Những lí do nào khiến chuẩn tiếp cận pháp luật ở Hà Nội đạt kết quả tốt?
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trênTham gia hội thi hoà giải viên giỏi toàn quốc vòng loại khu vực miền Bắc, đội thi của Hà Nội hoàn thành các phần thi giới thiệu, lý thuyết và hoà giải khéo. Tại phần thi tiểu phẩm, đội thi Hà Nội lựa chọn một trong những tình huống hoà giải phổ biến tại Việt Nam nhưng lại rất nhạy cảm và không hề dễ dàng trong việc hoà giải đó là hoà giải tranh chấp di sản, tài sản của cha mẹ nhưng không có di chúc. Ảnh: Khánh Huy |
Tiếp cận pháp luật có thể được hiểu khái quát là quá trình chủ thể pháp luật nghiên cứu, tìm hiểu những quy định của pháp luật cụ thể, giúp nhận thức được hành vi được làm, hành vi bị nghiêm cấm, hành vi không được làm...
Trên cơ sở đó, có thể hiểu “xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật” bao gồm nhiều hoạt động có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, do các chủ thể có thẩm quyền thực hiện theo quy định của pháp luật nhằm hình thành, nâng cao ý thức pháp luật của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và Nhân dân trong phạm vi đơn vị hành chính cấp xã trong quá trình xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Triển khai kịp thời, nhanh chóng quy định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật
Là một trong những địa phương có số lượng cấp xã đứng đầu trong cả nước, tỷ lệ cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật của Hà Nội luôn ở mức cao. Hội đồng phối hợp công tác phổ biến giáo dục pháp luật TP Hà Nội vừa giao ban công tác 6 tháng đầu năm 2023, Phó Giám đốc Sở Tư pháp Hà Nội, Phó Chủ tịch Hội đồng Phạm Thị Thanh Hương cho biết, 30/30 quận, huyện, thị xã đã hoàn thành thủ tục công nhận xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật. Kết quả có 556/579 xã, phường, thị trấn được công nhận đạt chuẩn tiếp cận pháp luật, đạt tỷ lệ 96,03%.
Trong đó, có 17 quận, huyện, thị xã có số phường, xã, thị trấn được công nhận đạt chuẩn tiếp cận pháp luật đạt tỷ lệ 100%, gồm: Thạch Thất, Hoàn Kiếm, Nam Từ Liêm, Sơn Tây, Hoàng Mai, Tây Hồ, Bắc Từ Liêm, Ba Đình, Phú Xuyên, Thanh Trì, Thanh Xuân, Hai Bà Trưng, Ba Vì, Đan Phượng, Long Biên, Phúc Thọ, Thanh Oai.
Để đạt được kết quả trên thì việc triển khai thực hiện Quyết định số 25/2021/QĐ-TTg được Sở Tư pháp Hà Nội tham mưu UBND từ rất sớm. Ngày 10/9/2021, UBND TP Hà Nội ban hành Kế hoạch số 208/KH-UBND thực hiện Quyết định 25/2021/QĐ-TTg. Trong đó, xác định rõ nhiệm vụ, tiến độ thực hiện và phân công trách nhiệm cụ thể, phù hợp với vị trí, chức năng của từng cơ quan. Đây là tiền đề quan trọng giúp mỗi chủ thể có thẩm quyền chủ động, tích cực thực hiện các nhiệm vụ gắn với xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật.
Một lí do nữa là Hà Nội chú trọng công tác phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua phương tiện hiện đại.
Bên cạnh các biện pháp phổ biến, giáo dục pháp luật truyền thống, chính quyền địa phương các cấp đã tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, khai thác triệt để các phần mềm trực tuyến, mạng xã hội, cổng/trang thông tin điện tử... Đồng thời, đẩy mạnh các hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật trên các phương tiện thông tin đại chúng. Đặc biệt tuyên truyền qua thiết bị điện tử tại các tòa chung cư và màn hình LED (mô hình “Cầu thang pháp luật”) là hình thức mới rất hiệu quả, được nhiều địa phương, người dân đánh giá cao. Từ đó, bảo đảm pháp luật được phổ biến tới cán bộ, người dân để cùng nhau giám sát thực hiện, góp phần xây dựng Thủ đô “Văn hiến - Văn minh - Hiện đại”.
