Nhà ở xã hội xanh không khó, không tăng giá
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên Dự án khu nhà ở xã hội thành phố Kết nối xanh Greenlink City (quy mô khoảng 210.000m2 sàn, 3.200 căn hộ) Ảnh: Green Link City |
DN đầu tư NƠXH xanh không ngại “đội” chi phí
Theo xu hướng tất yếu hiện nay, việc xây dựng NƠXH được yêu cầu phải đảm bảo các tiêu chuẩn/tiêu chí "xanh" cho công trình, bao gồm đầy đủ tiện ích về hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, tiết kiệm điện năng, vật liệu xây dựng thân thiện môi trường, qua đó giúp giảm phát thải khí nhà kính... Tuy nhiên, thời gian qua nhiều DN phản ánh thực tế việc xây dựng NƠXH gặp khó khăn, vật liệu xây dựng phù hợp là một trong những cách giúp công trình “xanh” nói chung và NƠXH “xanh” nói riêng có thể đạt được mục tiêu phát sinh chi phí không. Khi thực hiện các tiêu chí “xanh” bắt nguồn từ thực tế nguồn kinh phí đầu tư hạn hẹp, đồng thời việc thực hiện các tiêu chuẩn “xanh” làm phát sinh chi phí, khó đáp ứng nhu cầu của người có thu nhập thấp.
Ông Vũ Linh Quang, thành viên Ban giám đốc Hội đồng Công trình xanh Việt Nam, cho rằng: Việc xanh hóa NƠXH hoàn toàn không gây tốn kém cho DN. Hiện nay, các nhà cung ứng trang thiết bị vật liệu đã có thể cung ứng nguyên liệu xanh với giá vừa phải, chỉ cần có các giải pháp thiết kế tối ưu. Ông Nguyễn Công Bảo, Giám đốc điều hành Công ty CP Xi măng FiCO Tây Ninh cho biết: “Tại Việt Nam, không khó để tìm được sản phẩm vật liệu xây dựng “xanh” với mức giá cạnh tranh để nhà đầu tư, DN thực hiện công trình “xanh” không tăng chi phí. Chẳng hạn, bê tông có hàm lượng tái chế từ xỉ lò cao hoặc tro bay từ 25-30%; hay với thép được sản xuất từ công nghệ lò cao hoặc điện hồ quang – sử dụng thép tái chế và giảm phát thải CO2. Riêng với xi măng nhãn xanh của FiCO Tây Ninh, phát thải của sản phẩm chỉ trong khoảng từ 350-600 ki lô gam CO2/tấn, ít hơn từ 30-70% so với xi măng Portland, loại vật liệu được sử dụng phổ biến trên thế giới”.
Ông Vũ Linh Quang, Giám đốc điều hành ARDOR Green, cho rằng: “Chủ đầu tư áp dụng những tiêu chuẩn ngặt nghèo như Leed của Mỹ, thì khả năng có những khoản đầu tư phải tăng thêm như chi phí cho kính vừa cách nhiệt vừa cản nhiệt chắc chắn cao hơn loại chỉ có tính năng cách nhiệt. So với các tiêu chuẩn đó, chứng chỉ Edge là sự lựa chọn phù hợp cho NƠXH trong việc tăng hiệu quả năng lượng, nước, vật liệu. Mỗi cấp chứng chỉ sẽ có những yêu cầu khác nhau, chắc chắn là sẽ có một mức tăng chi phí nhưng rất nhỏ so với giá trị mà chủ đầu tư mang lại cho cư dân và hạn chế mức tăng nhờ vào sự chủ động ngay từ đầu của các DN trong việc áp dụng các giải pháp kỹ thuật như thiết kế đến thi công, tăng cường mảng xanh, không gian sống”…
Theo ông Vũ Linh Quang, thành viên Ban Giám đốc Hội đồng Công trình xanh cho biết: tại Việt Nam đã có nhiều tòa nhà thương mại đã đạt các tiêu chí xanh trong nước và quốc tế từ 15 năm nay. Song việc phát triển các dự án NƠXH xanh không tăng chi phí hoặc tăng không đáng kể hoàn toàn khả thi tại Việt Nam. Trung bình các nhà ở "xanh" bây giờ thường chỉ tặng chi phí dưới 1% trên chi phí tổng mức đầu tư. Thậm chí nếu chúng ta có giải pháp đối với những nhà thấp tầng thì có thể không tăng. Cái này hoàn toàn phụ thuộc vào đội ngũ tư vấn thiết kế, đội ngũ cung ứng vật tư, vật liệu và nhà thầu thi công xây dựng. Hiện nay, các nhà cung ứng trang thiết bị vật liệu đã có thể cung ứng nguyên liệu "xanh" với giá vừa phải, chỉ cần có các giải pháp thiết kế tối ưu và các chủ đầu tư cần “dấn thân” vì mục tiêu giảm phát thải chung, chú trọng các tiêu chí xanh ngay từ giai đoạn đầu phát triển dự án. Đặc biệt công trình căn hộ, chưng cư hay NƠXH “xanh” rất tốt cho sức khỏe con người nên cần tuyên truyền mạnh để người dân cũng hiểu.
