Năm 2023 nhiều ngành xuất khẩu hứa hẹn đầy triển vọng
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên Năm 2023 nhiều ngành xuất khẩu hứa hẹn đầy triển vọng |
Năm qua, tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) xếp hạng Việt Nam Nam liên tục nằm trong nhóm 30 nước, vùng lãnh thổ có trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa lớn nhất trên phạm vi toàn cầu trong những năm gần đây. Theo một số dự báo, 2023 có thể là một năm ảm đạm của nền kinh tế toàn cầu bởi tác động từ những hệ luỵ của xung đột quân sự, khủng hoảng giá nhiên liệu, lạm phát khiến kinh tế thế giới suy giảm, tác động rất lớn đến hoạt động xuất khẩu của Việt Nam. Nhưng ngay đầu năm Quý Mão đã có nhiều ngành xuất khẩu của nước ta đã hứa hẹn nhiều triển vọng.
Nông sản tiếp tục thuận lợi trong năm 2023
Năm 2022 là một năm khá thành công của những nhà xuất khẩu và sản xuất lương thực Việt Nam. Sản lượng xuất khẩu đạt mốc trên 7 triệu tấn vào cuối tháng 12 là sự bất ngờ lớn với cả những người hoạt động trong ngành. Không những thế năm qua sản phẩm gạo của Việt Nam chính thức khai thông các thị trường khó tính như: Tập đoàn Lộc Trời đã thành công đưa gạo mang thương hiệu Việt vào các hệ thống siêu thị ở Pháp, với sự kiện ra mắt gạo Jasmin được bán trên toàn hệ thống của E.Leclers.
Tập đoàn Tân Long lần đầu tiên, gạo ST25 Việt Nam mang thương hiệu A An, do Công ty Suntomi International nhập khẩu và Công ty Spice House phân phối đã được bày bán chính thức tại các siêu thị, cửa hàng tại Nhật Bản. Đánh dấu một mốc khai phá một thị trường “siêu” khó tính với hệ thống tiêu chuẩn khắt khe.
Nhiều thị trường cao cấp trên thế giới lựa chọn, các nước nhập khẩu gạo lớn gồm Trung Quốc, châu Phi và khu vực Đông Nam Á như Philippines, Indonesia… cũng đang có nhu cầu lớn mua gạo Việt Nam.
Philippines, thị trường tiêu thụ gạo lớn nhất của Việt Nam. Năm 2023 Chính phủ nước này quyết định duy trì thuế nhập khẩu gạo ở mức 35%. Với chính sách này là thông tin tốt cho xuất khẩu gạo Việt Nam bởi nó đảm bảo cho tính ổn định của thị trường.
Số liệu của Tổng cục Hải quan cho thấy trong 11 tháng năm 2022, Philippines vẫn đứng đầu về tiêu thụ gạo của Việt Nam, chiếm gần 45% trong tổng lượng và gần 43% trong tổng kim ngạch gạo xuất khẩu của cả nước, đạt gần 3 triệu tấn, tương đương 1,4 tỷ USD, tăng 30% về lượng và tăng 18% về kim ngạch
Ông Đỗ Hà Nam, Phó chủ tịch Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), cho hay quốc gia này có thể cần nhập khẩu ít nhất ba triệu tấn gạo vào năm 2023 do tình trạng thiếu hụt đang diễn ra khi sản lượng gạo ở mức thấp hơn so với nhu cầu. Điều này cho thấy năm tới sẽ là năm ổn định cho việc xuất khẩu gạo vào Philippines.
Tương tự, ông Phạm Thái Bình, Tổng giám đốc Công ty CP Nông nghiệp công nghệ cao Trung An, dự báo năm 2023 sẽ tiếp tục là năm khả quan với hoạt động xuất khẩu gạo. Riêng với Trung An, doanh nghiệp đã ký kết và sẽ giao khoảng 30.000 tấn gạo trong quý I/2023 cho các thị trường như Malaysia, Singapore, Hàn Quốc.
Cũng theo ông Bình, nhu cầu nhập khẩu gạo ở nhiều quốc gia châu Á, nơi chiếm 90% sản lượng gạo toàn cầu sẽ còn tăng cao do thời tiết khắc nghiệt ở nhiều quốc gia này. Bên cạnh đó tình trạng biến đổi khí hậu, hạn hán gay gắt ở Mỹ, châu Âu và Trung Quốc, nước có nhu cầu tiêu thụ gạo lớn nhất thế giới, đang đặt nguồn cung gạo vào tình trạng thiếu hụt.
Trong bối cảnh đó, các chuyên gia của Công ty CP Chứng khoán VNDirect dự báo rằng gạo thế giới và gạo xuất khẩu Việt Nam sẽ còn tiềm năng tăng giá trong 2023.
Dự báo năm 2023 ngành nông sản Việt Nam khởi sắc. Trong khi đó, ông Nguyễn Đình Tùng, Tổng giám đốc Công ty Vina T&T Group, cho biết năm 2023, doanh nghiệp đặt mục tiêu tăng trưởng 40% so với năm 2022. Cơ sở cho kế hoạch này là đến nay trái sầu riêng đã được xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc. Hàng năm, Trung Quốc chi khoảng 4,5 tỷ USD để nhập khẩu từ các nước. Việt Nam có lợi thế nhất định về địa lý gần, việc vận chuyển nhanh hơn nhiều nước nên loại quả này được kỳ vọng sẽ mang hơn 1 tỷ USD cho ngành nông nghiệp.
Bên cạnh đó sẽ là năm bùng nổ của ngành rau quả. Dự báo mức tăng trưởng có thể sẽ vào khoảng 20-30% so với năm trước, khi Trung Quốc dần gỡ bỏ chính sách Zero COVID. Trong khi nông sản của Việt Nam được các nước quan tâm nhiều hơn đánh giá sản phẩm tốt cho sức khỏe, mặt hàng tươi ngon, đạt tiêu chuẩn dinh dưỡng.
Thị trường ngách, miếng bánh ngọt của xuất khẩu Việt
Một nhận định thị trương nhiều tiềm năng, các nhà doanh nghiệp cho biết hiện nay nhu cầu nhập khẩu của Nhật Bản hiện đang rất lớn các sản phẩm ngành hàng tiêu dùng, thực phẩm cho hệ thống siêu thị AEON, ITPC…
Đại diện, Tổng Giám đốc Công ty AEON Topvalu Việt Nam, cho biết Nhật Bản là nền kinh tế lớn thứ 3 thế giới với nhu cầu nhập khẩu ngày càng cao, đặc biệt là các sản phẩm thuộc nhóm hàng thực phẩm, tiêu dùng như dệt may, dày dép, thủy sản, nông sản, thực phẩm, đồ nhựa, gỗ… Dòng sản phẩm này Việt Nam có nhiều lợi thế về điều kiện phát triển. Hiện AEON là tập đoàn bán lẻ hàng đầu Nhật Bản đang ưu tiên nhập khẩu 4 nhóm sản phẩm dệt may, thực phẩm, đồ gia dụng và chăm sóc sức khỏe của Việt Nam trên toàn hệ thống siêu thị toàn cầu.
Một phương án cứu cánh cho những ngành xuất khẩu trước những biến động lớn, bất ngờ của thị trường toàn cầu như ngành may mặc. Năm 2023 các doanh nghiệp vẫn đang nỗ lực, không ngừng tìm kiếm đơn hàng, tìm phương án thích ứng để duy trì sản xuất và việc làm cho người lao động.
Đại diện Công ty TNHH May mặc Dony cho biết, trong thời gian tới chiến lược khách hàng sẽ tập trung vào nhóm khách hàng mới có nhu cầu số lượng lớn, giá rẻ dịch chuyển từ Trung Quốc sang Việt Nam. Cách đây một tháng, doanh nghiệp cũng đối diện tình trạng không có hoặc rất ít đơn hàng sản xuất nhưng sau đó công ty tìm được những đơn hàng dịch chuyển từ Trung Quốc sang và đã xuất được 2 container 40 feet đi Mỹ, nhờ đó công nhân có đủ việc làm đến cuối năm. Và tiếp đó, công ty chốt được đơn hàng khác cũng là khách hàng từ Trung Quốc dịch chuyển sang.
Để ổn định thị trường xuất khẩu các doanh nghiệp kỳ vọng đó sự ổn định của thị trường tài chính trong nước. Mới đây của NHNN cho biết ba bài toán lớn nhất của ngành ngân hàng bao gồm căng thẳng tín dụng, tỷ giá và niềm tin trên thị trường đã được hóa giải. Đây là cơ sở để các chuyên gia kinh tế tin rằng, lãi suất sẽ hạ nhiệt trong quý I và trở về ổn định vào cuối quý II/2023.
"Các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh sẽ có nguồn tín dụng tăng dần với lãi suất tốt từ quý II/2023 trở đi. Hoạt động xuất khẩu có thể sẽ phục hồi tăng vào quý II/2023. Đồng thời, nền kinh tế nội địa sẽ giảm khó khăn từ quý II/2023 và có sự tăng trưởng tích cực từ quý III/2023 do hiệu ứng đầu tư công và ổn định tài chính tiền tệ", Tiến sĩ Đinh Thế Hiển, Chuyên gia kinh tế dự báo.
Kim ngạch xuất khẩu Việt Nam năm qua nhiều điểm sáng | |
Giá gạo xuất khẩu của Việt Nam tăng mạnh | |
Xuất khẩu rau quả Việt đón tin vui mới năm 2023 |
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại