Những điểm mới trong Quy định Chuẩn chương trình đào tạo các trình độ giáo dục đại học
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trênCăn cứ mở ngành, tuyển sinh, đào tạo và giám sát
Quy định này là căn cứ để Bộ GDĐT ban hành các quy định về mở ngành đào tạo, xác định chỉ tiêu tuyển sinh và tổ chức tuyển sinh, tổ chức và quản lý đào tạo, liên thông trong đào tạo, các tiêu chuẩn đánh giá và kiểm định chương trình đào tạo (CTĐT).
Thông tư là cơ sở GDĐH xây dựng, thẩm định, phê duyệt, thực hiện, đánh giá và cải tiến CTĐT; xây dựng các quy định về tuyển sinh, tổ chức và quản lý đào tạo, công nhận và chuyển đổi tín chỉ cho người học, công nhận CTĐT của các cơ sở đào tạo khác; thực hiện trách nhiệm giải trình về chất lượng CTĐT;
Căn cứ Thông tư, các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền thanh tra, kiểm tra về CTĐT và bảo đảm chất lượng CTĐT; các bên liên quan và toàn xã hội giám sát hoạt động và kết quả đào tạo của cơ sở đào tạo.
Thông tư 17/2021/TT-BGDĐT cũng là cơ sở để xây dựng, thẩm định và ban hành chuẩn CTĐT của các ngành, nhóm ngành của từng lĩnh vực đối với từng trình độ để thực hiện Quyết định số 436/QĐ-TTg ngày 30/3/2020 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch thực hiện Khung trình độ quốc gia Việt Nam đối với các trình độ của giáo dục đại học, giai đoạn 2020 – 2025. Điều này góp phần không nhỏ trong tiến trình xây dựng báo cáo tham chiếu Khung trình độ quốc gia Việt Nam và Khung tham chiếu trình độ ASEAN.
Cách tiếp cận xây dựng bảo đảm chất lượng toàn hệ thống CTĐT phù hợp với quy trình quản lý chất lượng của các nước có nền giáo dục tiên tiến trên thế giới. Cách tiếp cận này cũng được các tổ chức kiểm định của Đông Nam Á (AUN) và Hoa Kỳ sử dụng để tích hợp vào các bộ tiêu chuẩn kiểm định chất lượng.
|
Do đó, Thông tư sẽ giúp các cơ sở GDĐH cùng một lúc có thể vừa xây dựng và triển khai hệ thống bảo đảm chất lượng bên trong (theo yêu cầu của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật GDĐH) hiệu quả hơn, vừa sẵn sàng có minh chứng về chất lượng đào tạo để tham gia vào kiểm định CTĐT, khẳng định uy tín, thương hiệu của mình với các bên liên quan và toàn xã hội.
Đáng chú ý, để đảm bảo quyền tự chủ của cơ sở GDĐH, Thông tư không quy định cụ thể theo hướng “cầm tay chỉ việc” mà quy định những yêu cầu cơ sở GDĐH cũng như các bên liên quan cần thực hiện trong mỗi nội dung công việc liên quan đến chất lượng các CTĐT.
Là những yêu cầu tối thiểu, cốt lõi mà tất cả CTĐT cần phải đáp ứng nên khi thực hiện theo Thông tư này, các cơ sở GDĐH hoàn toàn được tự chủ và linh hoạt trong quá trình xây dựng, phát triển các CTĐT để khẳng định uy tín, thương hiệu của mình.
Những điểm mới
Theo Vụ Giáo dục Đại học, Thông tư có nhiều điểm mới: Thứ nhất, quy định của Thông tư yêu cầu việc xây dựng chuẩn đầu ra cho các chương trình đào tạo phải đảm bảo phù hợp với Khung trình độ quốc gia Việt Nam cũng như chuẩn chương trình theo nhóm ngành, lĩnh vực.
Điều này giúp quản lý được chất lượng đào tạo đồng bộ, tránh tình trạng cùng một ngành ở cùng một trình độ được đào tạo ở các trường khác nhau nhưng không đảm bảo những chuẩn mực chung tối thiểu để đào tạo ra nhân lực của ngành nghề đào tạo đó.
Thứ hai, do chuẩn chương trình đào tạo là những yêu cầu tối thiểu, cốt lõi mà tất cả chương trình đào tạo cần phải đáp ứng nên các cơ sở giáo dục đại học hoàn toàn tự chủ và linh hoạt trong quá trình xây dựng, phát triển các chương trình đào tạo để khẳng định uy tín, thương hiệu của trường mình.
Thứ ba, với tiếp cận xuyên suốt theo hướng quản lý chất lượng đầu ra, việc “đánh giá đạt chuẩn đầu ra chương trình đào tạo” được xem là một yêu cầu mới đối với quản lý chất lượng đào tạo. Cách tiếp cận quản lý chất lượng này yêu cầu các cơ sở giáo dục đại học không chỉ minh bạch chuẩn đầu ra cho các bên liên quan mà còn phải cung cấp được minh chứng người tốt nghiệp đạt được những chuẩn đầu ra mà cơ sở giáo dục đại học đã tuyên bố với người học và các bên liên quan cũng như toàn xã hội.
Thứ tư, để đảm bảo quyền tự chủ của cơ sở giáo dục đại học, Thông tư không quy định cụ thể theo hướng “cầm tay chỉ việc” mà quy định những yêu cầu cơ sở giáo dục đại học cũng như các bên liên quan cần thực hiện trong mỗi nội dung công việc liên quan đến chất lượng các chương trình đào tạo.
Thứ năm, các nội dung quy định về chuẩn chương trình đào tạo đảm bảo đầy đủ các yếu tố cấu thành để phát triển hệ thống đảm bảo chất lượng bên trong đối với chương trình đào tạo, làm cơ sở đối sánh trong quá trình kiểm định chương trình đào tạo.
Cách tiếp cận này hỗ trợ các cơ sở giáo dục đại học có cơ chế “tự bảo vệ sức khỏe” bền vững cho các chương trình đào tạo và tạo tiền đề quan trọng để các chương trình đào tạo đạt được tiêu chuẩn kiểm định chất lượng trong nước cũng như của quốc tế.
Thứ sáu, quản lý chuẩn đầu ra không chỉ dừng lại ở việc minh bạch chất lượng chương trình đào tạo cho các bên liên quan mà còn phải “sử dụng kết quả đánh giá chương trình đào tạo để cải tiến chất lượng liên tục”.
Đẩy mạnh đào tạo tiến sĩ trong cơ sở giáo dục đại học Hiện nay, cả nước đang có trên 73.000 giảng viên đại học, trong đó, số giảng viên đạt trình độ tiến sĩ là 28.8%. Trong ... |
Công bố các cơ sở giáo dục đại học đạt tiêu chuẩn chất lượng Cục Quản lý chất lượng - Bộ GD&ĐT thông báo danh sách các cơ sở giáo dục đại học, các trường cao đẳng, trung cấp ... |
Bám sát 3 trụ cột chính để nâng cao chất lượng giáo dục đại học Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ chủ trì cuộc họp với một số đơn vị chuyên môn thuộc Bộ và Viện Khoa học giáo ... |
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại