Nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trênChi cục THADS quận Hà Đông phối hợp với cơ quan chức năng tổ chức cưỡng chế giao tài sản thi hành án tại phường Phú La, quận Hà Đông |
Cục Thi hành án dân sự TP Hà Nội cho biết, trong 6 tháng đầu năm 2022, về việc: Tổng số việc giải quyết: 39.154 việc; tổng số việc phải thi hành: 38.617 việc; trong đó số có điều kiện thi hành: 27.807 việc chiếm 72% trong tổng số phải thi hành. Số việc thi hành xong: 12.471 việc, đạt tỷ lệ 44.85%.
Về tiền: Tổng số tiền giải quyết: 55.588.373.818.000 đồng; tổng số tiền phải thi hành: 49.276.704.775.000 đồng; trong đó số có điều kiện thi hành: 29.338.955.575.000 đồng chiếm 60% trong tổng số phải thi hành. Số tiền thi hành xong: 4.276.300.956.000 đồng, tăng 618.489.501.000 đồng, đạt tỷ lệ 14.58%.
Theo đó, tổng số thụ lý về việc và tiền ngày càng tăng nhưng các cá nhân và tập thể các cơ quan Thi hành án đã tăng cường sự đoàn kết, tranh thủ sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền và sự phối hợp của các ngành. Đồng thời đề cao ý thức trách nhiệm trong công tác, chủ động đề ra các giải pháp và biện pháp tổ chức giải quyết việc thi hành án, nâng cao kết quả thi hành án. Tuy nhiên, so với cùng kỳ năm ngoái, thụ lý mới tiếp tục tăng cao và kết quả thi hành xong đạt được còn thấp so với toàn quốc.
Nhiều nguyên nhân đã được Cục Thi hành án dân sự TP Hà Nội thẳng thắn nhìn nhận, phân tích, có cả nguyên nhân chủ quan và khách quan, trong đó có thể kể đến như số lượng tiền phải thi hành ngày càng tăng cao, nhiều vụ việc rất khó khăn, phức tạp, tài sản kê biên khó bán đấu giá, hành lang pháp lý cho việc thu hồi tài sản cho Nhà nước còn nhiều nội dung chưa được cụ thể, trong khi đó năng lực của công chức, chấp hành viên chưa đồng đều, phải kiêm nhiệm dẫn đến quá tải công việc; một số lãnh đạo đơn vị chưa thực sự quyết liệt…
Để khắc phục những khó khăn, tồn tại, phấn đấu hoàn thành chỉ tiêu, nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2022, Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự TP Hà Nội Phạm Văn Dũng yêu cầu các Phòng chuyên môn thuộc Cục và Chi cục Thi hành án dân sự trực thuộc, trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ cần nâng cao hơn nữa vai trò của người đứng đầu, gắn trách nhiệm với công tác chỉ đạo, điều hành để tạo chuyển biến tích cực trong công tác phối hợp trong nội bộ cơ quan Cục Thi hành án dân sự và giữa các cơ quan Thi hành án dân sự TP Hà Nội với các cơ quan, ban ngành khác.
Đồng thời, đôn đốc, kiểm tra các Chi cục theo kế hoạch, tập trung vào những đơn vị còn tồn nhiều vụ việc đã đấu giá thành nhưng chưa giao được tài sản, những đơn vị có lượng việc, tiền phải thi hành lớn, ảnh hưởng đến chỉ tiêu chung của toàn TP và các đơn vị có kết quả thi hành án đạt tỷ lệ thấp, có nhiều vụ việc phức tạp, khó khăn, vướng mắc.
Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc lựa chọn tổ chức thẩm định giá, bán đấu giá tài sản ở Cục và các Chi cục trực thuộc, chỉ đạo Phòng nghiệp vụ và các Chi cục trực thuộc cân nhắc kỹ trong việc ký hợp đồng, chỉ ký với những tổ chức uy tín và có đầy đủ năng lực pháp lý, thủ tục bám sát quy định của pháp luật, tránh trường hợp có vi phạm xảy ra.
Cùng với đó, tăng cường kiểm tra việc thực hiện kế hoạch số 44/KH-TU ngày 26/10/2021 của Thành ủy Hà Nội về việc thực hiện chỉ thị số 04-CT/TW ngày 02/6/2021 của Ban bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thu hồi tài sản bị thất thoát, chiếm đoạt trong các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế trên địa bàn TP của các Chi cục trực thuộc.
Tiếp tục điều động, chuyển đổi vị trí công tác đối với công chức các cơ quan THADS trên địa bàn. Tăng cường công tác phối hợp giữa các đơn vị trong nội bộ ngành thi hành án và các ban ngành liên quan, yêu cầu Lãnh đạo Cục, Trưởng các Phòng chuyên môn, Chi cục trưởng Chi cục Thi hành án trực thuộc quan tâm, sát sao có tham mưu kịp thời cho Ban chỉ đạo thi hành án dân sự TP, quận, huyện giải quyết những khó khăn vướng mắc trong quá trình phối hợp tổ chức thi hành án.
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại