Những thực phẩm nào tốt cho người bị sốt xuất huyết?
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trênNgười bệnh sốt xuất huyết thường cảm thấy nhức đầu, đau toàn thân, sốt cao, đau bụng, cơ thể mệt mỏi,… do đó, bệnh nhân cần ăn các loại thức ăn dễ tiêu hóa như cháo, súp, đồng thời bổ sung nhiều loại thực phẩm giàu dinh dưỡng, vitamin như rau xanh, trái cây tươi để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, giúp cơ thể mau hồi phục.
Bên cạnh những thực phẩm dễ tiêu hóa, giàu dinh dưỡng, người bệnh sốt xuất huyết còn cần kiêng những loại thực phẩm khó tiêu, ít dinh dưỡng có thể làm ảnh hưởng xấu đến quá trình hồi phục bệnh.
1.Oresol
Dung dịch Oresol: pha chế theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Nên pha với nước đun sôi để nguội, tránh pha với sữa, nước khoáng hay nước trái cây. Không thêm đường vào dung dịch sau khi pha, không chia nhỏ gói ORS để pha thành nhiều lần cũng như pha quá đậm đặc vì sẽ làm giảm hiệu quả sử dụng.
2. Nước dừa
Nước dừa chứa nhiều khoáng chất tốt giúp bổ sung chất điện giải cho cơ thể trong trường hợp mất nước do sốt cao. Theo nghiên cứu thành phần dinh dưỡng, nước dừa tự nhiên chứa đường, chất béo, acid amin, acid hữu cơ và các enzyme, các vitamin B1, B2, B3, B5, B6, B7, B9, vitamin C...
Các khoáng chất có trong nước dừa như: kali, natri, canxi, magie, selen, đồng, kẽm... rất phong phú và hỗn hợp các chất trong nước dừa tương tự như dịch trong tế bào. Hàm lượng kali dồi dào trong nước dừa giúp cân bằng điện giải làm tối ưu hoạt động của hệ tuần hoàn, hệ thần kinh và hệ miễn dịch cũng như hỗ trợ việc hấp thụ, điều tiết chất lỏng, giúp bổ sung và bù nước cho cơ thể.
3. Nước ép trái cây
Nước ép trái cây là nguồn cung cấp chất điện giải tốt cho cơ thể, nên cho người bệnh sốt xuất huyết uống thay vì chỉ uống nước lọc. Các loại nước ép cam, chanh, bưởi, kiwi, cà chua chứa nhiều vitamin và khoáng chất thiết yếu như kali và natri, đặc biệt là vitamin C tăng cường sức đề kháng, giúp tăng cường hệ miễn dịch, tăng tính vững bền của thành mạch, từ đó giảm nguy cơ xuất huyết.
4. Nước nha đam
Nha đam có đầy đủ các chất dinh dưỡng bao gồm canxi, magie, phốt pho, kali, kẽm, natri, đồng và vitamin C, E và B. Vì vậy, nước ép nha đam có ứng dụng y học rất lớn và là trợ thủ đắc lực trong việc chăm sóc sức khỏe tim mạch và thúc đẩy sản xuất tiểu cầu trong máu. Nên bổ sung thực phẩm này vào chế độ ăn của người bệnh sốt xuất huyết.
5. Sữa
Sữa là thực phẩm giàu protein thường được dùng để bổ sung dưỡng chất hàng ngày hoặc khi bị ốm. Nhiều người khi bị sốt xuất huyết lại không dám uống sữa vì cho rằng sữa gây đầy bụng, khó tiêu và làm tăng nhiệt độ cơ thể.
Sữa là nguồn cung cấp dưỡng chất, chứa chất điện giải natri 42mg/100g, kali 156mg/100g, đồng thời chứa vitamin và khoáng chất như canxi, vitamin D, vitamin K, phốt pho, magie và kẽm rất cần thiết để thực hiện mọi chức năng của cơ thể giúp người bệnh nhanh hồi phục. Sữa dạng lỏng nên phù hợp với người bệnh đang trong tình trạng mệt mỏi, chán ăn. Sữa cũng dễ tiêu hóa và hấp thu nên có thể giúp bổ sung năng lượng nhanh chóng.
6. Cháo, súp
Cháo, súp là những loại thức ăn lỏng đứng đầu trong danh sách “Người bệnh sốt xuất huyết nên ăn gì”. Đây là món ăn dễ tiêu hóa và dễ nuốt, đồng thời có tác dụng cung cấp nước cho cơ thể, giúp bệnh nhân bổ sung thêm năng lượng. Có thể kết hợp cháo, súp cùng bí ngô để cung cấp thêm vitamin A (1) cho bệnh nhân hoặc một số loại thịt, cá để bổ sung đạm cho người bệnh, giúp bệnh nhân nhanh phục hồi sức khỏe.
7. Rau xanh
Rau xanh là loại thực phẩm chứa nhiều calo, giàu dinh dưỡng, khoáng chất và vitamin. Người bệnh nên đưa ra xanh vào danh sách sốt xuất huyết nên ăn gì để giúp thực đơn trở nên đa dạng, bổ sung nguồn vitamin và chất xơ dồi dào đến từ thiên nhiên. Những loại rau mà chuyên gia dinh dưỡng khuyến khích người bệnh cần ăn là bông cải xanh, rau bina, súp lơ.
8. Thực phẩm giàu sắt
Các loại thực phẩm giàu sắt như gan, các loại đậu, thịt, rau có màu xanh,… có tác dụng tăng hemoglobin trong máu, thúc đẩy sự hình thành của các tiểu cầu nhằm ngăn ngừa chảy máu và mất máu. Ở người bệnh sốt xuất huyết, số lượng tiểu cầu trong máu suy giảm; do đó, bổ sung thực phẩm giàu sắt giúp tăng tiểu cầu, hỗ trợ tốt cho quá trình phục hồi bệnh, tránh biến chứng nguy hiểm khi tiểu cầu suy giảm đến số lượng báo động.
9. Thực phẩm giàu vitamin K
Vitamin K còn được biết đến là vitamin đông máu vì khả năng kích thích protein hình thành các cục máu đông. Vì vậy, vitamin K là “băng cứu thương” không thể thiếu với cơ thể. Ở người bệnh sốt xuất huyết, ăn các loại thực phẩm giàu vitamin K hỗ trợ quá trình đông máu và tăng số lượng tiểu cầu sụt giảm trong thời gian mắc sốt xuất huyết. Bông cải xanh, rau mầm và các loại rau có lá xanh là nguồn cung cấp vitamin K dồi dào cho cơ thể.
10. Các loại thực phẩm giàu đạm
Đạm là chất căn bản cung cấp sự sống cho tế bào. Để duy trì một cơ thể khỏe mạnh, tái tạo và phục hồi tế bào và mô là việc vô cùng quan trọng. Ngoài ra, protein cũng cho phép cơ thể sản xuất các kháng thể cần thiết chống lại sự xâm nhập của virus và vi khuẩn. Thực phẩm giàu protein thúc đẩy nhanh quá trình phục hồi của người bệnh, giúp người bệnh bổ sung nhanh năng lượng và nguồn dinh dưỡng đã mất. Đạm có nhiều trong thịt, cá, sữa, các chế phẩm từ sữa,…
Bị sốt xuất huyết kiêng ăn gì?
Ngoài những loại thực phẩm nên ăn nhằm tăng cường sức đề kháng, bổ sung năng lượng cho cơ thể mau hồi phục, người bệnh sốt xuất huyết không nên ăn gì để tránh ảnh hưởng đến quá trình hồi phục là vấn đề được rất nhiều người quan tâm.
1. Đồ ăn dầu mỡ
Những món ăn chứa nhiều dầu mỡ như thức ăn nhanh sẽ gây những tác động xấu đến cơ thể, như tăng cholesterol, cao huyết áp. Người bệnh sốt xuất huyết ăn nhiều thức ăn nhanh có thể khiến quá trình hồi phục bị ảnh hưởng, làm suy yếu miễn dịch. Ngoài ra, thức ăn nhiều dầu mỡ còn khiến người bệnh cảm thấy khó tiêu, dẫn đến hệ tiêu hóa gặp vấn đề.
2. Đồ cay nóng
Thức ăn cay, nóng có thể khiến dạ dày tích tụ nhiều axit, gây loét thành mạch máu. Những tổn thương ở dạ dày có thể ảnh hưởng đến quá trình điều trị và phục hồi sức khỏe của bệnh nhân sốt xuất huyết.
3. Thực phẩm có màu đỏ, màu đen hoặc đậm màu
Các loại thực phẩm có màu đậm, đỏ hoặc đen như thanh long, cà chua, củ dền,… tuy không làm ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh như những loại thực phẩm khác, nhưng lại khiến bác sĩ dễ nhầm lẫn với tình trạng xuất huyết tiêu hóa ở bệnh nhân sốt xuất huyết. Gây khó khăn, cản trở và làm ảnh hưởng đến quá trình điều trị.
4. Đồ uống ngọt, có cồn
Tuy cũng là chất lỏng, nhưng đồ uống ngọt và đồ uống có cồn lại không mang lại nhiều giá trị dinh dưỡng như nước trái cây. Ngược lại, người bệnh sốt xuất huyết uống nhiều nước ngọt, các đồ uống có cồn như rượu, bia có thể dẫn đến mất nước, phá vỡ cơ bắp, khiến cơ thể mệt mỏi không còn đủ sức khỏe để đối phó với bệnh.
5. Trứng
Tuy trứng là nguồn protein dồi dào giúp bồi bổ cơ thể tốt, nhưng với người bệnh sốt xuất huyết, đặc biệt là những người có triệu chứng sốt, khi ăn trứng sẽ khiến nhiệt lượng trong cơ thể tăng lên, không thể phát tán ra ngoài. Do đó, có thể khiến bệnh nhân sốt cao hơn, lâu hồi phục.
Sốt xuất huyết kiêng gì cho nhanh khỏi bệnh?
Không tự ý dùng thuốc hạ sốt
Người bệnh sốt xuất huyết không nên tự ý dùng thuốc hạ sốt vì có thể khiến tình trạng bệnh trở nên nặng hơn thậm chí có thể gây nguy hiểm cho người bệnh. Ví dụ, aspirin và ibuprofen. Nếu người bệnh sốt xuất huyết dùng 2 loại thuốc này có thể làm trầm trọng hơn nguy cơ chảy máu, một triệu chứng của sốt xuất huyết nặng và có thể dẫn đến tử vong.
Aspirin: là thuốc giảm đau, hạ sốt, chống viêm. Do có tác dụng ức chế kết tập tiểu cầu và chống đông máu, nên aspirin có thể khiến chảy máu do sốt xuất huyết trầm trọng hơn.
Ibuprofen: là thuốc sử dụng để giảm đau, hạ sốt, chống viêm. Dù ức chế kết tập tiểu cầu không mạnh như aspirin, nhưng cũng có thể ảnh hưởng đến quá trình chảy máu của bệnh sốt xuất huyết.
Hạn chế muỗi tiếp xúc với da
Virus gây bệnh sốt xuất huyết từ muỗi vằn có 4 chủng khác nhau, lần lượt là: DEN-1, DEN-2, DEN-3 và DEN-4. Người bệnh sốt xuất huyết do chủng virus nào, chỉ có khả năng miễn dịch với chính chũng virus đó. Do đó, kể cả vừa khỏi bệnh sốt xuất huyết, người bệnh vẫn có thể tái nhiễm nếu mắc chủng virus sốt xuất huyết khác. Để hạn chế nguy cơ tái nhiễm, người bệnh cần hạn chế muỗi đốt bằng các biện pháp như vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, thông thoáng, vệ sinh nguồn nước, tránh nước đọng xung quanh nhà, xịt muỗi, ngủ màn,…
Thông tin mới vụ 2 mẹ con tử vong sau uống sữa: Nạn nhân thứ 3 đã qua cơn nguy kịch |
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại