Thứ bảy 23/11/2024 03:26

Nghề báo: Không chỉ là chuyện “mài bút” mỗi ngày!

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Trong dòng chảy thông tin, đứng trước thách thức và cơ hội của công nghệ 4.0. Người làm báo phải học hỏi mỗi ngày, “mài bút” mỗi ngày cho những tác phẩm. Áp lực càng lớn hơn hơn khi phải chạy đua thông tin, còn cả cạm bẫy...

Trau dồi cách viết

Nghề báo được nhìn nhận là nghề nhiều áp lực. Thời đại công nghệ 4.0, mở ra ra nhiều cơ hội nhưng xen lẫn cả thách thức.

Bởi vậy, việc học hỏi, trau dồi nhiều kỹ năng về công nghệ, nội dung, hình thức trình bày... là điều luôn phải làm mỗi ngày. Nó được thể hiện rõ qua mỗi tác phẩm là tin, ghi nhanh, phản ánh, phóng sự được truyền tải qua nhiều kênh như báo in, báo điện tử, báo truyền hình.

Không đơn thuần như những mô phạm cũ được học từ giảng đường báo chí. Mọi thứ phải được củng cố cụ thể hơn, từ góc nhìn, đến đặt vấn đề, nêu vấn đề, giải quyết vấn đề... để bạn đọc có cái nhìn toàn cảnh, sâu và định hướng để bạn đọc nắm rõ.

Người đọc trong công nghệ 4.0 dường như không thích sự mĩ miều, trình bày dài dòng, họ bỏ qua những thông tin ngoài rìa, chỉ quan tâm đến cốt lõi về câu chuyện mà bài báo muốn nêu.

Đặc biệt mà mảng tin tức, nhu cầu tin tức đời sống hàng ngày của bạn đọc rất lớn, nhưng họ chỉ dành thời gian rất ít chỉ để điểm tin cho mỗi ngày. Và đây là vấn đề mà người làm báo luôn phải linh hoạt, quan tâm để đưa tin làm sao, ngắn gọn, súc tích, đầy đủ nhưng không quá cộc lốc, thô thiển.

Mỗi sự việc, câu chuyện, hiện tượng được đề cập trong các tác phẩm, loại hình báo chí theo phương diện, góc nhìn khác nhau. Đó là chính điều mà bạn đọc rất thích đọc thêm những thông tin bên lề câu chuyện mà một bản tin đã thông tin.

Chính những góc nhìn đa chiều đã kích thích sự tò mò của độc giả, sự thỏa mãn trong nhu cầu thông tin. Do đó, người làm báo phải nhanh, nhạy, và thật tỉ mỉ lượm lặt những thông tin quan trọng, bức thiết để đưa tin.

Có như vậy mới có thể kéo bạn đọc theo những câu chuyện mà bạn đưa tin mỗi ngày. Và có như vậy, mới giữ được bạn đọc.

Dịch Covid-19 bùng phát, nhiều nhà báo, phóng viên đã dẫn thân vào những vùng tâm dịch để kịp thời có thông tin tuyên truyền và phục vụ bạn đọc
Dịch Covid-19 bùng phát, nhiều nhà báo, phóng viên đã dấn thân vào những vùng tâm dịch để kịp thời có thông tin tuyên truyền và phục vụ bạn đọc

Công nghệ 4.0, mạng xã hội lan tỏa nhiều lúc còn nhanh hơn một tờ báo chính thống. Đây là thách thức mà người làm báo hiện nay phải đối diện. Nhận diện vấn đề này một cách xác đáng, cụ thể, để có những phương án tối ưu nhất cho công việc.

Các cơ quan báo chí còn phải khẳng định chỗ đứng trong lòng bạn đọc trước sự lớn mạnh của mạng xã hội. Đứng trước mỗi sự kiện, sự việc, hiện tượng, người làm báo không được phép lúng túng hoặc đưa thông tin thiếu chiều sâu.

Qua mỗi tác phẩm báo chí hàng ngày, người làm báo phải liên tục “mài bút”, mài dũa kỹ năng quan sát, kỹ năng đưa tin, kỹ năng cạnh tranh, chạy đua thông tin và tính bức thiết, cần kíp về thông tin.

Do đó, người làm báo đứng trước những áp lực, buộc phải thay đổi, bao gồm thay đổi trong cả tư duy nghề nghiệp. Đưa tin nhanh, nhưng trung thực, chính xác, không lệ thuộc quá vào mạng xã hội, chạy theo mạng xã hội để rồi có thể sẽ phải gánh lấy hậu quả là thông tin sai, điều này cực kỳ nguy hiểm.

Nhạy bén và bản lĩnh trước cạm bẫy !

Một thực tế đáng lo ngại, đó là câu chuyện nhiều phóng viên, nhà báo rơi vào vòng lao lý, đối diện với pháp luật bởi nhiều cái sai. Trong đó chủ quan cũng có, khách quan cũng có và thậm chí là cả những cái bẫy đã được giăng sẵn. Những sai lầm do yếu tố nghiệp vụ, sai lầm do quá nôn nóng trong thông tin, sai lầm do sự hời hợt... tất cả đều khiến người làm báo đối diện những rủi ro. Nhẹ thì bị xử lý hành chính, đính chính, còn nặng thì đối diện với trách nhiệm hình sự.

Vì sao có lỗi do nguyên nhân chủ quan, đó là câu chuyện chuyên môn nghiệp vụ yếu, dẫn tới việc lựa chọn, đưa tin thiếu chuẩn xác. Đó là sự cẩu thả trong tác phong nghề nghiệp, tác nghiệp sai quy trình, không tuân thủ mô phạm, quy chuẩn của một tác phẩm là tin, là phản ánh... là sự thiếu xác minh từ những người trong cuộc, từ cơ quan chức năng.

Hoặc cũng có thể là mục đích cá nhân, dùng thông tin để mục đích nhằm trục lợi một vấn đề khác. Đó là cách sử dụng thông tin về những sai phạm của cá nhân, doanh nghiệp để kiếm tiền trái luật. Dựa vào những thông tin đó ép đối tượng phải chấp nhận bỏ tiền “mua sự im lặng”.

Về mặt khách quan, có những sự việc, câu chuyện không nắm rõ chuyên môn, không có phương án để xác thực, đi sâu. Như chuyện điều tra trên báo chí, nhưng vẫn dấn thân, vẫn lao vào để rồi hậu quả là... thông tin đúng nhưng đi sai, lệch vấn đề, sai bản chất.

Do đó, người làm báo cần trau dồi, cần nhận diện tốt, trước khi thâm nhập, trước khi sẵn sàng lao vào cuộc. Chỉ cần thiếu kiến thức, thiếu sự chuẩn bị, giữa chừng có thể sẽ mất dấu thông tin, hoặc sẽ đi sai bản chất dẫn tới thông tin sai.

Ngoài sứ mệnh thông tin, còn là sứ mệnh kết nối lan tỏa tình thương, trách nhiệm, sự đùm bọc nhau trong khó khăn, hoạn nạn
Ngoài sứ mệnh thông tin, còn là sứ mệnh kết nối lan tỏa tình thương, trách nhiệm, sự đùm bọc nhau trong khó khăn, hoạn nạn.

Còn vì sao có những “cãi bẫy”, thật ra, không nên quá tiêu cực trong câu chuyện “những chiếc bẫy giăng sẵn”.

Bản thân người làm báo, cứ thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ, không có mục đích, ý thức cá nhân trong câu chuyện, trong tác phẩm báo chí thì sẽ luôn an toàn dẫu có bất kỳ cái bẫy nào giăng ra, đón lõng.

Một số vấn đề khi được người làm báo phát hiện, nó có thể gây hậu quả lớn cho đối tượng nếu câu chuyện được phản ánh lên công luận. Do đó, đứng trước những rủi ro, đối tượng sẽ chọn dùng tiền mua sự im lặng của người làm báo, hoặc sẽ sử dụng bẫy để bẫy người làm báo.

Gài bẫy với nhiều thủ đoạn, thậm chí nếu gài bẫy, dùng tiền mua chuộc không được. Thì quay sang đe dọa, uy hiếp tính mạng, gia đình...của người làm báo.

Nhiều vụ việc đã xảy ra, nhiều nhà báo bị uy hiếp, ném chất bẩn vào xe, vào nhà cửa... gây tâm lý nặng nề, uy hiếp bắt phải im lặng. Nếu không chúng sẽ không chỉ cảnh báo, mà xa hơn là hành hung, đánh đập. Chuyện phóng viên, nhà báo bị hành hung, đánh đập, cướp phương tiện tác nghiệp, uy hiếp tính mạng xảy ra khá phổ biến.

Ngoài bản lĩnh, nghiệp vụ tốt, thì cần nhạy bén, trau dồi rất nhiều kỹ năng thoát hiểm trước những vụ việc gặp phải. Trước những “cái bẫy” được soạn sẵn, cẩn nhận diện sớm, và có phương án sớm.

Tôi luôn có quan niệm, bản thân mỗi người làm công tác báo chí phải luôn nêu cao sự thiện lương không chỉ trong nghề nghiệp, mà còn trong cuộc sống đời thường.

Người làm công tác báo chí luôn phải giữ hình ảnh, hình tượng, đạo đức và lối sống tích cực nhất với mỗi người xung quanh. Sự lương thiện sẽ giúp người làm báo biết cầu toàn trong thông tin, nghề nghiệp.

Từ đó sẽ không ngừng học tập, trau dồi và ngày càng vững vàng trong công việc; luôn giữ sự tôn trọng với bạn đọc, đó là việc không còn những câu từ, tác phẩm cẩu thả, nhạt nhẽo về thông tin. Trên mặt trận thông tin, bạn phải nắm giữ trận địa của mình, phát huy chiều sâu bao gồm cả tác phong nghề nghiệp, tư duy, rèn giũa ngòi bút, rèn dũa áp lực, cũng như bản lĩnh nghề nghiệp.

Song hành với công tác thông tin, đó là giữ được trọng trách lan tỏa, kết nối yêu thương, đùm bọc, thường xuyên có những hoạt động thiện nguyện, góp sức cùng chính quyền các cấp trong công tác dân sinh.

Từ những hoạt động đó, chính ta càng cảm thấy tự hào hơn về nghề báo. Khi lan tỏa được tình thương, trách nhiệm và sứ mệnh thông tin, bạn sẽ hiểu làm báo vinh quang tới nhường nào.

Hoàng Phạm
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động