Thứ hai 20/05/2024 14:53

Luật an ninh mới - Con dao hai lưỡi đối với Thủ tướng Nhật Bản

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
(PL&XH) - Quốc hội Nhật Bản mới đây đã thông qua dự luật an ninh nhằm mở rộng vai trò của Lực lượng phòng vệ Nhật Bản (SDF) ở nước ngoài, bất chấp sự phản đối mạnh mẽ từ phía các nghị sĩ đối lập. Động thái này đánh dấu sự thay đổi lớn trong chính sách an ninh của Nhật Bản thời hậu chiến, cho phép binh sĩ nước này tham chiến ở nước ngoài lần đầu tiên kể từ sau Chiến tranh Thế giới thứ II. Tuy nhiên, dự luật an ninh mới cũng được ví như con dao hai lưỡi đối với Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe.

Với mục đích mở rộng vai trò của SDF ở nước ngoài nhằm tăng cường mối quan hệ đồng minh với Mỹ, luật an ninh mới cho phép Nhật Bản thực thi một cách hạn chế, quyền phòng thủ tập thể hoặc hỗ trợ Mỹ và các nước đồng minh khác bị tấn công vũ trang, ngay cả khi Nhật Bản không bị tấn công. Ngoài ra, đạo luật mới này còn cho phép SDF hỗ trợ hậu cần cho các quân đội nước ngoài trong các hoạt động gìn giữ hòa bình quốc tế.

Khó thực hiện vì bị phản đối dữ dội

Thủ tướng Abe đã thuyết phục được nghị viện cho phép quân đội nước này tham chiến ở nước ngoài, song theo giới phân tích, sự phản đối dữ dội ở trong và ngoài nước có thể khiến điều luật này khó được áp dụng. Việc Quốc hội Nhật Bản thông qua dự luật trên đã làm nổ ra những cuộc biểu tình lớn chưa từng có ở trong nước với sự tham gia của hàng chục nghìn người, tạo nguy cơ xảy ra các cuộc tranh cãi pháp lý, đồng thời khiến nhiều nước láng giềng của Nhật Bản tức giận. Trung Quốc, Hàn Quốc, Triều Tiên từng bị Nhật Bản xâm lược trong thế kỷ 20 đều lên tiếng chỉ trích điều luật mới.

Điều luật này cho chính phủ quyền được chỉ đạo quân đội tham gia các cuộc xung đột ở nước ngoài với mục đích bảo vệ các đồng minh dù bản thân nước Nhật không bị tấn công. Vị Thủ tướng theo đường hướng dân tộc chủ nghĩa của Nhật Bản coi đây là điều cần thiết để chống lại những mối đe dọa từ Trung Quốc và Triều Tiên, song những người phản đối điều luật lại lo ngại những lời lẽ mơ hồ có thể khiến nước Nhật bị lôi kéo vào những cuộc xung đột xa xôi bên ngoài tương tự như việc Mỹ can thiệp vào Iraq hay Afghanistan.

Ông Tomoaki Iwai, Giáo sư chính trị học thuộc ĐH Nihon, cho biết: "Trước sự phản đối mạnh mẽ hơn dự kiến, đang có sự suy đoán ngày càng tăng rằng điều luật mới sẽ khó có thể áp dụng được về mặt chính trị. Sự ủng hộ của người dân với chính quyền của Thủ tướng Abe sẽ giảm, dù chỉ là tạm thời, khi điều luật được ban hành giữa những nghi ngờ về tính hợp hiến của nó." Theo kết quả cuộc thăm dò dư luận của hãng tin Kyodo News ngày 20-9, sự ủng hộ của người dân đối với nội các của ông Abe đã giảm từ 43,2% hồi giữa tháng 8-2015 xuống còn 38,9%, với đa số người được hỏi phản đối dự luật nói trên. Đảng Dân chủ Tự do cầm quyền của ông Abe đang phải đối mặt với kỳ bầu cử thượng viện vào năm tới. Dù việc thất bại không dẫn tới một sự thay đổi chính phủ thì cũng sẽ là một cú đấm mạnh đối với vị lãnh đạo 60 tuổi này và đảng của ông. Ông Tetsuro Kato, Giáo sư danh dự trường ĐH Hitotsubashi, nhận định: "Chính quyền của ông Abe có thể tồn tại lâu dài song vốn chính trị của ông ta sẽ suy giảm dần."

Hiến pháp Nhật Bản do quân đội Mỹ thời hậu chiến áp đặt cấm quân đội Nhật được chiến đấu chống nước khác trừ trường hợp tự vệ. Ông Abe đã tìm cách "dịch lại" ý nghĩa của từ "tự vệ" nhằm thúc đẩy thông qua điều luật mới, song đã gây nên một làn sóng phản đối chưa từng thấy trong nhiều thập kỷ qua. Đa số các chuyên gia luật cho rằng những thay đổi là "vi hiến" và đe dọa nền tảng luật pháp. Theo Giáo sư Iwai: "Bộ Quốc phòng Nhật Bản cần thận trọng khi hành động theo điều luật mới bởi họ là người có thể chứng kiến thương vong." Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản chưa từng nổ súng chiến đấu trong suốt 70 năm qua. Song điều này có thể thay đổi tùy thuộc và các diễn biến địa chính trị tương lai. Giáo sư Kato nhấn mạnh: "Chính xác khi nào điều luật mới sẽ được áp dụng tùy thuộc vào tình hình quốc tế. Có thể là năm nay, sang năm hoặc có thể phải nhiều năm nữa." Ông Kato cho rằng trong trường hợp quân đội Nhật có thương vong thì "đó sẽ trở thành một vấn đề chính trị nghiêm trọng."

Những người phản đối điều luật đã tuyên bố sẽ đưa vấn đề này ra tòa và đang tìm kiếm một phán quyết từ tòa án tối cao rằng điều luật này là vi hiến. Song giới phân tích cho rằng ít có hi vọng điều luật sẽ bị lật ngược tại tòa. Ông Kato nhận định: "Nhật Bản không có tòa án hiến pháp. Nếu vụ việc được đưa ra xét xử tại tòa án cấp quận thì nó có thể bị bác bỏ ngay từ đầu bởi điều luật này bản thân nó không gây tổn hại rõ ràng cho bất cứ ai. Còn nếu nó được tòa án cấp quận chấp thuận thì cũng phải mất nhiều năm mới có thể có phán quyết từ tòa án tối cao. Tuy nhiên, những người phản đối không thực sự chờ quyết định của tòa án tối cao. Họ đang cố gắng tạo ra những tiền lệ pháp lý ở tòa án cấp quận rằng điều luật trên là vi hiến."

Đông đảo người dân Nhật Bản biểu tình phản đối luật an ninh mới. Ảnh: TL

Tăng cường vai trò khu vực của Nhật Bản

Tuy nhiên, luật an ninh mới nhiều khả năng sẽ tăng cường vai trò của Nhật Bản trong khu vực. Một vụ đấu pháo giữa Triều Tiên với Hàn Quốc đã nổ ra vào ngày 20-8 tại vùng giới tuyến quân sự. Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un tuyên bố đặt Triều Tiên trong tình trạng “cận chiến tranh” tại khu vực biên giới hai miền sau khi hàng chục tàu ngầm của Triều Tiên rời cảng. Mỹ và Hàn Quốc đã nâng mức tình trạng báo động từ cấp 3 lên cấp 2 trong hệ thống báo động 5 cấp, sẵn sàng đối phó với mọi mối đe dọa từ quân đội Triều Tiên. Trong khi đó, tại Nhật Bản, Thủ tướng Abe đang trong kỳ nghỉ đã vội vã quay về Tokyo để giải quyết tình hình. Bộ Quốc phòng Nhật Bản lúc đó đã điều động các máy bay chiến đấu của SDF tiến hành do thám vô tuyến nhằm chia sẻ thông tin với tình báo Mỹ. May mắn, vụ đấu pháo tại khu vực giới tuyến quân sự bán đảo Triều Tiên đã không leo thang thành một vụ đụng độ quân sự. Tuy nhiên, dù như vậy, Bình Nhưỡng đã nói rằng Triều Tiên có thể thử tên lựa đạn đạo tầm xa, có khả năng tấn công bất cứ mục tiêu nào trong lãnh thổ Nhật Bản vào dịp kỷ niệm 70 năm thành lập Đảng Lao động Triều Tiên ngày 10-10 tới. Như vậy, tình hình trên bán đảo Triều Tiên rõ ràng là “một cuộc khủng hoảng tiềm tàng” và sẽ là nơi thử nghiệm mối quan hệ đồng minh chặt chẽ Mỹ- Nhật.

