Chủ nhật 29/09/2024 01:17

Nhiều điểm mới trong Dự thảo Luật Tổ chức Tòa án nhân dân (sửa đổi)

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
(PL&XH) - Dự thảo Luật Tổ chức Tòa án nhân dân có 11 chương, 99 Điều, trong đó có nhiều điểm mới, bổ sung, sửa đổi.


Một số vấn đề mới được đề cập trong Dự thảo như thẩm quyền thành lập Tòa án nhân dân sơ thẩm khu vực, Tòa án nhân dân tỉnh, TP trực thuộc Trung ương; chương về Tòa án nhân dân cấp cao (khái niệm, chức năng nhiệm vụ, ủy ban thẩm phán, tòa chuyên trách, văn phòng, chánh án); các chức danh tư pháp trong Tòa án nhân dân; cơ chế bổ nhiệm thẩm phán suốt đời; giám sát hoạt động của Tòa án nhân dân; thành lập Học viện Tòa án; tòa chuyên trách Tòa án nhân dân Tối cao; trợ lý thẩm phán…

Việc xây dựng dự thảo Luật Tổ chức Tòa án nhân dân (sửa đổi) nhằm thể chế hóa chủ trương, đường lối chỉ đạo của Đảng, Nhà nước về cải cách tư pháp, trong đó có đổi mới tổ chức hoạt động của tòa án tại Nghị quyết 49 của Bộ Chính trị cũng như cụ thể hóa các nội dung quan trọng liên quan đến tòa án được bổ sung trong bản Hiến pháp năm 2013 như xác định Tòa án nhân dân là cơ quan thực hiện quyền tư pháp có nhiệm vụ bảo vệ công lý, quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức, đảm bảo tính độc lập trong hoạt động xét xử của thẩm phán và hội thẩm nhân dân…

Theo dự kiến, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ cho ý kiến Dự thảo luật Tổ chức Tòa án nhân dân trong phiên họp tháng 3-2014, Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp thứ 7 vào tháng 5-2014 và thông qua tại kỳ họp thứ 8 vào tháng 10-2014.

Đỗ An

Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động