Thứ sáu 19/04/2024 17:27

Một chiến lược toàn diện sẽ giúp giảm áp lực cho bệnh viện và hỗ trợ phục hồi kinh tế

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Đại sứ Anh tại Việt Nam, ông Gareth Ward cho biết, kinh nghiệm của Vương quốc Anh đã chứng minh rằng một chiến lược toàn diện sẽ giúp giảm được áp lực cho bệnh viện, bảo vệ hệ thống y tế và hỗ trợ phục hồi kinh tế.

Vừa qua, Đại sứ quán Anh tại Việt Nam đã phối hợp với Liên minh Sức khoẻ Toàn cầu thuộc Cơ quan Dịch vụ Y tế Quốc gia Anh (NHS) tổ chức buổi tòa đàm trực tuyến: “Covid-19: Tái phân bổ nguồn lực trong điều trị tại bệnh viện và cộng đồng”. Sự kiện đóng vai trò quan trọng trong bối cảnh nhiều nước ở khu vực châu Á, bao gồm Việt Nam, đang phải đối mặt với đợt bùng phát dịch nghiêm trọng nhất trên cả nước.

Buổi tọa đàm có sự góp mặt của những chuyên gia từ NHS, Đơn vị Nghiên cứu Lâm sàng Đại học Oxford tại Việt Nam (OUCRU), cũng như các cán bộ y tế, đại diện các viện nghiên cứu, và các nhà hoạch định chính sách từ cả phía Anh và Việt Nam. Sự kiện cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của công tác tái phân bổ nguồn lực trong điều trị ở cả bệnh viện và cộng đồng thông qua kinh nghiệm từ phía Anh.

Một chiến lược toàn diện sẽ giúp giảm áp lực cho bệnh viện và hỗ trợ phục hồi kinh tế
Đại sứ Anh tại Việt Nam, ông Gareth Ward đã phát biểu tại sự kiện: “Trong bối cảnh lây lan mạnh mẽ của biến chủng Delta, vắc-xin chỉ là một nửa của thách thức. Việc có một cách tiếp cận tăng cường và toàn diện nhằm tái cấu trúc công tác điều trị tại bệnh viện và tại nhà là rất quan trong với lộ trình mở cửa lại đất nước cũng như kế hoạch sống chung với Covid-19 của Việt Nam

Kể từ khi đại dịch Covid-19 bắt đầu bùng phát tại Anh, NHS đã phải chịu nhiều áp lực bởi số lương bệnh nhân nhập viện cao chưa từng có, đặc biệt trong làn sóng Covid-19 lần thứ nhất (quý 1-2020) và lần thứ hai (quý 1-2021). Tình trạng này khiến NHS phải nhìn nhận lại cách đánh giá, phân loại, và điều trị cho bệnh nhân Covid-19. Một trong số những sáng kiến được đưa ra là COVID@Home (điều trị Covid tại nhà). Theo báo cáo đánh giá chương trình Oximetry@Home (sáng kiến cung cấp máy đo oxy xung để hỗ trợ theo dõi nồng độ oxy cho bệnh nhân Covid-19 từ xa), sáng kiến này giúp giảm một nửa số ca cấp cứu hồi sức tích cực và giảm 70% tỉ lệ tử vong trung bình trong 30 ngày.

Đã 18 tháng kể từ khi bắt đầu đại dịch, NHS vẫn đang tiếp tục đánh giá và rút kinh nghiệm để thích ứng với những chuyển biến của đại dịch trên toàn cầu. Sự kiện này là một diễn đàn ý nghĩa nhằm trao đổi cởi mở, từ đó tối đa hoá hiệu quả của các bài học thực tiễn và kinh nghiệm từ Vương quốc Anh và Việt Nam. Sự kiện cũng thảo luận cách biến đại dịch Covid-19 thành cơ hội để thay đổi hệ thống y tế ở tất cả các cấp, từ tổ chức cán bộ y tế cho tới chuyển đổi số, và quan trọng là phân bổ nguồn lực y tế xuống cơ sở chăm sóc ban đầu. Điều này mở ra tiềm năng để tăng cường khả năng chống chịu với đại dịch trong tương lai và cho phép các quốc gia hồi phục nhanh chóng hơn để ứng phó với những thách thức lâu dài về sức khỏe và hệ thống y tế. Một trong số đó là sự khó khăn của việc điều trị các bệnh không lây nhiễm gây ra bởi đại dịch.

Đại sứ Anh tại Việt Nam, ông Gareth Ward đã phát biểu tại sự kiện: “Trong bối cảnh lây lan mạnh mẽ của biến chủng Delta, vắc-xin chỉ là một nửa của thách thức. Việc có một cách tiếp cận tăng cường và toàn diện nhằm tái cấu trúc công tác điều trị tại bệnh viện và tại nhà là rất quan trong với lộ trình mở cửa lại đất nước cũng như kế hoạch sống chung với Covid-19 của Việt Nam. Kinh nghiệm của Vương quốc Anh đã chứng minh rằng một chiến lược toàn diện sẽ giúp giảm được áp lực cho bệnh viện, bảo vệ hệ thống y tế và hỗ trợ phục hồi kinh tế”.

GS. Matt Inada-Kim, Giám đốc Quốc gia về Truyền nhiễm, Kháng kháng sinh & Suy giảm chức năng của NHS đã chia sẻ: “Phần lớn những bệnh nhân Covid-19 có thể được chữa trị một cách an toàn tại nhà mà không cần đến bệnh viện. Bệnh nhân có thể học cách tự theo dõi tại nhà những triệu chứng nào cần chú ý, khi nào thì nên lo lắng, và nếu họ được sử dụng máy đo oxy xung, thì ở những cấp độ nào cần có cách tiếp cận cho phù hợp. Điều này không phụ thuộc vào tiền bạc và nguồn lực mà phụ thuộc vào việc trao quyền cho bệnh nhân và dạy họ cách tự chăm sóc bản thân. Điều này sẽ giúp bảo toàn được khả năng tiếp nhận của hệ thống y tế và nguồn lực để tập trung vào những người đang trở nặng, trong khi vẫn có thể bảo vệ được bệnh nhân”.

TS. Kevin Miles, Giám đốc Liên minh Sức khoẻ Toàn cầu của NHS đã chia sẻ: “Khi chúng ta vẫn đang tiếp tục ứng phó với những thách thức tiềm tàng của đại dịch Covid-19, kinh nghiệm của Vương quốc Anh đã và đang nhấn mạnh tầm quan trọ với nhng của việc xây dựng hệ thống y tế bền vững hơn, công bằng hơn nhằm đáp ứng nhu cầu của bệnh nhân và người dân. Tầm quan trọng của việc hợp tác toàn cầu, chia sẻ kinh nghiệm và học hỏi để ứng phóững thách thức này chưa bao giờ quan trọng đến thế”.

Vào đầu tháng 8-2021, Vương quốc Anh đã trao tặng Việt Nam 415.000 liều vắc-xin Covid-19 của Đại học Oxford/AstraZeneca. Ngoài hoạt động trao tặng song phương này, sẽ có thêm nhiều liều vắc-xin sẽ đến Việt Nam thông qua cơ chế COVAX mà Anh đóng vai trò dẫn đầu, đóng góp hơn 548 triệu Bảng để cung ứng vắc-xin trên toàn cầu, trong đó có Việt Nam. Vương quốc Anh cam kết hỗ trợ những cơ hội chia sẻ kinh nghiệm trong quá trình triển khai tiêm vắc-xin và chuyển giao công nghệ, ví dụ như hợp tác giữa Đại học Bristol và VABIOTECH trong việc phát triển vắc-xin tại Việt Nam.
Xuân Thanh
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động