Theo luật mới, lực lượng phòng vệ Nhật Bản sẽ được tham chiến ở nước ngoài.

Định hướng hợp tác quốc phòng Mỹ - Nhật đã được điều chỉnh vào năm 1967 nhằm gia tăng khả năng phản ứng với khủng hoảng hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên. Vào thời điểm đó, những quy định hạn chế ban hành trong Hiến pháp liên quan đến quyền phòng vệ tập thể đã trở thành một cản trở lớn đối với việc sửa đổi. Theo cựu Chỉ huy Lực lượng hỗn hợp của SDF, Đô đốc Takashi Saito, trong cuộc thảo luận được tiến hành nhằm xem xét các lĩnh vực mà Nhật Bản có thể hợp tác với Mỹ, SDF đã không có sự lựa chọn nào khác ngoài việc từ chối tham gia bất cứ hoạt động nào liên quan đến quyền này, ví dụ như hoạt động rà thủy lôi.

Tất cả những hạn chế đó sẽ bị dỡ bỏ sau khi luật an ninh mới được thông qua. Điều đó có nghĩa Nhật Bản có thể hợp tác với Mỹ thực thi quyền phòng vệ tập thể khi tình hình bị đánh giá là “đe dọa đến sự sống còn” với nguy cơ sẽ gây ra những thiệt hại nghiêm trọng đối cuộc sống của công dân Nhật Bản. Trong tình huống đó, Nhật Bản không chỉ phá thủy lôi mà còn bảo vệ các tàu của Mỹ được trang bị hệ thống rađa Aegis cũng như bảo vệ tàu vận tải Mỹ đưa công dân Nhật Bản sơ tán khỏi Bán đảo Triều Tiên.

Các hoạt động hợp tác giữa Mỹ với Nhật Bản sẽ được thực thi như một “lực cản lớn” đối với Trung Quốc, quốc gia hiện đang đẩy nhanh tốc độ phát triển hệ thống tên lửa hành trình. Hồi tháng 6, tàu USS Chancellorville đã được triển khai đến Căn cứ Hải quân Yokosuka ở tỉnh Kanagawa. Tàu này trang bị hệ thống kiểm soát vũ khí từ xa trên không (NIFC-CA) có thể nhanh chóng truyền những thông tin do máy bay cảnh báo sớm cung cấp và có thể bắn hạ tên lửa ở khoảng cách xa hơn đường chân trời mà chưa được các rađa Aegis phát hiện. Bộ Quốc phòng Nhật Bản đã giới thiệu máy bay cảnh báo sớm E-2D và có kế hoạch lắp đặt hệ thống chia sẻ thông tin mới nhất có khả năng hỗ trợ NIFC-CA trên hai tàu có trang bị Aegis.

Trước khi luật an ninh mới được thông qua, ngày 13-9, Phó Chủ tịch Đảng Dân chủ Tự do Masahiko Komura nhấn mạnh ý nghĩa của luật này: “Mỹ là một quốc gia của quan điểm công chúng. SDF ít nhất phải bảo vệ tàu của Mỹ được triển khai xung quanh Nhật Bản để bảo vệ chúng ta. Mặt khác, Chính phủ Mỹ không thể hoàn thành nhiệm vụ của mình nếu dựa trên Hiệp ước an ninh Mỹ- Nhật kể cả khi nước này cố gắng làm như thế do vấp phải phản ứng từ công chúng.”