Cùng với đó, Hà Nội đẩy mạnh công tác kiểm tra, hướng dẫn xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật. Công tác xây dựng xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật là một nhiệm vụ thường xuyên nhằm tăng cường hiệu quả hoạt động của cơ quan nhà nước tại cơ sở. Vì vậy, Sở Tư pháp, phòng Tư pháp đã tham mưu cho UBND cung cấp các giải pháp hỗ trợ địa bàn khó khăn, chưa đạt chuẩn tiếp cận pháp luật gắn với thực hiện nội dung và nhiệm vụ được giao trong Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. Mặt khác, Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật đã phát huy vai trò trong công tác kiểm tra, hướng dẫn, kịp thời khắc phục những khó khăn, vướng mắc phát sinh trong thực tiễn triển khai xây dựng xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật. Đồng thời, biểu dương nhân rộng điển hình để đội ngũ cán bộ, công chức và nhân dân trên địa bàn hiểu rõ mục đích, ý nghĩa, lợi ích của việc đánh giá, công nhận xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật.
Những bài học kinh nghiệm
Đánh giá về công tác thực hiện chuẩn tiếp cận pháp luật ở Hà Nội, nhiều chuyên gia cho rằng, chính quyền địa phương các cấp cần nhận thức rõ vai trò, trách nhiệm trong chỉ đạo, hướng dẫn công tác tiếp cận pháp luật trong đó chú trọng phân công nhiệm vụ cụ thể cho các cơ quan có liên quan và theo dõi việc phối hợp để hoàn thành nhiệm vụ xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật đảm bảo thời gian, chất lượng. Đồng thời, xác định rõ trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị đối với các tiêu chí, chỉ tiêu thực hiện không hiệu quả, chất lượng kém.
Thứ hai, phát huy vai trò đầu mối tham mưu của Sở Tư pháp, phòng Tư pháp trong công tác triển khai quy định của Trung ương cũng như đề xuất các giải pháp khắc phục tồn tại, hạn chế, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong thực hiện các tiêu chí, chỉ tiêu xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật trên địa bàn.
Thứ ba, chú trọng ban hành văn bản chỉ đạo, hướng dẫn các đơn vị cấp huyện thực hiện có hiệu quả Quyết định số 25/2021/QĐ-TTg và Thông tư 09/2021/TT-BTP; tổ chức tập huấn nội dung các văn bản trên trong đó chú trọng đổi mới hình thức tập huấn để nâng cao chất lượng và tác động mạnh mẽ hơn đến nhận thức của cán bộ, công chức tham gia tập huấn.
Thứ tư, tăng cường bồi dưỡng nâng cao năng lực cho đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật; tổ chức tập huấn nâng cao kiến thức, cung cấp đầy đủ tài liệu hướng dẫn có liên quan để đội ngũ báo cáo viên nắm chắc chính sách, pháp luật cũng như kỹ năng, phương pháp phổ biến, giáo dục pháp luật phù hợp với từng địa bàn như đô thị, nông thôn, vùng đông đồng bào có đạo. Đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ hiện đại trong phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua các hình thức như mạng xã hội, các diễn đàn trực tuyến, phát thanh, truyền hình... nhằm phù hợp với thực tiễn và xu hướng tiếp cận thông tin trong điều kiện hiện nay. Chú trọng nâng cao hiệu quả hoạt động phối hợp giữa Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp và các tổ chức chính trị - xã hội với các ngành chức năng trên địa bàn trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật.
Thứ năm, củng cố, kiện toàn nâng cao chất lượng tổ hòa giải thông qua bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng cho đội ngũ hòa giải viên; tạo điều kiện cho hòa giải viên tăng cường năng lực hòa giải thông qua các hoạt động như thi hòa giải viên giỏi, học hỏi kinh nghiệm...
Thứ sáu, đẩy mạnh công tác kiểm tra việc thực hiện quy định về cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật và đánh giá việc khắc phục tồn tại, hạn chế sau kiểm tra tránh tình trạng sau khi được kiểm tra nhưng vẫn không cải thiện chất lượng thực hiện nhiệm vụ. Đồng thời, tăng cường hướng dẫn, kiểm tra, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc của cơ sở; đề xuất, phối hợp tổ chức thực hiện các giải pháp duy trì kết quả xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật, đặc biệt quan tâm tới giải pháp khắc phục, hỗ trợ địa bàn chưa đạt chuẩn; chú trọng xây dựng các mô hình điểm về chuẩn tiếp cận pháp luật.
Hội thi Hòa giải viên giỏi toàn quốc lần thứ 4: Hà Nội với tiểu phẩm hòa giải tranh chấp di sản |
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại