Thứ sáu 22/11/2024 02:17

Năm tháng không quên của nữ dũng sĩ phá bom nổ chậm

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Bà Phạm Thúy Hồng (SN 1949, nguyên quán tỉnh Nam Định, trú quán xã Vạn Thái, huyện Ứng Hòa) từng là nữ dũng sĩ phá bom nổ chậm đầu tiên của Đại đội C263 Đội thanh niên xung phong (TNXP) 39 Nam Định, với nhiệm vụ mở đường lối liền huyết mạch giao thông phục vụ cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
Nữ chiến sĩ TNXP phá bom nổ chậm Phạm Thúy Hồng được mệnh danh là cô gái trong lòng đất  Ảnh: NVCC
Nữ chiến sĩ TNXP phá bom nổ chậm Phạm Thúy Hồng được mệnh danh là cô gái trong lòng đất. Ảnh: NVCC

Nữ TNXP đầu tiên phá bom nổ chậm của Đại đội C263

16 tuổi, biết giác ngộ cách mạng, nữ thanh niên Phạm Thúy Hồng, quê ở thôn Tân Thành (xã Nam Tân, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định) khi ấy đã tình nguyện tham gia lực lượng TNXP chống Mỹ cứu nước, công tác tại Đại đội C263 - Đội TNXP 39 Nam Định. Sau hơn một năm phục vụ tại các vùng trọng điểm ở Thanh - Nghệ - Tĩnh, cuối năm 1966, bà Hồng cùng đơn vị hành quân vào Quảng Bình để thực hiện chủ trương mở con đường phát tuyến tránh đèo Ngang, nằm ở địa bàn xã Quảng Trường, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình.

Trong quá trình làm đường, đơn vị bị địch phát hiện và những trận mưa bom bắt đầu trút xuống cả ngày lẫn đêm. Nơi đơn vị làm nhiệm vụ có địa hình đồi núi nên khi máy bay địch lao vào từ phía biển rất khó phát hiện, đã gây nên nhiều tổn thất, khó khăn trong thực hiện nhiệm vụ.

Trước tình hình địch đánh phá ngày càng ác liệt, cấp ủy, chỉ huy đơn vị họp, quyết định thành lập tổ phòng không, gồm 8 đồng chí, chốt trực trên núi 24/24 giờ hàng ngày, với các nhiệm vụ chính là: gác phòng không, khi máy bay địch đến thì đánh kẻng báo động cho đơn vị thi công dưới mặt đường vào hầm trú ẩn; bắn máy bay địch bằng súng 12 ly 7 và AK khi chúng lao xuống thấp; theo dõi, đếm số bom chúng ném xuống mặt đất và xác định số bom nổ, bom chưa nổ, vị trí bom rơi để cắm tiêu đánh dấu rồi báo về đơn vị tìm cách xử lý, rà, phá,…

Biết đây là công việc vô cùng khó khăn, nguy hiểm, nhưng nữ đảng viên trẻ Phạm Thúy Hồng đã xung phong cùng 7 đồng đội nữ đảm nhận công việc này. Công việc hàng ngày của các cựu TNXP trên chốt rất gian khổ, nguy hiểm, điều kiện sống lại khó khăn, nước uống, nước sinh hoạt vô cùng thiếu thốn. Tuy vậy, những cô gái TNXP tổ phòng không vẫn luôn yêu đời, sẻ chia, giúp đỡ nhau. Dưới sự chỉ huy của bà Phạm Thúy Hồng, chị em trong tổ tích cực khắc phục khó khăn, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.

Một ngày giữa tháng 7/1967, tổ phòng không báo về cho đơn vị số bom Mỹ thả chưa nổ, đã cắm tiêu, nhưng đơn vị không có công binh, chưa ai được hướng dẫn gỡ bom nổ chậm. Để xử lý tình huống khẩn cấp, chi bộ và Ban chỉ huy đội quyết định thành lập tổ phá bom nổ chậm, với tên gọi là tổ Quyết tử, gồm 12 đồng chí để phá bom địch. Do tính chất nguy hiểm của nhiệm vụ, trước mỗi lần đi phá bom, Đại đội lại làm lễ truy điệu sống cho tổ Quyết tử, như một cuộc tiễn đưa không có ngày về.

Trong lần phá bom đầu tiên, 2 cấp trên của bà Hồng, thành viên tổ Quyết tử là đồng chí Đỗ Đức Kha - Đại đội phó sản xuất và đồng chí Lê Thái Xoang - Đại đội phó đời sống đang đưa mìn vào sát thân bom thì bất ngờ bom nổ. Hai đồng chí đã anh dũng hy sinh. Chỉ 3 ngày sau, khi đang làm nhiệm vụ phá bom nổ chậm, đồng chí Nguyễn Xuân Quỳ cũng anh dũng hy sinh. Chỉ trong vòng 4 ngày, tổ Quyết tử đã mất đi 3 chiến sĩ. Để đảm bảo quân số và nhiệm vụ của tổ Quyết tử, bà Hồng xung phong gia nhập và được Ban chỉ huy đồng ý, quyết định bổ sung vào tổ Quyết tử. Bà cũng trở thành nữ chiến sĩ duy nhất đảm nhận công việc phá bom nổ chậm đầy nguy hiểm này.

