Nhiều cơ hội để vực dậy thị trường bất động sản trong năm 2024?
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trênNăm 2024 thị trường sẽ đối diện nhiều khó khăn, tuy nhiên cũng có rất nhiều cơ hội cho thị trường BĐS với điểm nghẽn cơ bản được tháo gỡ (Ảnh chụp tại đường Hoàng Tích Trí, quận Đống Đa, Hà Nội). Ảnh minh họa: Khánh Huy |
Thị trường BĐS đang trải qua sự đổi mới?
Ông Trần Văn Bình - Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội Môi giới bất động sản Việt Nam (VARS) nhấn mạnh rằng, tác động tiêu cực từ thị trường đã khiến nhiều DN và môi giới phải rời bỏ ngành, tới 70% môi giới BĐS chuyển nghề hoặc rời bỏ ngành gần đây, theo thông tin từ VARS.
Theo đánh giá của ông Trần Văn Bình, sự cạnh tranh khốc liệt và nguồn cung thị trường khan hiếm đang làm cho giao dịch BĐS trở nên phức tạp hơn. Ông khuyến khích môi giới BĐS nên tập trung vào việc nâng cao kỹ năng và áp dụng công nghệ để đối mặt với thách thức này.
Trong khi đó, TS Nguyễn Quốc Huy - chuyên gia đầu tư tài chính, BĐS và chứng khoán, cho rằng, hiện thị trường BĐS Việt Nam các phân khúc có nhu cầu thực như nhà ở xã hội, nhà mặt phố, sản phẩm thổ cư vẫn phát triển và giao dịch. Một năm dễ dàng nhìn thấy có khoảng 80% sản phẩm thuộc thị trường thứ cấp vẫn đang giao dịch. Do đó, theo ông Huy, cần phải thay đổi quan điểm thị trường BĐS đang gặp khó khăn, bởi nó không phải toàn thị trường mà chỉ tập trung vào một số phân khúc, sản phẩm nhất định còn mọi thứ vẫn đang vận hành.
Đồng thời, các chuyên gia nhất trí rằng, thị trường BĐS đang trải qua sự đổi mới và cơ hội lớn. Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 16/6/2022 và các dự thảo Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh BĐS đang được xem xét để tháo gỡ vướng mắc pháp lý đã tạo ra một hệ thống pháp luật đồng bộ và thống nhất.
TS Nguyễn Văn Đính - Chủ tịch VARS đánh giá, năm 2024 là một năm thách thức của ngành BĐS, tuy nhiên, cũng mở ra cơ hội rất lớn để vực dậy thị trường BĐS.
Đặc biệt hơn, khi trên thị trường có tới 31/63 tỉnh, thành công bố quy hoạch. Có thể kể đến như TP Hải Phòng, TP Cần Thơ, TP Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Phú Thọ, Ninh Thuận, An Giang, Cà Mau, Bến Tre, Kon Tum...
Tiếp đó, sự thay đổi trong pháp luật, đào tạo chuyên nghiệp và sự tập trung vào nhu cầu thực tế của khách hàng có thể là chìa khóa để thị trường phát triển bền vững trong tương lai. Năm 2024 hứa hẹn là một giai đoạn quan trọng, sự linh hoạt và sáng tạo sẽ chính là chìa khóa của sự thành công.
Từ góc độ pháp lý, luật sư Trần Minh Dũng - Phó ban pháp chế VARS thông tin, hiện nay luật lệ đã phân chia rõ ràng về kinh doanh BĐS và kinh doanh dịch vụ BĐS. Ở giai đoạn hiện tại, mặc dù thị trường BĐS đang chững lại, nhưng cũng mang theo cơ hội, hãy “lấy nguy thành cơ”. Ông Dũng nhìn nhận rằng, thời kỳ này là lúc để cá nhân và DN có thể tập trung vào việc cải thiện, nâng cao, bồi dưỡng kiến thức cũng như kỹ năng, sẵn sàng cho thời điểm thị trường phục hồi.
Thông qua góc nhìn vĩ mô về tình hình kinh tế, TS Nguyễn Văn Đính thông tin, thời gian vừa qua, tình hình suy yếu kinh tế đã làm giảm nhu cầu và tác động không nhỏ tới sự phát triển của ngành BĐS.
Dưới sự hỗ trợ của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước... ngành BĐS đã có được những thành quả nhất định, nhưng vẫn bị tác động bởi nhiều yếu tố ảnh hưởng tới tình hình kinh doanh.
Thời gian tới, đặc biệt 2024 thị trường sẽ đối diện nhiều khó khăn, tuy nhiên cũng có rất nhiều cơ hội cho thị trường BĐS với điểm nghẽn cơ bản được tháo gỡ. Tình hình quy hoạch được cải thiện rõ khi có đến 31/63 tỉnh, thành được phê duyệt. Dự kiến quý 1 đến giữa 2024 sẽ có thêm nhiều địa phương được duyệt quy hoạch.
Thời điểm “vàng” cho môi giới BĐS
Chia sẻ về tình hình hoạt động môi giới BĐS, theo Chủ tịch VARS, kinh tế có vấn đề thì đương nhiên BĐS có vấn đề, mà nguyên nhân trực tiếp nhất là tổng cầu trên thị trường giảm xuống, khiến chi tiêu và đầu tư BĐS cũng giảm.
Thời điểm thanh khoản ổn định, trên thị trường có khoảng hơn 300.000 người hoạt động hành nghề môi giới. Tuy nhiên, do sự ảnh hưởng bởi tình hình thanh khoản trên thị trường hiện nay đã giảm khoảng 70%, chỉ còn khoảng 100.000 người hoạt động.
Ông Nguyễn Văn Đính cho rằng: “đội ngũ môi giới còn hoạt động được đánh giá là những người yêu nghề, quyết tâm theo nghề đến cùng. Việc nhiều môi giới rời bỏ thị trường cũng được coi là cơ chế sàng lọc tự nhiên, vô hình trung tạo ra sự công bằng cho thị trường, để thị trường chỉ còn những môi giới có đầy đủ kỹ năng, kinh nghiệm”.
Theo TS Nguyễn Văn Đính, Luật Kinh doanh BĐS vừa được thông qua đang quy định rất chặt chẽ việc hoạt động môi giới, sàn giao dịch. Trong đó quy định rất rõ việc các cá nhân không được phép hoạt động môi giới tự do, nếu muốn thực hiện bắt buộc phải thành lập DN hoặc xin tham gia vào tổ chức làm môi giới BĐS.
Chủ tịch Hội Môi giới BĐS Việt Nam chia sẻ: “lúc này, trách nhiệm của giám đốc sàn, công ty môi giới sẽ phải thể hiện rất rõ, chịu trách nhiệm trước mọi hoạt động của các môi giới. Và như vậy, buộc họ phải đầy đủ năng lực điều hành và chứng chỉ đã tốt nghiệp đào tạo bài bản một lĩnh vực quản lý sàn giao dịch. Cuối cùng, quản lý DN, sàn giao dịch sẽ là người kiểm tra, đánh giá trình độ môi giới”.
Giá thuê văn phòng hạng A tại thị trường Hà Nội đã tăng bao nhiêu %? | |
Vì sao người mua nhà cảm thấy khó thuyết phục? | |
Đề án xây dựng 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội: Chặng đường đã đi được đến đâu? |
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại