Thứ sáu 29/03/2024 21:18

Luật Thủ đô (sửa đổi): Việc thực hiện các chính sách đặc thù bước đầu có được

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Luật Thủ đô được Quốc hội thông qua ngày 21/11/2012 và có hiệu lực từ ngày 01/7/2013. Đây là văn bản pháp lý quan trọng quy định vị trí, vai trò, trách nhiệm và chính sách xây dựng, phát triển, bảo vệ Thủ đô.
Hà Nội ngày càng văn minh, hiện đại. Ảnh: Khánh Huy
Hà Nội ngày càng văn minh, hiện đại. Ảnh: Khánh Huy

Ngày 05/5/2022, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 15-NQ/TW về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, trong đó có giải pháp “Hoàn thiện hệ thống pháp luật về Thủ đô với cơ chế, chính sách phù hợp, đáp ứng yêu cầu phát triển Thủ đô trong giai đoạn mới”.

Ngay sau khi Luật Thủ đô được Quốc hội thông qua, công tác chỉ đạo triển khai thực hiện Luật đã được các cấp, các ngành khẩn trương thực hiện. Với sự vào cuộc đồng bộ của các cơ quan Nhà nước ở Trung ương, TP Hà Nội đã quán triệt, phổ biến Luật Thủ đô và các văn bản quy định chi tiết thi hành Luật được thực hiện kịp thời, có trọng tâm, trọng điểm, đa dạng về hình thức.

Trong Báo cáo tóm tắt kết quả thi hành Luật Thủ đô của Bộ Tư pháp, Bộ Tư pháp đã ghi nhận, việc thực hiện các chính sách đặc thù theo quy định của Luật bước đầu đã có được những thành tựu rõ nét. Hà Nội thiết lập đồng bộ các công cụ pháp lý cho việc xây dựng, quản lý quy hoạch nhằm thực hiện thống nhất theo Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050.

Cái nhìn nhận dễ thấy nhất là hệ thống giao thông vận tải, hạ tầng kỹ thuật của Thủ đô đã có những bước phát triển vượt bậc cả về quy mô, số lượng các dự án, công trình trọng điểm, được kết nối thông suốt, đồng bộ, thúc đẩy liên kết phát triển kinh tế - xã hội giữa các tỉnh, TP trong Vùng Thủ đô;

Công tác phát triển văn hóa, phát triển giáo dục - đào tạo, an sinh xã hội, phúc lợi xã hội... đều được nâng cao và thể hiện rất rõ nét. Trong công tác phòng chống đại dịch Covid-19 vừa qua, chất lượng khám, chữa bệnh được nâng cao; đầu tư nâng cấp các bệnh viện, cơ sở y tế ở cả TP, cấp huyện và cấp xã; nâng cao y đức và thái độ phục vụ của đội ngũ y, bác sĩ, nhân viên y tế.

Các chính sách hỗ trợ an sinh xã hội của Nhà nước được thực hiện đúng, đủ và kịp thời; ban hành và thực hiện nhiều chính sách đặc thù, riêng có của Hà Nội về phúc lợi xã hội...

Thủ đô đang dần phát huy được vị thế, vai trò, tạo động lực phát triển, sức mạnh lan tỏa, mở rộng các hình thức liên kết, hợp tác, hỗ trợ các địa phương trong Vùng Thủ đô và cả nước cùng phát triển; ngày càng khang trang, thân thiện hơn.

Ngoài ra, trong những năm qua, kinh tế Thủ đô tăng trưởng khá, đóng góp tích cực trong tăng trưởng chung của cả nước. GRDP bình quân 2016 - 2020 tăng 6,73 %, cao hơn bình quân chung cả nước (cả nước đạt 5,99%, TP HCM đạt 6,44%). Quy mô nền kinh tế được mở rộng, GRDP năm 2020 đạt 1,02 triệu tỷ đồng, GRDP bình quân đầu người đạt 5.325 USD, gấp 1,92 lần so với cả nước.

Kinh tế tri thức, kinh tế số, khởi nghiệp đổi mới sáng tạo được chú trọng, hỗ trợ phát triển. Môi trường đầu tư, kinh doanh được cải thiện, thuận lợi hơn. Các giải pháp cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh được thực hiện đồng bộ...

Tuy nhiên, bên cạnh các kết quả đạt được, việc thi hành Luật cũng còn những tồn tại, hạn chế cần sớm được khắc phục. Phó Chủ tịch thường trực UBND TP Lê Hồng Sơn cho biết, căn cứ quan điểm, chủ trương đường lối của Đảng và định hướng hoàn thiện chính sách, pháp luật liên quan đến xây dựng, phát triển và bảo vệ Thủ đô Hà Nội trong những năm tới; từ công tác tổng kết thi hành Luật Thủ đô năm 2012, đánh giá sơ kết 2 năm thi hành Nghị quyết 97/2019/QH14 và Nghị quyết số 115/2020/QH14 của Quốc hội và trên cơ sở kết quả nghiên cứu, trao đổi kinh nghiệm với một số tỉnh, TP trong cả nước, TP Hà Nội đề xuất 9 nhóm chính sách xây dựng Luật Thủ đô (sửa đổi).

9 chính sách đề xuất trong Luật Thủ đô (sửa đổi), gồm: Tổ chức chính quyền Thủ đô theo hướng tinh gọn, chuyên nghiệp, hiện đại, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; thu hút, sử dụng nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ phát triển Thủ đô; nâng cao năng lực tài chính - ngân sách và huy động nguồn lực cho phát triển của Thủ đô; phát triển đô thị và cơ sở hạ tầng kỹ thuật, giao thông của Thủ đô; xây dựng, phát triển nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân văn minh; phát triển văn hóa và giáo dục Thủ đô; huy động, sử dụng, phát triển tiềm lực khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo; phát triển hệ thống y tế hiện đại và hệ thống an sinh xã hội Thủ đô toàn diện, bao trùm và bền vững; liên kết, phát triển vùng Thủ đô trở thành khu vực phát triển nhanh, bền vững về kinh tế - xã hội, xanh, văn minh, năng động, trở thành khu vực kinh tế trọng điểm của đất nước.

“Đây là những nội dung mới, hướng đến việc phân quyền, phân cấp mạnh mẽ trên các lĩnh vực, đồng thời đề xuất nhiều giải pháp chính sách đặc thù, vượt trội, phù hợp với tình hình thực tiễn, định hướng phát triển đất nước, Thủ đô trong giai đoạn mới”, đồng chí Lê Hồng Sơn cho biết.

Cũng theo đồng chí Lê Hồng Sơn, Hà Nội sẽ cùng phối hợp cùng Bộ Tư pháp triển khai một số nhiệm vụ theo Quyết định số 677/QĐ-BTP ngày 18/4/2022 của Bộ Tư pháp về kế hoạch nghiên cứu đề xuất chính sách và hoàn thiện hồ sơ đề nghị xây dựng Luật Thủ đô (sửa đổi).

Tháng 5/2023, Quốc hội họp xem xét đưa dự án Luật Thủ đô (sửa đổi) vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023.

Trên cơ sở đó, tháng 5/2023, TP Hà Nội và Bộ Tư pháp sẽ thành lập Ban soạn thảo, Tổ biên tập dự án Luật, sau đó sẽ tổ chức ngay các hoạt động khảo sát, nghiên cứu học tập kinh nghiệm về xây dựng Luật Thủ đô (sửa đổi). Tháng 12/2023, trình Chính phủ xem xét, thông qua dự án Luật. Tháng 5/2024, trình Quốc hội cho ý kiến (lần thứ nhất); tháng 11/2024, trình Quốc hội xem xét thông qua dự án Luật.

Mở rộng, đổi mới phương thức thực hiện chính sách xã hội
Cần chính thức khởi động việc xây dựng cơ sở dữ liệu dùng chung
Đề xuất cơ chế tạo nguồn thực hiện cải cách chính sách tiền lương
Minh Dương
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»
Khám phá ẩm thực Pháp và Thế vận hội mùa hè Paris 2024

Khám phá ẩm thực Pháp và Thế vận hội mùa hè Paris 2024

Lễ hội ẩm thực Pháp lớn nhất tại Việt Nam - “Balade en France” sẽ quay trở lại Thủ đô từ ngày 5 - 7/4/2024 dưới sự đồng chủ trì của Đại sứ quán Pháp tại Việt Nam và UBND TP Hà Nội. Đây cũng là lần đầu tiên lễ hội được tổ chức tại công viên Thống Nhất, với số lượng gian hàng tăng gấp rưỡi năm ngoái.
Hà Nội thực hiện điều tra dân số và nhà ở giữa kỳ từ 1/4

Hà Nội thực hiện điều tra dân số và nhà ở giữa kỳ từ 1/4

Từ 1/4, Cục Thống kê TP Hà Nội sẽ tổ chức thực hiện điều tra dân số và nhà ở giữa kỳ năm 2024 trên địa bàn TP.
Cảnh sát 141 trao trả chiếc ví có tài sản trị giá lớn cho người dân đánh rơi

Cảnh sát 141 trao trả chiếc ví có tài sản trị giá lớn cho người dân đánh rơi

Đang làm nhiệm vụ thì nhặt được chiếc ví trên đường, bên trong có tài sản trị giá hơn 100 triệu đồng và nhiều giấy tờ tùy thân quan trọng, cán bộ tổ công tác Y11/141 CATP Hà Nội đã trao trả cho chủ nhân.
Giao Công an TP Hà Nội làm rõ quy trình chặt hạ cây sao đen trên phố Lò Đúc

Giao Công an TP Hà Nội làm rõ quy trình chặt hạ cây sao đen trên phố Lò Đúc

UBND TP Hà Nội giao Công an TP kiểm tra, xác minh làm rõ, trả lời đầy đủ về quy trình chặt hạ cây sao đen trên phố Lò Đúc, thuộc quận Hai Bà Trưng, thời hạn hoàn thành trước ngày 6/4.
Hải Phòng thành lập các đội bắt chó, mèo thả rông

Hải Phòng thành lập các đội bắt chó, mèo thả rông

Chủ tịch UBND TP Hải Phòng vừa có Công điện yêu cầu Chủ tịch UBND các huyện, quận, các sở, ban, ngành TP tiếp tục triển khai thực hiện kế hoạch về phòng, chống bệnh dại trên địa bàn TP giai đoạn 2022 – 2030
Đề xuất làm đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam vận tốc 350 km/h

Đề xuất làm đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam vận tốc 350 km/h

Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam có thể đóng góp khoảng 1 điểm % tăng trưởng GDP mỗi năm trong giai đoạn 2025 - 2037...
Dự báo thời tiết 10 ngày tới: nhiều nơi trên cả nước có nắng nóng gay gắt

Dự báo thời tiết 10 ngày tới: nhiều nơi trên cả nước có nắng nóng gay gắt

Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn Quốc gia vừa phát đi bản tin dự báo, cảnh báo xu thế thời tiết trên đất liền thời hạn đến 10 ngày, từ đêm 29/3 đến ngày 8/4/2024.
Dự báo thời tiết ngày 30/3/2024: Hà Nội có mưa vài nơi, ngày nắng 29-31 độ

Dự báo thời tiết ngày 30/3/2024: Hà Nội có mưa vài nơi, ngày nắng 29-31 độ

Dự báo thời tiết ngày 30/3/2024, Hà Nội có mây, chiều tối và đêm có mưa vài nơi; ngày nắng. Gió nhẹ. Nhiệt độ thấp nhất: 22-24 độ. Nhiệt độ cao nhất: 29-31 độ.
Dự báo thời tiết ngày 29/3/2024: Hà Nội có mưa dông, đề phòng khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá

Dự báo thời tiết ngày 29/3/2024: Hà Nội có mưa dông, đề phòng khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá

Dự báo thời tiết ngày 29/3/2024, Hà Nội nhiều mây, đêm và sáng có mưa rào và rải rác có dông, cục bộ có mưa to đến rất to; sau có mưa vài nơi. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh.
Phí giữ chỗ không chỉ đơn giản là trách nhiệm

Phí giữ chỗ không chỉ đơn giản là trách nhiệm

Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội vừa ra công văn chỉ đạo về công tác tuyển sinh đầu cấp năm học 2024 - 2025, trong đó yêu cầu các trường không được thu phí giữ chỗ.
Trường THPT chuyên Khoa học Xã hội và Nhân văn tuyển sinh khác biệt các trường chuyên ở Việt Nam

Trường THPT chuyên Khoa học Xã hội và Nhân văn tuyển sinh khác biệt các trường chuyên ở Việt Nam

Nếu như các trường chuyên trên cả nước thường thi các môn toán, ngữ văn và môn chuyên thì Trường THPT chuyên Khoa học Xã hội và Nhân văn chỉ yêu cầu thí sinh thi 1 môn chuyên và không có điểm cộng.
Chốt phương án thi 3 môn vào lớp 10 ở Hà Nội

Chốt phương án thi 3 môn vào lớp 10 ở Hà Nội

Chiều 28/3, UBND TP Hà Nội có văn bản chấp nhận tờ trình của Sở GD&ĐT Hà Nội về phương án thi vào lớp 10 năm học 2024-2025. Theo đó, học sinh thi 3 môn: toán, ngữ văn, ngoại ngữ.

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động