Giải bài toán về vốn
Các chuyên gia cho rằng việc thực hiện mục tiêu trên không khó chỉ cần cơ quan quản lý thúc đẩy, thu hút các chủ đầu tư tham gia và tuyên truyền cho người mua hiểu tầm quan trọng của NƠXH xanh. Ông Trần Đăng Toàn, Phó Tổng giám đốc phát triển dự án, Tập đoàn Địa ốc Kim Oanh chi sẻ kinh nghiệm về vấn đề chi phí đầu vào cho dự án NƠXH: NƠXH đơn thuần và NƠXH “xanh” nằm ở việc hoạch định pháp lý, thứ hai là tín dụng đầu ra cho khách hàng. Để một dự án NƠXH thành công thì yếu tố đầu ra là quan trọng nhất. Tuy nhiên, hiện nay khách hàng đang vướng vấn đề tài chính khi lãi suất ưu đãi từ ngân hàng chính sách xã hội đã tăng trong thời gian qua. Mức cho vay đang khó với người có thu nhập thấp dám vay để mua nhà đồng thời các DN rất khó khăn khi lãi suất tăng
Ông Nguyễn Đức Lệnh, Phó Giám đốc NHNN chi nhánh TP Hồ Chí Minh cho biết: “Hiện nay, NHNN đang tham gia tích cực vào đề án "Đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ NƠXH cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021-2030" của Chính phủ. Các DN, nhà đầu tư vào NƠXH cũng phải đảm bảo các tiêu chí “xanh” để đáp ứng được điều kiện vay vốn. Điều quan trọng là cần tiếp tục duy trì mức lãi suất cho vay thấp, thời gian cho vay dài và tăng tốc làm NƠXH để có nguồn cung cho người dân mua được nhà”.
Trong các giai đoạn tiếp theo, trên cơ sở rà soát lại quỹ đất, Hà Nội sẽ tập trung đôn đốc các DN thực hiện, đề xuất tháo gỡ khó khăn vướng mắc liên quan đến thủ tục đầu tư, đất đai, thủ tục hành chính, bố trí vốn với các dự án đầu tư được giao cho sở ngành, các quận, huyện lập chủ trương đầu tư.
Giai đoạn 2021 - 2025, Hà Nội triển khai xây dựng 5 dự án khu NƠXH tập trung với tổng diện tích 272,45 ha, dự kiến khi hoàn thành cung cấp thêm khoảng 1,2 triệu m2 sàn nhà ở. Đến nay, 2/5 dự án đã được phê duyệt quy hoạch chi tiết đều tại xã Tiên Dương (huyện Đông Anh), đó là Dự án khu NƠXH TP Kết nối xanh Greenlink City (quy mô khoảng 210.000 m2 sàn, 3.200 căn hộ) và Dự án đầu tư xây dựng khu đô thị mới - NƠXH (quy mô khoảng 196.000 m2 sàn, 3.000 căn hộ). Ba dự án khu NƠXH tập trung chưa có quy hoạch chi tiết được duyệt, gồm dự án tại xã Cổ Bi, huyện Gia Lâm (quy mô khoảng 152.000 m2 sàn, 2.400 căn hộ), dự án tại xã Đại Mạch, huyện Đông Anh và xã Tiền Phong, huyện Mê Linh (quy mô khoảng 215.000 m2 sàn, 3.600 căn hộ).
Hà Nội: đẩy mạnh công tác đầu tư phát triển nhà ở xã hội | |
Cập nhật quy định mới về giá bán nhà ở xã hội từ ngày 1/8/2024 |
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại