gọi là Đại lễ Tam hợp (3 trong một) hay Đại lễ Vesak.

Ngày Phật đản tại các quốc gia theo Phật giáo Tiểu thừa được tổ chức vào ngày trăng tròn trong tháng 5 Dương lịch. Cá biệt có những năm có 2 ngày trăng tròn trong tháng 5 Dương lịch như năm 2007, nên có nơi tổ chức Đại lễ vào ngày trăng tròn đầu tiên, tức ngày 1/5, trong khi tại nơi khác lại vào ngày trăng tròn lần 2 tức ngày 31/5.

Còn theo truyền thống Phật giáo Bắc truyền (hay Phật giáo Đại thừa), do ảnh hưởng của Phật giáo Trung Hoa, ngày Đức Phật đản sinh từ lịch cổ của Ấn Độ chuyển sang lịch Trung Hoa là ngày 8/4 Âm lịch. Vì thế trước đây một số quốc gia với đa số Phật tử theo Phật giáo Bắc truyền như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Việt Nam,… Đại lễ Phật đản được tổ chức vào ngày mùng 8/4 âm lịch.

Song từ Đại hội Phật giáo thế giới lần đầu tiên diễn ra ở Colombô, Srilanka năm 1950, 26 quốc gia đã thống nhất ngày Phật đản quốc tế là ngày Rằm tháng 4 Âm lịch. Từ đó, các nước theo Phật giáo Đại thừa đã kỷ niệm ngày Phật đản vào ngày 15/4 Âm lịch hàng năm (thường trùng với tháng 5 Dương lịch).

Năm 1999, theo đề nghị của 34 quốc gia có Phật giáo, Đại hội đồng Liên Hợp quốc tại phiên họp thứ 54, mục 174 của chương trình nghị sự đã công nhận Đại lễ Vesak - Phật đản là một lễ hội văn hóa, tôn giáo quốc tế của Liên Hợp quốc. Đến nay, Việt Nam đã 3 lần đăng cai tổ chức Đại lễ Vesak Liên Hiệp quốc vào năm 2008 tại Trung tâm Hội nghị quốc gia Mỹ Đình (Hà Nội), năm 2014 tại chùa Bái Đính (Ninh Bình) và 2019 tại chùa Tam Chúc (Hà Nam).

Lễ Phật đản 2023 là ngày nào?

Ngày Lễ Phật Đản 2023 là Đại lễ Phật Giáo lớn trên toàn thế giới. Vì thế, dịp này sẽ kéo dài trong khoảng 1 tuần, từ ngày 8/4 - 15/4 (Âm lịch), nhằm ngày 26/5/2023 - 2/6/2023 (Dương lịch).

Phật giáo là tôn giáo thịnh hành ở nhiều quốc gia, nhưng tùy vào trường phái mà mỗi nước sẽ có ngày đại lễ khác nhau. Cụ thể:

Phái Bắc Tông: Diễn ra vào ngày 8/4 Âm lịch - 26/5 Dương lịch.

Phái Nam Tông: Diễn ra vào ngày 15/4 Âm lịch - 2/6 Dương lịch.

Những việc nên làm trong ngày Lễ Phật Đản 2023

Để chúc mừng Phật Đản, vào ngày này Phật tử thường vinh danh Tam Bảo qua nhiều hình thức cúng Phật. Trong đó, sẽ có một số hoạt động quan trọng như: Dâng hương, cầu nguyện, ăn chay niệm Phật và giữ Ngũ Giới, làm thiện nguyện, phóng sinh, đến chùa nghe thuyết giảng.

Đi chùa cầu bình an, tưởng nhớ về Đức Phật: Đây là hoạt động quan trọng mà bạn nên làm. Vào những ngày này, chùa thường trang hoàng và tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa mà bạn có thể tham gia như xem diễu hành, thả đèn hoa đăng, xem nghi thức tắm Phật,…

Phật tử lưu ý một số điều kiêng kỵ khi đi chùa như không ăn mặc hở hang, không nói tục chửi thề, không để con nít chạy giỡn lung tung.

Ăn chay: Ăn chay là hình thức hướng về Phật, giúp tâm hồn an yên, gạt bỏ muộn phiền, tích đức cho bản thân, gia đình và con cái.

Lau dọn bàn thờ: Các gia đình trong dịp này thường lau dọn bàn thờ, bài vị tổ tiên để thể hiện lòng thành, hướng Phật. Điều này giúp con người cảm thấy thanh thản, an nhiên và thanh tịnh hơn.

Nghe Pháp, giảng đạo: Đây là dịp để bạn tham gia các khóa học về Phật, hiểu thêm về tôn giáo của bản thân cũng như gột rửa tâm hồn.

Phóng sinh: Phóng sinh là một hoạt động mang tính nhân văn cao mà Phật Tử nên làm. Điều này giảm bớt sát sanh mà còn giúp con người có lòng từ bi và sống an lạc, vui vẻ.

105 quốc gia, hơn 500 phái đoàn quốc tế tham dự Đại lễ Phật đản Liên Hợp quốc – Vesak 2019
Công tác y tế phục vụ Đại lễ Phật đản VESAK 2019 đã sẵn sàng
Đại lễ Phật đản: Chăm sóc sức khỏe đại biểu quốc tế ngay khi đến Việt Nam
HP (tổng hợp)
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»
Bị đồn dàn xếp kết quả, tân hoa hậu Bùi Quỳnh Hoa nói gì?

Bị đồn dàn xếp kết quả, tân hoa hậu Bùi Quỳnh Hoa nói gì?

Tân hoa hậu Miss Universe Vietnam Bùi Quỳnh Hoa phủ nhận chuyện mình dàn xếp kết quả để có được vương miện hoa hậu.
Hành trình "có công mài sắt, có ngày nên kim" của tân Miss Universe Vietnam 2023 Bùi Quỳnh Hoa

Hành trình "có công mài sắt, có ngày nên kim" của tân Miss Universe Vietnam 2023 Bùi Quỳnh Hoa

Kiên trì tham gia vô số cuộc thi sắc đẹp trong nhiều năm, cuối cùng, cô gái Hà Nội Bùi Quỳnh Hoa cũng đã giành được vương miện hoa hậu Miss Universe Vietnam 2023.
Khai mạc Festival Thu Hà Nội 2023

Khai mạc Festival Thu Hà Nội 2023

Tối 29/9, tại phố đi bộ hồ Hoàn Kiếm, Hà Nội chính thức diễn ra khai mạc Festival Thu Hà Nội năm 2023 với chủ đề “Thu Hà Nội - Đến để yêu”, hứa hẹn mang đến cho người dân và du khách một trải nghiệm đầy ấn tượng.
Rộn ràng mùa trăng xưa trên phố

Rộn ràng mùa trăng xưa trên phố

Từ hoạt động làm bánh trung thu cổ truyền, làm đồ chơi truyền thống qua “Lớp học Tò he”, “Lồng đèn đón trăng”, phục dựng mẫu đèn cổ xưa, làm mặt nạ giấy bồi,… đã đưa những món đồ chơi, trò chơi Trung thu truyền thống xưa cũ tiếp cận gần hơn với cuộc sống hiện đại.
Xây dựng cơ chế cho thiết kế sáng tạo để Thủ đô trở thành trung tâm công nghiệp văn hóa của cả nước

Xây dựng cơ chế cho thiết kế sáng tạo để Thủ đô trở thành trung tâm công nghiệp văn hóa của cả nước

Tuần lễ Thiết kế Việt Nam diễn ra tại Văn Miếu-Quốc Tử Giám (Hà Nội) là sự kiện thường niên đầu tiên và lớn nhất trong nước về lĩnh vực thiết kế do VietNam Design Group, Viện Văn hóa nghệ thuật quốc gia Việt Nam (VICAS), Cục Bản quyền tác giả (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch), Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội đồng chủ trì thực hiện nhằm tìm kiếm và tôn vinh những sản phẩm và nhà thiết kế xuất sắc của Việt Nam.
Hà Nội - ngày trở về...

Hà Nội - ngày trở về...

Tôi sinh ra và lớn lên tại Hà Nội. Trong những năm tháng xa nhà, Hà Nội luôn được neo giữ ở một góc ký ức thân thương trong trái tim tôi. Và... sau bao thăng trầm, tôi trở lại Hà Nội vào một ngày mùa thu với nắng vàng như mật cùng khe khẽ heo may.
Ngắm nhìn trang phục áo dài cưới xưa được tái hiện sống động

Ngắm nhìn trang phục áo dài cưới xưa được tái hiện sống động

Show diễn “Autumn Wedding Fashion show” tái hiện những bộ trang phục áo dài cưới xưa và nay. Đưa đến cái nhìn mới cho du khách về áo dài cưới qua các thời kì mang đậm bản sắc Việt Nam...
Hàng nghìn du khách thích thú với trải nghiệm “Không gian ẩm thực Hà Nội”

Hàng nghìn du khách thích thú với trải nghiệm “Không gian ẩm thực Hà Nội”

Điểm nhấn của Festival Thu Hà Nội 2023 là “Không gian giới thiệu ẩm thực Hà Nội” với chủ đề “Tinh hoa ẩm thực Việt” quy tụ 51 gian hàng giới thiệu đặc sản ẩm thực Thủ đô.
Học sinh Thủ đô rộn ràng đón Tết Trung thu

Học sinh Thủ đô rộn ràng đón Tết Trung thu

Dịp Tết Trung thu năm nay, các trường học của Thủ đô Hà Nội đã tổ chức nhiều chương trình ý nghĩa cho các em học sinh, góp phần lan tỏa, giữ gìn nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc.

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động