Minh Tâm

Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»
Trực thăng chở Tổng thống Iran gặp tai nạn

Trực thăng chở Tổng thống Iran gặp tai nạn

Ngày 19/5, máy bay trực thăng chở Tổng thống Iran - Ebrahim Raisi cùng các quan chức cấp cao nước này đã gặp tai nạn trên đường trở về thủ đô Tehran, tình hình thời tiết xấu cũng làm phức tạp các nỗ lực cứu hộ sau đó.
Va chạm tàu thuyền khiến 7 người chết và mất tích

Va chạm tàu thuyền khiến 7 người chết và mất tích

Ngày 19/5, cảnh sát Hungary cho biết ít nhất 2 người đã thiệt mạng và 5 người mất tích sau một vụ nghi là va chạm tàu thuyền xảy ra trên sông Danube, phía Bắc thủ đô Budapest, một ngày trước đó.
Xe buýt bốc cháy trên cao tốc khiến 9 người tử vong

Xe buýt bốc cháy trên cao tốc khiến 9 người tử vong

Ngày 17/5, ít nhất 9 người, trong đó có 6 phụ nữ, đã thiệt mạng và 15 người khác bị bỏng trong một vụ cháy xe buýt ở bang Haryana, miền Bắc Ấn Độ.
NATO khó có thể đưa quân đến Ukraine

NATO khó có thể đưa quân đến Ukraine

Tổ chức Hiệp ước quân sự Bắc Đại Tây Dương (NATO) đang xem xét tới việc đưa quân đến Ukraine để hỗ trợ nước này trong cuộc xung đột với Nga tuy nhiên nhiều nhận định cho rằng khả năng này là tương đối thấp.
ECB cảnh báo mức nợ cao khiến châu Âu có nguy cơ gặp cú sốc bất lợi

ECB cảnh báo mức nợ cao khiến châu Âu có nguy cơ gặp cú sốc bất lợi

Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) cảnh báo rằng các quốc gia châu Âu đang "dễ bị tổn thương trước những cú sốc bất lợi" do căng thẳng địa chính trị và lãi suất cao liên tục nếu không tiếp tục giảm nợ công.
Mỹ phê chuẩn thuốc điều trị ung thư phổi tế bào nhỏ giai đoạn cuối

Mỹ phê chuẩn thuốc điều trị ung thư phổi tế bào nhỏ giai đoạn cuối

Cơ quan Quản lý thực phẩm và dược phẩm (FDA) Hoa Kỳ đã phê duyệt nhanh thuốc Tarlatamab (Imdelltra) cho bệnh nhân ung thư phổi tế bào nhỏ giai đoạn cuối.
Toàn bộ đồng tiền xu ở Australia sẽ được đúc hình ảnh Vua Charles III

Toàn bộ đồng tiền xu ở Australia sẽ được đúc hình ảnh Vua Charles III

Tất cả các đồng tiền xu ở Australia sẽ được đúc hình ảnh của Vua Charles III thay cho hình ảnh của Nữ hoàng Elizabeth II.
Australia cân nhắc hạn chế số lượng sinh viên quốc tế

Australia cân nhắc hạn chế số lượng sinh viên quốc tế

Chính phủ Australia đang cân nhắc khả năng đặt ra giới hạn tuyển sinh quốc tế nhằm cải thiện chất lượng giáo dục.
Nga duyệt binh hoành tráng kỷ niệm 79 năm chiến thắng phát xít

Nga duyệt binh hoành tráng kỷ niệm 79 năm chiến thắng phát xít

Hơn 9.000 binh sĩ Nga cùng hàng chục xe tăng và máy bay chiến đấu đã tham gia lễ duyệt binh truyền thống tại Quảng trường Đỏ, Moscow, nhân kỷ niệm 79 năm Ngày Chiến thắng 9/5.

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động