Thứ sáu 22/11/2024 10:28
Quốc hội thông qua Dự thảo Nghị quyết về kế hoạch phát triển KT-XH năm 2023

Năm 2022, việc nợ ban hành văn bản quy định chi tiết luật, pháp lệnh tăng mặc dù số văn bản cần ban hành ít

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Chiều 10/11, Quốc hội nghe Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh trình bày báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Nghị quyết về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023, sau đó các Đại biểu tiến hành biểu quyết thông qua. Kết quả biểu quyết điện tử tại phiên họp cho thấy có 465 đại biểu Quốc hội tán thành thông qua Nghị quyết, chiếm 93,37%.
Năm 2022, việc nợ ban hành văn bản quy định chi tiết luật, pháp lệnh tăng mặc dù số văn bản cần ban hành ít
Các Đại biểu nhấn nút thông qua Nghị quyết về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023

Theo đó, thực hiện Chương trình tiêm chủng và áp dụng các biện pháp thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19 cùng các giải pháp hỗ trợ người dân, doanh nghiệp, đời sống người dân và các hoạt động sản xuất, kinh doanh dần trở lại trạng thái bình thường; kinh tế - xã hội cả nước phục hồi tích cực. GDP 9 tháng đầu năm 2022 tăng 8,83% so với cùng kỳ, là mức tăng cao nhất của 9 tháng trong giai đoạn 2011-2022, nhất là quý III tăng 13,67%. Đà phục hồi tăng trưởng được ghi nhận ở cả 3 khu vực của nền kinh tế; ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tiếp tục là động lực tăng trưởng với tốc độ tăng 10,69%. Kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát được kiểm soát, CPI 9 tháng tăng 2,73%; lạm phát cơ bản tăng 1,88%. Các cân đối lớn được bảo đảm; thị trường tiền tệ cơ bản ổn định, Việt Nam đồng được đánh giá là một trong những đồng tiền ổn định nhất trong khu vực.

Các lĩnh vực của đời sống xã hội tiếp tục phát triển toàn diện hơn. Công tác quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường được tăng cường, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng chống thiên tai, thực hiện tốt các cam kết COP26. Hội nghị Văn hóa toàn quốc được tổ chức thành công, có tác động rất lớn, tạo sự chuyển biến tích cực trong toàn ngành văn hóa. Công tác xây dựng, hoàn thiện thể chế tiếp tục được đẩy mạnh; công tác thi hành án dân sự, nhất là xử lý các vụ việc phức tạp, kéo dài, xử lý thu hồi tài sản bị chiếm đoạt, thất thoát trong các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế tiếp tục được quan tâm, tập trung chỉ đạo quyết liệt; quốc phòng, an ninh được giữ vững, trật tự, an toàn xã hội được bảo đảm, cục diện đối ngoại được giữ thuận lợi.

Việt Nam là quốc gia duy nhất ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương và là một trong 4 quốc gia trên thế giới được Moody’s nâng hạng tín nhiệm kể từ đầu năm đến nay. Ước thực hiện cả năm 2022 có 14/15 chỉ tiêu về phát triển kinh tế - xã hội đạt và vượt mục tiêu, trong đó tăng trưởng GDP ước khoảng 8%; CPI khoảng 4%.

Bên cạnh đó vẫn còn một số tồn tại, hạn chế như: Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội còn hạn chế; các gói hỗ trợ thực hiện còn chậm, gói hỗ trợ lãi suất (2%) qua hệ thống ngân hàng thương mại có tỷ lệ giải ngân rất thấp. Việc “phấn đấu giảm lãi suất cho vay khoảng 0,5% - 1% trong 2 năm 2022 và 2023, nhất là đối với lĩnh vực ưu tiên” không thực hiện được, doanh nghiệp khó tiếp cận nguồn vốn tín dụng.

Việc xử lý các ngân hàng thương mại yếu kém, các dự án, doanh nghiệp chậm tiến độ, kém hiệu quả, thua lỗ tiếp tục được triển khai theo các Đề án được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt cho giai đoạn 2021-2025 nhưng kết quả chưa rõ nét, mới chỉ dừng ở phê duyệt phương án, triển khai thực hiện còn chậm, chưa đi vào thực chất.

Xuất khẩu có dấu hiệu chậm lại; việc triển khai các dự án quan trọng quốc gia, các dự án trọng điểm như Dự án xây dựng một số đoạn đường bộ cao tốc trên tuyến Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2017-2020, Dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư Cảng Hàng không quốc tế Long Thành và Dự án đầu tư xây dựng Cảng Hàng không quốc tế Long Thành giai đoạn 1… còn nhiều khó khăn, vướng mắc, ảnh hưởng đến tiến độ của các dự án.

Thị trường chứng khoán, thị trường trái phiếu doanh nghiệp phát triển nhanh nhưng có nhiều biến động và tiềm ẩn rủi ro. Vụ việc xảy ra tại Công ty Cổ phần Tập đoàn Đầu tư An Đông và các tổ chức, đơn vị có liên quan cùng với những vụ việc khác liên quan đến thị trường trái phiếu đã xảy ra trong nămđang được xã hội, người dân rất quan tâm. Thị trường bất động sản có dấu hiệu tăng nóng trong những tháng đầu năm 2022, có tình trạng “đẩy giá” gây sốt ảo bất động sản. Rủi ro liên thông giữa thị trường vốn với hệ thống các tổ chức tín dụng và thị trường bất động sản gia tăng.

Tình trạng chuyển dịch lao động từ khu vực công sang khu vực khác; nhiều công chức, viên chức trong ngành y tế, giáo dục thôi việc hoặc bỏ việc gây lo ngại trong dư luận xã hội ngay sau thời gian dài chống dịch COVID-19. Ngoài ra, còn những khó khăn, vướng mắc trong xây dựng nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân; tỷ lệ bao phủ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp còn thấp.

Tình trạng thiếu thuốc, vật tư, thiết bị y tế xảy ra tại bệnh viện công ở nhiều địa phương, ảnh hưởng lớn tới công tác khám bệnh, chữa bệnh. Ngành giáo dục chưa khắc phục triệt để việc thừa, thiếu giáo viên cục bộ; cơ sở vật chất có nơi còn thiếu, chưa đồng bộ. Chất lượng một số sách giáo khoa theo Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 còn có hạn chế.

Hoạt động xây dựng, hoàn thiện pháp luật, hoạt động tư pháp còn một số tồn tại. So với năm 2021, việc nợ ban hành văn bản quy định chi tiết luật, pháp lệnh tăng mặc dù số văn bản cần ban hành ít hơn so với cùng kỳ năm trước. Số bản án hành chính đang phải thi hành còn nhiều. Tội phạm về kinh tế, tham nhũng gắn với “lợi ích nhóm” có chiều hướng gia tăng, nhiều vụ án tham nhũng gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, nhất là trong các lĩnh vực y tế, đất đai, đấu thầu, đấu giá, chứng khoán.

Một số vấn đề khác cần được quan tâm, báo cáo làm rõ như việc đơn giản hóa thủ tục hành chính, giấy tờ của công dân, tổ chức khi giải quyết công việc tại các cơ quan hành chính nhà nước, gắn với việc vận hành, kết nối các Cơ sở dữ liệu điện tử chuyên ngành, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư; các vấn đề về bạo lực, bóc lột, xâm hại tình dục trẻ em phức tạp, gây bức xúc trong dư luận xã hội; công tác quản lý biên giới; công tác phòng, chống cháy nổ; công tác tư tưởng, bảo đảm an toàn thông tin, an ninh mạng.

Về các chỉ tiêu báo cáo, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế nêu rõ, việc xây dựng kịch bản tăng trưởng, các chỉ tiêu chủ yếu đã được Chính phủ cân nhắc, tính toán kỹ lưỡng, mục tiêu CPI bình quân năm 2023 khoảng 4,5% để thực hiện mục tiêu tổng quát, tiếp tục ưu tiên giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, sát với tình hình thực tiễn và các dự báo trong nước, quốc tế; chỉ tiêu tốc độ tăng năng suất lao động cơ bản phù hợp với mục tiêu tăng trưởng GDP và dự báo về tốc độ tăng lực lượng lao động năm 2023.

Theo Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế, việc đặt chỉ tiêu ở mức cao thể hiện quyết tâm của Chính phủ, phấn đấu đạt được mục tiêu đề ra, đồng thời để bảo đảm hài hòa, linh hoạt trong thực hiện các mục tiêu năm 2023. Ngoài ra, tiếp thu nhiều ý kiến đại biểu, dự thảo Nghị quyết được thiết kế ngắn gọn, súc tích, các giải pháp tổng thể đã bao quát các nội dung chi tiết; mặt khác, một số nội dung cần được tiếp tục đánh giá tác động.

Kết quả biểu quyết điện tử tại phiên họp cho thấy có 465 đại biểu Quốc hội tán thành thông qua Nghị quyết, chiếm 93,37%.

Đại biểu đề nghị mở rộng quyền của người trúng đấu giá biển số xe ô tô Đại biểu đề nghị mở rộng quyền của người trúng đấu giá biển số xe ô tô
Bổ sung thông tin “nơi sinh” vào mẫu hộ chiếu cấp cho công dân Việt Nam Bổ sung thông tin “nơi sinh” vào mẫu hộ chiếu cấp cho công dân Việt Nam
Đăng Khôi
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động