Biến đau thương thành hành động

Đối diện với sự gian xảo, tàn ác của địch, các TNXP càng quyết tâm, kiên cường hoàn thành công việc. Nếu như địch đánh ban đêm thì các chiến sĩ của ta thông đường ban ngày và ngược lại, vừa thông đường, vừa rà phá bom, linh hoạt trú ẩn, tìm cách bắn phá máy bay địch,... Rất nhiều đêm quân địch bắn pháo sáng, rải bom bi ở đường công vụ, rải bom lân tinh tại các đường đi, các trại chăn nuôi để phá kinh tế,... Với những trận rải bom bi, chiến sĩ của ta tìm cách gom lại để vô hiệu hóa.

Bà Hồng kể lại: “Tính chất nhiệm vụ của các TNXP đội phá bom thực sự nguy hiểm. Trong thực tế, có nhiều quả bom chưa kịp đánh đã phát nổ, nhiều đồng chí, đồng đội đã hy sinh. Phá quả bom đầu tiên không chỉ có cảm giác sợ, mà còn có những ám ảnh về nỗi đau thương, sự hy sinh mất mát của những người đồng đội, mà cho tới giờ, tôi vẫn không thể nào quên”.

Bà Hồng chia sẻ thêm: “Cuộc đời TNXP chúng tôi và cả những người lính thời chiến bi thương lắm, có những đồng đội vừa buổi sáng còn làm đường cùng mình vẫn hát hò vui vẻ, 4h chiều địch ném bom đã không còn. Có những đồng đội, hy sinh, mất tích trong hầm (hầm ngay gần đường để dễ trú ẩn - PV), song bom địch cày phá dữ dội không biết vị trí của hầm. Khi nghe tiếng quạ kêu mới xác định được vị trí, bới tìm mới thấy thi thể các đồng chí nhưng cũng không còn nguyên vẹn. Có những trận đánh trên đồi, đồng đội hy sinh, thi thể rơi xuống sông bị nước chảy xiết cuốn đi không tìm được,… Có nhiều đơn vị hơn 200 người nhưng hy sinh gần hết, chỉ còn lại vài người, khiến đơn vị phải sáp nhập vào đơn bị khác… Tôi không nhớ bản thân đã truy điệu bao nhiêu đồng đội của mình. Chiến tranh khiến lằn ranh sự sống và cái chết rất đỗi mong manh. Nhưng chúng tôi đã biến đau thương thành hành động, quyết tâm, dũng cảm với mục tiêu tất cả vì sự thông suốt của những con đường”.

Bà Hồng cho biết, công việc phá bom hi sinh lúc nào không hay nên đòi hỏi phải gan dạ, tỉnh táo, nhạy bén, cẩn trọng trong mọi trường hợp. Bà nhớ mãi kỷ niệm trong một lần phá bom nổ chậm, gài thuốc kích nổ, dây dẫn cháy nhanh, không chạy vào hầm kịp nên bị bom nổ đánh đất đá trùm lên, dẫn đến bị thương. Lần khác, trên đường đi làm nhiệm vụ tuyển quân, đoàn bị thả bom rốc két ác liệt, nhiều người chết, bị thương, bị lạc, bà Hồng bị mất liên lạc với đồng đội. Đơn vị tưởng bà đã hy sinh nên báo tử về quê,...

Năm 1968, Bà Hồng được cử đi báo cáo thành tích tại Đại hội những dũng sĩ phá bom đầu tiên (Đại hội Dũng sĩ toàn quốc) của Bộ Giao thông - Vận tải. Bà được bầu tham gia đoàn chủ tịch điều hành Đại hội và đặc biệt còn được gặp Đại tướng Võ Nguyên Giáp.

Sau 5 năm phục vụ tại chiến trường, năm 1969, bà Hồng chuyển về trường Thông tin liên lạc của Bộ Giao thông - Vận tải và được bầu làm Bí thư Đoàn trường. Sau khi sơ tán về Ứng Hòa, năm 1970 bà kết hôn với họa sĩ Lai Vu và sống ở quê chồng tại xã Vạn Thái, Ứng Hòa, Hà Nội. Được gia đình động viên, bà liên tục tham gia nhiều công tác khác nhau, đảm nhận nhiều vai trò như: Chi hội trưởng chi hội Phụ nữ thôn, Chủ tịch Hội Phụ nữ xã, Chủ tịch Hội cựu TNXP xã Vạn Thái,... Trong bất cứ công việc nào, bà Hồng cũng luôn cống hiến hết mình, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, được tặng thưởng nhiều bằng khen, giấy khen.

Bà cũng là một tấm gương tiêu biểu của địa phương trong học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.

Nữ chiến sĩ TNXP phá bom nổ chậm anh dũng, kiên cường Phạm Thúy Hồng được đồng đội mệnh danh là cô gái trong lòng đất. Bà còn được tặng khăn thêu 8 chữ vàng Hội LHPN Việt Nam “Anh hùng, Bất khuất, Trung hậu, Đảm đang”. Câu chuyện của bà khi được kể lại đã tạo cảm hứng cho nhiều nhà thơ, nhà văn khắc họa hình ảnh đẹp của những người lính từng vào sinh ra tử, chiến đấu, giành lại nền độc lập, tự do cho đất nước.

Tên tuổi “dũng sĩ nhí” trở thành “tên làng”
"Dũng sĩ tái chế" chung tay lan truyền lối sống xanh
Hồng Giang - Huy Nguyện
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»
Công dân Việt Nam không nên đến Ucraina trừ trường hợp thực sự cần thiết

Công dân Việt Nam không nên đến Ucraina trừ trường hợp thực sự cần thiết

Trước diễn biến xung đột giữa Nga và Ucraina, trong đó có nguy cơ leo thang và lan rộng đến một số thành phố lớn của Ucraina, Bộ Ngoại giao Việt Nam khuyến cáo công dân Việt Nam...
Tổng Bí thư Tô Lâm: thực hiện thắng lợi cách mạng về tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị

Tổng Bí thư Tô Lâm: thực hiện thắng lợi cách mạng về tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị

Ngày 19/11, Ban Chỉ đạo Trung ương về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW, ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII.
Bài phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Bài phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tổng Bí thư cho biết ngành giáo dục Việt Nam cần phấn đấu tăng hạng trên bản đồ giáo dục khu vực và quốc tế, đến năm 2030 Việt Nam trong 3 nước đứng đầu ASEAN.
Việt Nam có đầy đủ cơ sở pháp lý, bằng chứng lịch sử khẳng định chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa

Việt Nam có đầy đủ cơ sở pháp lý, bằng chứng lịch sử khẳng định chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa

Việt Nam kiên quyết, kiên trì thực hiện các biện pháp phù hợp với luật pháp quốc tế, trong đó có UNCLOS 1982, để thực thi chủ quyền đối với quần đảo Trường Sa của Việt Nam...
Xây dựng Thủ đô phát triển xứng tầm trong kỷ nguyên vươn mình của đất nước

Xây dựng Thủ đô phát triển xứng tầm trong kỷ nguyên vươn mình của đất nước

Ngày 21/11, Thành ủy - HĐND - UBND - Ủy ban MTTQ TP Hà Nội tổ chức Hội nghị tổng kết các hoạt động kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô.
Hội Luật gia TP Hà Nội đón nhận Huân chương Lao động hạng Ba

Hội Luật gia TP Hà Nội đón nhận Huân chương Lao động hạng Ba

Trong 2 ngày 19-20/11, tại Hà Nội đã diễn ra Đại hội Đại biểu Hội Luật gia TP Hà Nội lần thứ VIII, nhiệm kỳ 2024-2029.
Tạo đột phá cho ứng dụng “Công dân Thủ đô số” - iHanoi

Tạo đột phá cho ứng dụng “Công dân Thủ đô số” - iHanoi

Sau gần 5 tháng triển khai, ứng dụng “Công dân Thủ đô số” - iHanoi đã trở thành kênh tương tác trực tuyến trên môi trường số giữa công dân, doanh nghiệp và chính quyền các cấp trên địa bàn TP Hà Nội. Hàng nghìn phản ánh, kiến nghị được xử lý nhanh chóng, đem lại sự hài lòng cho người dân.
Kỳ 3: Lan tỏa mô hình hay, mang lại lợi ích cho cộng đồng

Kỳ 3: Lan tỏa mô hình hay, mang lại lợi ích cho cộng đồng

Thời gian qua, Hội Liên hiệp Phụ nữ TP Hà Nội đã tích cực triển khai, lan tỏa nhiều mô hình hay, mang lại lợi ích cho cộng đồng. Một trong những mô hình tiêu biểu là “Chi hội phụ nữ văn minh trong việc cưới, việc tang”, góp phần quan trọng vào công tác tuyên truyền thực hiện Chỉ thị 11 của Thành ủy Hà Nội về thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, trật tự văn minh đô thị.
Hội thảo Khoa học Quốc gia: Kỷ nguyên mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam

Hội thảo Khoa học Quốc gia: Kỷ nguyên mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam

Ngày 15/11, Hội đồng Khoa học các cơ quan Đảng Trung ương và Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản đã tổ chức Hội thảo Khoa học Quốc gia với chủ đề "Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn".

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động