Mưa lũ khiến 2 người mất tích, hàng trăm hecta cây trồng bị ngập nước
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trênTình trạng mưa lớn kéo dài gây ảnh hưởng đến nhiều tuyến đê trọng yếu trên địa bàn các huyện miền núi (ảnh Huy Hoàng) |
Theo báo cáo nhanh của Ban Chỉ huy Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai - Tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự tỉnh Thanh Hóa về tình hình thiệt hại và công tác triển khai, ứng phó với mưa lớn trên địa bàn tỉnh, tính đến cuối ngày 27/9, đã có 2 người bị mất tích do mưa lũ, trong đó 1 trường hợp là ở huyện Như Xuân còn 1 trường hợp ở huyện Quan Sơn. Hiện chính quyền, Nhân dân và lực lượng chức năng đang khẩn trương tìm kiếm nạn nhân.
Nhiều tuyến đường, đập tràn bị ngập nước khiến phương tiện và người không thể di chuyển qua (ảnh Huy Hoàng) |
Về thiệt hại về giao thông, theo báo cáo, đối với các tuyến quốc lộ uỷ thác do tỉnh quản lý: mưa lớn đã gây sạt taluy dương tại 3 vị trí với khối lượng khoảng 950m3 trên tuyến quốc lộ 15C, quốc lộ 217; xói lở lề đường tại 5 vị trí trên tuyến quốc lộ 217B với chiều dài khoảng 40m3; sa bồi mặt đường đường tại 8 vị trí trên tuyến quốc lộ 217B với khối lượng khoảng 70m3...
Tổng diện tích rau màu và các cây trồng khác bị ngập khoảng 520,69 ha; trong đó: huyện Hoằng Hoá 65 ha; huyện Vĩnh Lộc 152,94 ha; huyện Ngọc Lặc 36,3 ha; huyện Như Thanh 45,5 ha; huyện Nông Cống 61 ha; huyện Cẩm Thuỷ 132 ha; huyện Thường Xuân 27,95 ha. Ngoài ra, có hơn 17 ha diện tích ao nuôi trồng thuỷ sản bị ngập.
Toàn tỉnh Thanh Hóa có 20 hộ bị ảnh hưởng do ngập lụt, sạt lở đất tại huyện Thường Xuân; sạt lở mái đê phía sông tại K15+900 đê tả sông Hoàng, xã Đông Ninh, huyện Đông Sơn với chiều dài 10m và 230 m tường rào bị đổ tại huyện Như Thanh.
Theo thông tin ban đầu, mưa lớn đã gây ra thiệt tại tại một số địa phương tại tỉnh Thanh Hóa:
Hai ngày qua trên địa bàn huyện Thạch Thành đã có mưa vừa đến mưa rất to; vào hồi 13h lượng mưa đo được tại Trạm Thủy văn thị trấn Kim tân khoảng trên 180 mm. Mưa lớn đã gây ngập úng cục bộ tại các điểm tràn thuộc tuyến đường giao thông liên huyện từ xã Thạch Tượng (Thạch Thành) đi huyện Bá Thước và tuyến đường tỉnh 522 điểm tràn xã Thành Long đi xã Vĩnh Hùng (Vĩnh Lộc), nước ngập sâu từ 50 – 60cm gây khó khăn cho người và phương tiện qua lại, nhất là gây nguy hiểm đối với các cháu học sinh khi qua khu vực này.
Mưa lớn kết hợp nước thượng nguồn Hòa Bình đổ về nhanh đã làm cho mực nước sông Bưởi lên nhanh, tính đến 18h chiều 27/9, lũ trên sông Bưởi gây ngập và sạt lở một số khu vực đất canh tác của người dân trên địa bàn huyện Thạch Thành.
Cá biệt, mưa lũ đã gây sạt lở nghiêm trọng bờ sông đoạn qua thôn Vọng Thủy, xã Thành Trực. Đoạn bị sạt lở có chiều dài khoảng 1.400m, tiếp giáp với nơi sinh sống của 22 hộ dân với 82 nhân khẩu.
Xuất hiện nhiều điểm sạt lở mới tại đê bao xã Thạch Định (ảnh Q.T) |
Tại huyện Thường Xuân, mưa lớn đã làm ngập nhiều diện tích cây nông nghiệp tại các xã Thọ Thanh, Xuân Dương, Lương Sơn, Luận Thành...Nước dâng cao cũng làm ngập tràn Hón Dụ xã Luận Khê, tràn Hàng Cáu xã Vạn Xuân, tràn Nàng xã Tân Thành, tràn thôn Khoong xã Yên Nhân... gây cô lập một số xã và thôn trong huyện. Mưa lớn dài ngày cũng đã gây nên một số điểm bị sạt lở, làm gãy đổ cột điện, cây cối hoa màu.
Thông tin từ huyện Lang Chánh cho biết do mưa lớn kéo dài những điểm thường xuyên bị ngập lụt trên địa tràn huyện như, tràn Suối Mòng xã Tân Phúc; tràn suối Lưỡi khu Phố Chí Linh, thị trấn Lang Chánh... mực nước đang dâng cao, ảnh hưởng đến giao thông.
Hiện mực nước qua tràn Suối Mòng đã vượt qua tràn chừng 40 cm, chính quyền địa phương đang cắt cử lực lượng túc trực 24/24 để cấm các loại phương tiện và người dân qua lại.
Tại điểm tràn suối Lưỡi khu Phố Chí Linh hiện tại mực nước đang dâng cao, chính quyền thị trấn cũng đã cử lực lượng Công an túc trực, để không cho phương tiện, người dân qua tràn…
Hiện các đơn vị quản lý, khai thác công trình thủy lợi trong tỉnh Thanh Hóa đang vận hành 21 trạm bơm tiêu và các cống tiêu tự chảy bảo đảm tiêu úng cho các khu vực ngập lụt. Cấp ủy chính quyền các địa phương, các ngành, đơn vị liên quan đã và đang tập trung chỉ đạo, huy động lực lượng, vật tư, phương tiện khẩn trương khắc phục hậu quả thiên tai gây ra, sớm ổn định đời sống, sản xuất.
Để chủ động triển khai ứng phó với mưa, lũ và các hình thái thiên tai khác do mưa lớn gây ra, tỉnh Thanh Hoá đã kịp thời ban hành nhiều văn bản chỉ đạo. Theo đó, UBND tỉnh Thanh Hoá đã ban hành Công văn số 14417/UBND-NN, ngày 27/9/2023 về việc triển khai ứng phó với mưa lớn, lũ, ngập lụt, lũ quét, sạt lở đất; Ban Chỉ huy Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai - Tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự tỉnh Thanh Hóa đã ban hành 3 Công điện phát lệnh Báo động lũ trên các tuyến sông và 3 Công văn chỉ đạo ứng phó với thiên tai.
Ông Lê Đức Giang, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa cùng đoàn công tác đến các điểm sạt lở để kiểm tra và chỉ đạo khắc phục sự cố do mưa lũ gây ra (ảnh Q.T) |
Ngay trong ngày 27/9, Tỉnh uỷ, UBND tỉnh Thanh Hoá đã thành lập 3 Đoàn công tác do các đồng chí lãnh đạo tỉnh làm trưởng đoàn, cùng với Lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Văn phòng thường trực Chỉ huy phòng chống thiên tai tỉnh và các đơn vị liên quan tiến hành kiểm tra, chỉ đạo công tác ứng phó với thiên tai tại các địa phương.
Triển khai ứng phó với mưa lớn, lũ, ngập lụt, lũ quét và sạt lở đất | |
Lào Cai: Mưa lớn gây thiệt hại ước tính trên 255 tỷ đồng | |
Chủ động phòng chống dịch bệnh trong mưa lũ, ngập lụt |
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại