Thứ năm 25/04/2024 13:26

Một năm vượt sóng, sẵn sàng đón những cơ hội của 2023

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Năm 2022, kinh tế của Hà Nội phục hồi nhanh, tăng trưởng 8,89% - đạt cao trong nhiều năm trở lại đây và vượt kế hoạch đề ra. Trong đó, hoàn thành cả 22/22 chỉ tiêu kế hoạch đề ra, 5 chỉ tiêu vượt. Năm 2022 cũng là năm TP triển khai nhiệm vụ với khối lượng công việc lớn, vừa thực hiện nhiều nhiệm vụ cho trung và dài hạn. Tuy nhiên, dù tăng trưởng cao nhưng vẫn còn không ít tồn tại, hạn chế. Ấn phẩm Pháp luật và Xã hội đã có cuộc trao đổi với chuyên gia kinh tế, TS Nguyễn Minh Phong về chủ đề: Kinh tế Hà Nội - 1 năm nhìn lại.
TS Nguyễn Minh Phong
TS Nguyễn Minh Phong.

- Thưa TS Nguyễn Minh Phong, dưới góc nhìn của một chuyên gia kinh tế, ông đánh giá thế nào về những chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế mà Hà Nội đã đạt được trong năm 2022?

- Có thể nói Hà Nội là một trong những đầu tàu về kinh tế của cả nước, sự phát triển của Hà Nội tác động rất mạnh tới đời sống kinh tế - xã hội của quốc gia. Đặc biệt là những vấn đề liên quan tới tăng trưởng thị trường nội địa, cũng như đầu tư, GPI (chỉ số tiến bộ thực) và một số chỉ số về cơ cấu ngành khác. Thứ hai là sự phát triển của Hà Nội phụ thuộc vào tình hình chung của cả nước, do đó 2 mối quan hệ vĩ mô và vi mô giữa cả nước và Hà Nội có mối quan hệ rất chặt chẽ.

Trước Covid-19, Hà Nội luôn dẫn đầu và vượt trội so với cả nước ở nhiều chỉ số theo hướng tích cực. Ví dụ như GDP bao giờ cũng tăng cao hơn, tối thiểu cũng là 1,1 chứ không bao giờ bằng hoặc thấp hơn. Không như Đà Nẵng hay một số địa phương khác khi họ thuần túy về mặt dịch vụ thì dịch vụ mà kém đi là họ sẽ âm ngay. Hà Nội có một cái tốt, rất quan trọng từ xưa đến nay là chưa bao giờ tăng trưởng âm, hoặc tăng trưởng dưới mức trung bình của cả nước.

Điều thứ hai là về mặt lạm phát, Hà Nội cũng có năm hơn, có năm không bằng, nhưng mức độ chênh lệch không quá lớn. Nói cách khác, GPI của Hà Nội phản ánh khá chính xác mặt bằng của GPI cả nước. Và điều này thể hiện sự nỗ lực của Hà Nội, bởi Hà Nội là thị trường tiêu thụ lớn, dân số tập trung, do đó mà khả năng mất cân đối về cung cầu kéo theo việc lạm phát hàng tiêu dùng là rất dễ xảy ra. Nó thể hiện rất rõ ở những lúc bị thiếu thốn về thịt lợn, hoặc những mặt hàng nhạy cảm khác liên quan đến tiêu dùng thiết yếu.

Điều thứ ba là Hà Nội đóng góp một tỷ trọng rất lớn trong nguồn thu ngân sách, rồi trong các hoạt động thương mại, xuất nhập khẩu, phát triển công nghiệp và các hoạt động khác. Nhìn chung những chỉ số này cũng có những chỉ số cao hơn và chỉ số thấp hơn. Trong đó, đặc biệt chỉ số cao hơn thường nghiêng về ngành dịch vụ, bởi Hà Nội là trung tâm dịch vụ lớn. Hơn nữa, thị trường nội địa, thị trường trên địa bàn Hà Nội đã là một thị trường lớn rồi, do đó dịch vụ có cơ hội phát triển tốt hơn và hầu hết đều cao hơn so với mức độ tăng trưởng dịch vụ chung của cả nước.

- Thưa ông, trong các chỉ số tăng trưởng, tôi có quan tâm đến chỉ số tăng trưởng trong sản xuất công nghiệp, Hà Nội hơi thấp hơn cả nước một chút, ông có thể phân tích về điều này?

- Trong những năm gần đây, Hà Nội có xu hướng chậm lại của tăng trưởng công nghiệp. Ngay cả trong 11 tháng của năm nay cũng như vậy. Sản xuất công nghiệp của cả nước đã tăng tới 9% so với cùng kỳ thì Hà Nội chỉ tăng 8,7%. Vì thường công nghiệp của cả nước phụ thuộc rất nhiều vào các trung tâm công nghiệp mới như Bắc Ninh, Bình Dương, Đồng Nai.

Hà Nội bị một điểm khó, đó là các khu công nghiệp về cơ bản đã lấp đầy, do đó tỷ trọng, quy mô và sức tăng trưởng không thể đột phá được. Với thực trạng đó thì lãnh đạo Hà Nội đã có một quyết sách rất tốt trong nửa cuối năm 2022, đó là sẽ xây dựng mới từ 4-5 khu công nghiệp mới trong quy hoạch. Đây là định hướng mới để tạo ra sự bứt phá về công nghiệp trong thời gian tới. Đây cũng là một trọng tâm và giải pháp rất quan trọng cho công nghiệp của Hà Nội.

Ngoài ra, chúng ta phải ghi nhận một điều, đó là Hà Nội có một tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ thường xuyên trên địa bàn rất cao và luôn luôn cao hơn so với cả nước. Điều này đồng thời cũng là một động lực tăng trưởng của Hà Nội. Năm 2022, Hà Nội tăng trưởng tới 28,8% tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng, trong khi cả nước chỉ tăng có 20,2%. Rõ ràng Hà Nội tăng gấp gần 1,5 lần. Điều này tạo ra động lực tăng trưởng tích cực của Hà Nội trong năm nay cũng như trong thời gian tới.

Nhân việc bàn về phát triển các khu công nghiệp, một vấn đề nữa tôi muốn nhấn mạnh liên quan đến vốn đầu tư. Trong năm 2022, Hà Nội có một sự tăng trưởng khá tốt về vốn đầu tư thực hiện ngân sách, tăng 12,3%, tuy nhiên nếu so với cả nước thì vẫn rất thấp, chỉ bằng hơn một nửa. Nói cách khác là Hà Nội tăng 12,3%, cả nước tăng 20,1%. Cho thấy rõ ràng Hà Nội chỉ bằng khoảng 60%, chưa đến 70% của cả nước.

Hơn nữa, đánh giá 3 năm qua thì thấy rằng, Hà Nội luôn luôn là một trong hai địa phương triển khai đầu tư công chậm nhất của cả nước. Điều này liên quan đến rất nhiều yếu tố. Nhưng có lẽ một trong những yếu tố quan trọng nhất là do giải phóng mặt bằng của Hà Nội hơi chậm. Do ảnh hưởng trực tiếp tới rất nhiều các hộ dân cũng như là cơ sở hạ tầng phức tạp. Và vì thế quá trình giải ngân bị phụ thuộc vào quá trình giải phóng mặt bằng. Mà quá trình giải phóng mặt bằng thì cũng không thể dùng hành chính cực đoan được. Nó đòi hỏi sự đồng thuận xã hội rồi những xử lý phức tạp.

Có một yếu tố khách quan nữa mà do quan sát chúng ta thấy, đó là tình trạng sợ trách nhiệm. Đã có những quan chức cấp Sở của Hà Nội nói rằng, hiện nay Sở của họ chỉ suốt ngày “ngóng” xem là ai sẽ bị kiểm tra, đoàn nào sẽ xuống kiểm tra. Do đó, việc thực hiện các dự án Nhà nước bị chậm do tâm lý lo ngại.

Thứ hai, ngay cả những sáng kiến cũng không được phát huy nhiều. Tôi có quen một Bí thư cấp quận, học trò đấy của tôi nói rằng bọn em biết, ví dụ như Nghị quyết 68 về hỗ trợ người dân bị Covid nó rất thiếu những đối tượng mà Hà Nội hoàn toàn có thể bổ sung cũng như có tài chính để làm nhưng không dám đề xuất. Tức là họ rất sợ bị rà soát những gì không đúng với quy định của Nhà nước. Đồng thời có cả những cái có thể sáng tạo được theo Luật Thủ đô thì họ cũng không dám. Cho nên tâm lý ngại, sợ, né trách nhiệm, đùn đẩy trách nhiệm là có thật và đây cũng là một lý do gắn với đầu tư công chậm.

- Ông từng có một nhận định về việc giữ chân và hút du khách quốc tế vừa là tồn tại vừa là điểm yếu của Hà Nội?

- Đây là một điều tôi đã nhiều lần có ý kiến góp ý cho Hà Nội và là một điểm rất quan trọng, đó là du khách quốc tế, đây vừa là tồn tại cũng vừa là một điểm yếu của Hà Nội. Bởi mức tăng trưởng du khách quốc tế đến Việt Nam thường cao hơn mức đến Hà Nội. Điều này có rất nhiều nguyên nhân, nhưng có lẽ một trong những nguyên nhân lớn nhất là Hà Nội chưa thực sự có những bứt phá về xây dựng các chuỗi sản phẩm dịch vụ du lịch, cũng như là sự quảng bá mang tính chất hấp dẫn để thu hút được du khách. Ví dụ như 10 tháng đầu năm Hà Nội chỉ tăng có 430% lượng khách quốc tế đến Hà Nội, trong khi cả nước tăng con số khủng khiếp là 1.784% (tăng gấp 4 lần).

Do đó, Hà Nội chưa khai thác hết được tiềm năng về du lịch. Ngay cả với khách nội địa Hà Nội cũng chưa thu hút bằng, bởi Hà Nội thiếu những trung tâm nghỉ dưỡng lớn, họ chỉ đến thăm một vài cơ sở nhỏ. Qua một đánh giá khác như thế này, Hà Nội đứng thứ 2 cả nước về tiềm năng du lịch văn hóa, nhưng lại đứng thứ 7-8 gì đấy, ít nhất là thứ 5-6 về xếp hạng cạnh tranh du lịch. Giống như cả nước đứng thứ 25 trên thế giới nhưng đứng thứ 75 về cạnh tranh du lịch. Rõ ràng việc giữa tiềm năng và thực tiễn trong việc phát triển du lịch của Hà Nội là đang có vấn đề, cả thu hút lượng khách đến, cả số lượng khách chi tiêu, ở lại.

Những hạn chế khác có liên quan vẫn tồn tại từ xưa đến nay, bao gồm sự gắn kết giữa Hà Nội với các tỉnh vùng Thủ đô. Vừa rồi thì cũng có khởi động dự án Vành đai 4, điều này cũng giúp tăng tốc lên mối quan hệ giữa các bên. Nhưng về cơ bản sự tương tác giữa các bên mới chỉ dừng lại ở ghi nhớ hoặc là các cuộc họp ở tầm lãnh đạo. Chứ còn các Sở, ngành, các dự án cụ thể không có nhiều, do đó nó làm giảm tác động của Hà Nội đối với vùng Thủ đô.

Ví dụ, mình có đề nghị về áp dụng một số các cơ chế đặc thù của Hà Nội cho vùng Thủ đô, nhưng mà hình như cơ quan tư vấn cũng như lãnh đạo chưa thấm được điều này. Nếu không làm như vậy thì Hà Nội sẽ rất khó khẳng định mình trong vùng Thủ đô và vùng Thủ đô sẽ vô nghĩa khi anh chỉ là một cái quyết định hành chính mà không có cơ chế cho nó.

- Trước những phân tích của ông về những cái được và những cái còn đang tồn tại thì ông nhận định thế nào về những thách thức trong năm 2023 của Hà Nội? Với những thách thức đó thì lãnh đạo Hà Nội sẽ phải làm như thế nào để xử lý?

- Năm 2023 sẽ là một năm khó khăn ở Việt Nam. Cái này không chỉ là những phát biểu của lãnh đạo Chính phủ và một số những phát biểu khác mà nó nằm trong xu hướng chung của thế giới. Năm 2023 là năm mà thế giới sẽ tăng trưởng chậm lại, nếu nói về tốc độ thì theo đánh giá của World Bank, IMF, sẽ chênh nhau một chút nhưng đều có xu hướng chung là thế này: 2020 là thấp nhất, 2021 là cao nhất, 2022 bằng một nửa 2021, 2023 bằng một nửa của 2022 thôi. Nghĩa là xu hướng của 3 năm sẽ là xu hướng chậm dần lại, đấy là của cả thế giới. Trong bối cảnh đó thì chắc chắn Việt Nam cũng không phải không chịu ảnh hưởng. Mặc dù 2021 chúng ta đã có những tăng trưởng khá tích cực, năm 2022 tăng trưởng cao hơn, nhưng 2023 thì chưa chắc.

Cho nên Việt Nam có độ chênh nhất định, 2022 Việt Nam sẽ là điểm sáng của khu vực và thế giới, thế nhưng năm 2023 không phải là năm để có thể tiếp tục tăng trưởng như thế được. Bằng chứng là Chính phủ và Quốc hội cũng chỉ đề xuất mức tăng trưởng 6,5%, trong khi năm nay có khả năng là 8%, năm ngoái đề xuất có 6,5% để đạt 8%. Nhưng mà năm sau cũng chỉ đề xuất thế thôi. Do đó, năm 2023 sẽ là một năm không dễ dàng với cả nước và Hà Nội cũng sẽ như vậy.

Đặc biệt là những ngành như là dệt may, da giày bị tình trạng khan hiếm hợp đồng rất rõ rệt, có những doanh nghiệp khan hiếm 70% các hợp đồng. Số khan hiếm 35% thì rất nhiều, do đó tăng trưởng từ các ngành mũi nhọn của Hà Nội bị ảnh hưởng rất nặng.

Tiếp nữa, vấn đề lạm phát sẽ tiếp tục cao trong bối cảnh chúng ta phải thắt chặt tín dụng và lãi suất, điều chỉnh tỷ giá. Như vậy doanh nghiệp sẽ gặp phải sức cản rất mạnh liên quan đến tăng chi phí đầu vào, liên quan đến tiếp cận nguồn vốn khó khăn, liên quan đến thị trường tiêu thụ khó khăn và liên quan đến cả những vấn đề về đối phó dịch bệnh trong bối cảnh bùng phát dịch bệnh mới hoặc những biến chủng mới của dịch bệnh Covid. Có thể nói doanh nghiệp trong năm 2023 sẽ gặp rất nhiều khó khăn.

Một điểm nữa là khó khăn gắn với sức mua của người dân. Năm nay chúng ta có một sự bùng nổ về du lịch trong nước, nhưng người dân không có đột biến về thu nhập. Do đó, sau sự “trả thù” du lịch của năm nay thì sang năm họ sẽ hạn chế về chi tiêu. Vì thế, khả năng về tăng trưởng tổng bán lẻ hàng hóa dịch vụ, tiêu dùng trên địa bàn sẽ có sự giảm so với năm nay. Nghĩa là động lực tăng trưởng cung từ các doanh nghiệp sẽ bị chậm lại thì động lực tăng trưởng từ phía cầu với tổng doanh thu hàng hóa dịch vụ và các nhu cầu khác có thể có sự thu hẹp.

Từ sự suy giảm cả tổng cung tổng cầu thì đương nhiên mức độ tăng trưởng của Hà Nội năm tới sẽ khiêm tốn hơn. TP Hồ Chí Minh là một ví dụ, Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh nói rằng, năm sau mà bằng được năm 2022 đã là rất may mắn. Cho nên Hà Nội nếu không có sự bứt phá về chính sách thì sẽ không có đột phá mới.

Với tình hình đó, Hà Nội cần phải đốc thúc các giải pháp đột phá. Đột phá thứ nhất mà chúng ta đã nói ở trên là thông qua và triển khai các khu công nghiệp mới như là một “phòng chờ” để mở xong sẽ thu hút đầu tư vào ngay và nó sẽ tạo ra sự tăng trưởng tích cực. Đột phá này phải là một trong những đột phá hàng đầu mang tính chất trung hạn. Bên cạnh những khu công nghiệp đã được quy hoạch thì bản thân các làng nghề, những cụm khu công nghiệp hiện nay chưa lấp đầy cũng phải tăng tốc lấp đầy. Tất cả sẽ tạo ra một làn sóng đầu tư, từ đó tạo ra được bứt phá, còn nếu không sẽ khó có sự bứt phá.

Cái thứ hai là phải đổi mới hơn nữa về dịch vụ, đặc biệt là dịch vụ chất lượng cao, trình độ cao, theo hướng phục vụ cả thị trường trên địa bàn, vùng Thủ đô và cả nước, cũng như nếu có thể là xuất khẩu dịch vụ. Ví dụ các dịch vụ về tài chính, các dịch vụ liên quan đến du lịch, các dịch vụ liên quan đến các hoạt động thương mại điện tử. Đấy là những điểm mà Hà Nội có thể bứt phá.

- Thưa ông, nông nghiệp và du lịch Hà Nội có thể trở thành lợi thế cạnh tranh và bứt phá trong năm 2023?

- Việc đẩy mạnh sang phát triển nông nghiệp công nghệ cao cũng là một hướng, nhất là theo hướng phát triển những đặc sản. Kể cả đã có trên địa bàn và cũng có thể nhận thêm những đặc sản mới. Cả về cơ cấu cây, con theo hướng Hà Nội là trung tâm những giống đặc sản cao cấp nhất cũng như là trung tâm cung cấp giống cho vùng và cho cả nước. Những ngành liên quan đến dịch vụ trình độ cao như y tế, ngân hàng, tài chính, giáo dục và một số dịch vụ văn hóa khác nữa nên được đẩy mạnh và có những chính sách đột phá hơn nữa theo tinh thần Luật Thủ đô, theo tinh thần chung của chiến lược phát triển cách ngành này để tạo ra điểm bứt phá.

Cùng với đó, để hướng tới công nghệ số, chuyển đổi số, doanh nghiệp số, xã hội số, công dân số trên địa bàn đó là những động lực rất quan trọng, gắn cả với những mô hình kinh doanh mới, ví dụ như kinh tế tuần hoàn, kinh tế ban đêm, kinh tế chia sẻ, kinh tế xanh. Những mô hình như vậy cần phải được đốc thúc triển khai sớm, đặc biệt là kinh tế ban đêm, mô hình kinh tế kết hợp với du lịch sinh thái, du lịch làng nghề. Những mô hình du lịch như vậy hiện nay đang được khai thác chưa tới.

- Phát triển kinh tế đêm, Hà Nội đã nhìn ra vấn đề nhưng vẫn còn lúng túng trong thực hiện, ông có thể cho lời khuyên?

- Kinh tế đêm của Hà Nội khác với kinh tế đêm của nước khác bởi lợi thế của nó cao hơn. Ví dụ như ở Anh, Hongkong, Singapore họ chỉ có kinh tế đêm gắn với đô thị thôi, gắn với một vài khu phố nào đó, nhưng mà kinh tế đêm của Hà Nội hoàn toàn có thể làm khác được. Nó gắn liền với không chỉ khu phố cổ hay các khu phố đi bộ hay là kinh tế ban đêm trong nội đô mà nó hoàn toàn có thể gắn với các khu du lịch sinh thái ở ngoại thành.

Ví dụ các khu du lịch ở Sơn Tây, Ba Vì. Tức là những khu vực lân cận hoàn toàn có thể thiết kế thành các tour du lịch ban đêm, kinh tế đêm. Các sản phẩm du lịch kết hợp với kinh tế đêm và có thể “overnight” được bởi nó hoàn toàn nằm vùng núi, xa dân cư. Nó có thể thành một tiểu khu du lịch văn hóa…

Chưa kể có thể kết hợp du lịch với các làng nghề, hiện nay đâu đó chỉ có Bát Tràng hay một vài chỗ khác. Hà Nội có hàng 300 làng nghề được công nhận, vậy thì biến nó thành các khu du lịch kết hợp làng nghề thì sẽ tạo được sự bứt phá rất mạnh, từ đó thu hút được du khách. Chưa kể, Hà Nội có một tiềm năng, đó là du lịch dưỡng bệnh, nghỉ bệnh.

Ví dụ: Khu Ao vua, Thiên Sơn suối ngà, Ba Vì,… Nếu chúng ta phát triển thành những khu nghỉ dưỡng kết hợp chữa bệnh thì khách từ Đài Loan, Nhật, các nước lân cận họ đến ở cả tháng, cả năm. Họ có tiền và nếu chúng ta cung cấp dịch vụ chất lượng cao, hoàn toàn có khả năng giữ chân họ. Cho nên phải theo hướng như vậy chứ không phải sáng đi tối về thì rất là lãng phí và không thu được nguồn tiền lớn cho du lịch.

- Xin trân trọng cảm ơn ông về cuộc trò chuyện!

Phương châm điều hành của năm 2023 là "Đoàn kết kỷ cương, bản lĩnh linh hoạt, đổi mới sáng tạo, kịp thời hiệu quả"
Năm 2023: “Tăng tốc” triển khai thực hiện những biện pháp cụ thể
Thái Phương
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»
Lãnh đạo thành phố Hà Nội dâng hoa kỷ niệm 154 năm Ngày sinh V.I.Lênin

Lãnh đạo thành phố Hà Nội dâng hoa kỷ niệm 154 năm Ngày sinh V.I.Lênin

Sáng 22/4, nhân kỷ niệm 154 năm Ngày sinh V.I.Lênin (22/4/1870-22/4/2024), Đoàn đại biểu Thành ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam TP Hà Nội do Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND TP Trần Sỹ Thanh dẫn đầu đã tới dâng hoa tại Tượng đài V.I.Lênin ở Công viên Lênin (đường Điện Biên Phủ, quận Ba Đình).
Cơ hội chia sẻ tiếng nói, ý tưởng về tầm nhìn chiến lược cho ASEAN

Cơ hội chia sẻ tiếng nói, ý tưởng về tầm nhìn chiến lược cho ASEAN

Nhân dịp Việt Nam tổ chức Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024 vào ngày 23/4 tới tại Hà Nội, Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt đã chia sẻ với báo chí những kỳ vọng và mục tiêu của Việt Nam đối với sự kiện này.
Hà Nội: khẩn trương tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ công trình trọng điểm

Hà Nội: khẩn trương tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ công trình trọng điểm

Ngày 19/4, Ủy viên T.Ư Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh, Trưởng Ban Chỉ đạo các công trình trọng điểm của thành phố giai đoạn 2021 - 2025 chủ trì hội nghị giao ban của Ban Chỉ đạo.
Bộ Công an thông tin về hành vi bỏ lại phương tiện để trốn việc nộp phạt

Bộ Công an thông tin về hành vi bỏ lại phương tiện để trốn việc nộp phạt

Để tránh phải nộp phạt khi vi phạm nồng độ cồn, nhiều chủ xe đã chọn cách bỏ lại phương tiện. Tuy nhiên, hành vi trên là việc làm sai lầm. Bởi lẽ, dù người vi phạm bỏ phương tiện bị tạm giữ lại, thì việc xử phạt vẫn có hiệu lực.
Kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô gắn với phát triển du lịch

Kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô gắn với phát triển du lịch

Kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô là sự kiện trọng đại của đất nước nói chung và Thủ đô nói riêng. Nhiều hoạt động, sự kiện, văn hóa thể thao được tổ chức quy mô lớn toàn quốc và khu vực, hướng tới phục vụ phát triển công nghiệp văn hóa, quảng bá, giới thiệu về văn hóa Thủ đô Hà Nội, góp phần thúc đẩy kinh tế du lịch trên địa bàn TP.
ASEAN phát triển nhanh vì tương lai bền vững

ASEAN phát triển nhanh vì tương lai bền vững

Sau Phiên Khai mạc vào sáng 23/4, Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024 tiếp tục với hai phiên toàn thể với chủ đề “ASEAN phát triển nhanh vì tương lai bền vững” và “Bảo đảm an ninh toàn diện vì Cộng đồng ASEAN lấy người dân làm trung tâm”.
Ưu đãi trong thực hiện các nhiệm vụ khoa học công nghệ trọng điểm

Ưu đãi trong thực hiện các nhiệm vụ khoa học công nghệ trọng điểm

Đại biểu Thích Bảo Nghiêm cho rằng, tiềm năng tri thức, nhân lực chất lượng cao của Hà Nội là rất lớn bởi có gần 70% tri thức cả nước, có gần 80 trường Đại học và nhiều Viện Nghiên cứu Quốc gia. Do đó, cần được tập hợp, phát huy lợi thế và xem xét bổ sung như bố trí ngân sách, ưu đãi trong thực hiện các nhiệm vụ khoa học công nghệ trọng điểm,...
Nhiều hoạt động ý nghĩa với hành trình “Điện Biên Phủ - Khát vọng non sông”

Nhiều hoạt động ý nghĩa với hành trình “Điện Biên Phủ - Khát vọng non sông”

Nhằm giáo dục cho thanh, thiếu nhi về ý nghĩa của Chiến thắng Điện Biên Phủ, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tổ chức chuỗi hoạt động về nguồn với các hoạt động thăm, tặng quà, tri ân Bà mẹ Việt Nam Anh hùng, gia đình cựu chiến sĩ Điện Biên, các thương, bệnh binh, gia đình có công với cách mạng…
Phát triển đô thị theo định hướng giao thông công cộng

Phát triển đô thị theo định hướng giao thông công cộng

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội Đôn Tuấn Phong cho biết, Luật Thủ đô (sửa đổi) đang được Quốc hội xem xét, trong đó có các quy định phát triển đô thị theo định hướng giao thông công cộng. Hà Nội cần có ý kiến, kiến nghị từ thực tiễn để quy định cụ thể vấn đề này trong Luật, bảo đảm tính khả thi, hiệu quả thi hành Luật.

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động