Thứ hai 25/11/2024 03:33

Những bất thường trong việc lộ thông tin căn cước công dân

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Thời gian gần đây, dư luận rất bức xúc trước tình trạng thông tin căn cước công dân (CCCD) bị lộ, lọt. Tội phạm công nghệ cao đã lợi dụng thông tin từ CCCD để thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật. Nhiều người bỗng dưng mang nợ, tài khoản ngân hàng không lập vẫn có.
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Anh Nguyễn Trung Hiếu, 36 tuổi, trú tại quận Hai Bà Trưng, Hà Nội cho biết, chiều 30/6, điện thoại của anh nhận được tin nhắn của Ngân hàng Quân đội (MBBank), thông báo đã mở tài khoản, rồi kích hoạt eBanking thành công. Anh Hiếu chia sẻ: “Thật không thể tin được, vì suốt cả ngày, mình di chuyển và cũng chưa từng liên quan hoặc đi đến văn phòng giao dịch của MBBank một lần nào. Mình gọi cho tổng đài để hỏi lại, thì họ kiểm tra và xác nhận tài khoản mang tên mình (ứng với số CCCD và số điện thoại cá nhân) đã được mở chiều ngày 30/6”.

Trước điều bất thường đó, anh gọi điện cho ngân hàng, yêu cầu phong tỏa tài khoản đề phòng các rủi ro có thể xảy ra thì nhận được câu trả lời: “Anh phải ra chi nhánh MBBank làm thủ tục”. Anh Hiếu rất bức xúc, bởi vì quy định luôn rõ ràng, nếu tạo tài khoản ở văn phòng giao dịch thì chủ CCCD phải đến tận nơi, không có chuyện mở hộ. Nếu tạo tài khoản qua app thì phải chụp ảnh bằng camera trước. Cứ cho là, kẻ gian có thông tin CCCD, nhưng không có ảnh chân dung của anh Hiếu, tại sao ai đó vẫn mở được tài khoản?

Mới đây, gia đình chị Nguyễn Thị Ánh Ngọc, SN 1991, trú tại thôn Nghĩa Phong, xã Cam Nghĩa, huyện Cam Lộ, Quảng Trị bỗng nhiên trở thành "con nợ". Chị Ngọc cho biết, đầu tháng 5/2022, chị nhận được điện thoại của một người phụ nữ xưng là nhân viên của Cty Bảo hiểm Bảo Minh, kiểm tra thông tin để hướng dẫn cách nhận tiền hỗ trợ do ảnh hưởng Covid-19.

Ngay chiều hôm đó, có 2 người đàn ông hẹn gặp chị Ngọc ở quán cà phê và yêu cầu chị xuất trình CCCD để chụp lại. Sau đó, chị Ngọc nhận được 820.000 đồng. Gần một tháng sau, gia đình chị tá hỏa khi Cty tài chính FE CREDIT thông báo thu hồi khoản nợ 56 triệu đồng. Sau khi xác minh, phía Cty giải thích rằng, chị bị lộ thông tin cá nhân cho nhóm đối tượng trên, chúng đã thực hiện vay tiền qua mạng, Điều bất thường ở đây là, muốn vay tiền qua app, cần xác minh CCCD hai mặt và chụp ảnh chân dung. Bọn chúng chỉ có thông tin CCCD, không thể chụp ảnh chân dung chị Ngọc mà kẻ xấu vẫn vay được tiền?

Đã đến lúc, cơ quan chức năng cần vào cuộc quyết liệt để làm rõ những sự bất thường trong việc lộ, lọt thông tin CCCD. Mỗi người dân cũng cần nâng cao cảnh giác trong việc bảo mật thông tin cá nhân. Tuyệt đối không chụp ảnh CCCD đăng trên mạng xã hội, không cho mượn CCCD, không cho người khác chụp hình CCCD. Khi bị mất CCCD hoặc có dấu hiệu bất thường, cần báo ngay với CQCA, cơ quan chức năng để giảm thiểu thiệt hại và tránh các hệ lụy đáng tiếc xảy ra.

Không nên đăng tải, chia sẻ hình ảnh căn cước công dân lên mạng xã hội
Đề xuất cấp thẻ Căn cước công dân cho công dân là trẻ em dưới 14 tuổi
Cần bổ sung thông tin ADN vào căn cước công dân gắn chíp?
Tuyệt đối không cho người lạ mượn, chụp, cầm cố thẻ căn cước công dân có gắn chíp điện tử
Tường Vy
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động