Thứ năm 25/04/2024 07:01

Nghĩa vụ tuyên truyền chống tra tấn của các quốc gia thành viên

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Các quốc gia thành viên phải đưa ngay việc cấm hành vi tra tấn vào trong các quy tắc hay chỉ dẫn liên quan tới nhiệm vụ và chức năng của cán bộ thực thi pháp luật, nhân viên dân sự, quân sự, y tế, nhân viên công quyền, những người có thể tham gia vào việc giam giữ, thẩm vấn hoặc đối xử khác với bất kỳ một cá nhân đang bị bắt giữ, giam cầm theo bất kỳ hình thức nào.
Quốc gia thành viên phải đảm bảo rằng việc nghiêm cấm hành vi tra tấn phải được phổ biến và tuyên truyền đầy đủ trong các chương trình đào tạo nhân viên thực thi pháp luật, dân sự hoặc vũ trang, nhân viên y tế, các nhân viên công quyền
Quốc gia thành viên phải đảm bảo rằng việc nghiêm cấm hành vi tra tấn phải được phổ biến và tuyên truyền đầy đủ trong các chương trình đào tạo nhân viên thực thi pháp luật, dân sự hoặc vũ trang, nhân viên y tế, các nhân viên công quyền...

Đảm bảo về giáo dục và thông tin đầy đủ đối với việc ngăn cấm tra tấn bao gồm cả việc đào tạo đội ngũ nhân viên thực thi pháp luật, dân sự hoặc quân sự, các nhân viên y tế, các quan chức nhà nước và những người khác có thể tham gia vào việc giam giữ, thẩm vấn và tiếp xúc với các cá nhân bị tước tự do dưới mọi hình thức là một phương thức hiệu quả, lâu dài để phòng, chống tra tấn và dần đi đến loại bỏ hành vi này. Theo Điều 10 Công ước Chống tra tấn, các thành viên phải đưa quy định cấm tra tấn vào nguyên tắc, chỉ dẫn về nhiệm vụ và chức năng của những người này, cụ thể là:

“1. Quốc gia thành viên phải đảm bảo rằng việc nghiêm cấm hành vi tra tấn phải được phổ biến và tuyên truyền đầy đủ trong các chương trình đào tạo nhân viên thực thi pháp luật, dân sự hoặc vũ trang, nhân viên y tế, các nhân viên công quyền và những người khác có thể liên quan đến việc bắt giữ, thẩm vấn hay xử lý đối với các cá nhân chịu bất cứ hình thức bắt, giam giữ hoặc phạt tù nào.

2. Mỗi quốc gia thành viên phải đưa lệnh cấm này vào các quy tắc hoặc hướng dẫn về chức năng và nhiệm vụ của những người nêu trên”.

Điều khoản này khẳng định các quốc gia thành viên phải bảo đảm giáo dục, tuyên truyền đến tất cả các cá nhân, tổ chức về bảo vệ và đối xử nhân đạo đối với tù nhân. Đối tượng được giáo dục, tuyên truyền không chỉ bao gồm các cán bộ thực thi pháp luật, mà còn bao gồm tất cả các cán bộ liên quan trong quá trình tố tụng hình sự, những người chịu trách nhiệm đối với những người bị giam giữ hành chính và các hình thức bị tước tự do khác. Những đối tượng này là những người có vai trò quyết định quan trọng đến việc có hay không xảy ra hành vi tra tấn trong thực tiễn.

Nếu công tác giáo dục tuyên truyền có hiệu quả, bản thân họ có nhận thức đầy đủ về hành vi tra tấn và hậu quả của nó thì trong quá trình thi hành nhiệm vụ họ sẽ có ý thức chấp hành nghiêm chỉnh các quy định về chống tra tấn...

Khoản 2 Điều này yêu cầu quốc gia thành viên phải đưa ngay việc cấm hành vi tra tấn vào trong các quy tắc hay chỉ dẫn liên quan tới nhiệm vụ và chức năng của cán bộ thực thi pháp luật, nhân viên dân sự, quân sự, y tế, nhân viên công quyền, những người có thể tham gia vào việc giam giữ, thẩm vấn hoặc đối xử khác với bất kỳ một cá nhân đang bị bắt giữ, giam cầm theo bất kỳ hình thức nào. Đây được coi là nghĩa vụ bắt buộc và đặc biệt quan trọng, để họ ý thức đầy đủ về trách nhiệm và chấp hành nghiêm chỉnh trong quá trình thực thi nhiệm vụ.

Theo pháp luật Việt nam, các biện pháp phòng chống tra trấn trong tố tụng hình sự được quy định cụ thể trong Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 như quy định về ghi âm, ghi hình có âm thanh trong tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố (Điều 146), trong hỏi cung bị can (Điều 183), trong lấy lời khai (các điều 187, 188, 442), trong đối chất (Điều 189), trong xét xử (Điều 258); đồng thời quy định về quyền trình bày lời khai, trình bày ý kiến, không buộc người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo, người đại diện theo pháp luật của pháp nhân phải đưa ra lời khai chống lại chính mình hoặc buộc phải nhận mình có tội (các điều 58, 59, 60, 61, 435).

Điều 313 của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 quy định, trong quá trình xét xử và cần kiểm tra chứng cứ, tài liệu, đồ vật có liên quan đến vụ án hoặc Hội đồng xét xử nhận thấy có khả năng xảy ra hành vi bức cung, dùng nhục hình do lời tố cáo của bị cáo, Hội đồng xét xử có thể quyết định việc cho nghe, xem nội dung được ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh ngay tại phiên tòa.

Các quốc gia thành viên phải hình sự hóa hành vi tra tấn
Quyền sống là một quyền tối cao của con người
Quyền được bồi thường thiệt hại của các nạn nhân bị tra tấn
Các quốc gia phải có cơ chế bảo đảm việc xét xử các tội phạm về tra tấn
Quang Trung
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động