Thứ sáu 21/03/2025 05:34
Nguyên Phó Giám đốc Ngân hàng Eximbank Chi nhánh Ba Đình:

Lừa khách hàng, rút hàng nghìn tỷ đồng

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Tòa án Nhân dân vừa mở phiên tòa xét xử Vũ Thị Thu Nhung, SN 1977, nguyên Phó Giám đốc Ngân hàng Eximbank Chi nhánh Ba Đình, về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” và “Làm giả tài liệu của cơ quan, tổ chức”.
Bị cáo tại tòa
Bị cáo tại tòa

Theo cáo trạng, ngày 12/6/2022, Công an quận Cầu Giấy, Hà Nội, nhận đơn của bà Nguyễn Thị H, SN 1979, trú tại quận Hoàng Mai, Hà Nội, tố cáo Nhung có hành vi lừa đảo chiếm đoạt hơn 23 tỷ đồng thông qua hành vi làm giả các chứng chỉ tiền gửi có kỳ hạn rút vốn linh hoạt tại ngân hàng.

Quá trình điều tra, CQCA nhận thêm đơn của nhiều cá nhân tố cáo Nhung có hành vi lừa đảo chiếm đoạt tiền với thủ đoạn tương tự.

Cáo trạng xác định, năm 2013, Nhung được bổ nhiệm chức vụ làm Phó Giám đốc Ngân hàng Eximbank Chi nhánh Ba Đình. Bị cáo được giao nhiệm vụ phụ trách huy động vốn các khách hàng cá nhân tại ngân hàng.

Từ 2014, do cần tiền để trả nợ và sử dụng chi tiêu cá nhân, Nhung đã có hành vi gian dối, đưa ra thông tin không có thật với những người quen biết về việc ngân hàng nơi Nhung đang làm việc có nhiều chương trình gửi tiền ưu đãi dành cho khách hàng cá nhân có quan hệ nội bộ trong ngân hàng, với lãi suất cao và quà tặng chăm sóc khách hàng có giá trị, mục đích để nhận tiền của nhiều người có nhu cầu gửi tiền tiết kiệm.

Cụ thể, các chương trình Nhung đưa ra như: Chứng nhận tiền gửi có kỳ hạn rút gốc linh hoạt dành cho khách hàng ưu tiên tại ngân hàng với lãi suất 7,5%/năm cùng quà tặng chăm sóc khách hàng hàng tháng; chứng chỉ tiền gửi giữ hộ tiền mặt có kỳ hạn; chứng chỉ tiền gửi trong giao dịch tài chính; trái phiếu ngân hàng có kỳ hạn dành cho khách hàng ưu tiên tại ngân hàng với lãi suất cao từ 12 - 32%/năm.

Các chương trình tiền gửi này được quản lý riêng trên hệ thống tài khoản nội bộ của lãnh đạo ngân hàng nên không phát hành rộng rãi. Khi người có nhu cầu chuyển tiền vào tài khoản, Nhung sẽ có trách nhiệm chuyển tiền vào tài khoản nội bộ của ngân hàng sau đó gửi lại chứng từ và chuyển lại tiền gốc, lãi cho khách.

Để nhận tiền của khách hàng, Nhung mở nhiều tài khoản tại nhiều ngân hàng mang tên Nhung và cung cấp cho các khách hàng.

Theo cáo trạng, sau khi khách chuyển tiền vào các tài khoản của Nhung, bị cáo sử dụng máy in, làm giả các chứng từ xác nhận nhận tiền theo mẫu, đóng dấu xác nhận của ngân hàng nơi Nhung làm việc để chuyển lại cho khách hàng.

Ngoài các chương trình đưa ra, Nhung còn chiếm đoạt số tiền lớn của khách hàng bằng phương thức đưa thông tin gian dối về việc ngân hàng tổ chức bán đấu giá tài sản nợ xấu.

Để phục vụ mục đích này, Nhung thành lập Công ty TNHH Tư vấn đầu tư và quản lý tài sản Việt Nam, bản thân giữ chức vụ Chủ tịch HĐQT và nhờ Nguyễn Thị Diệu Linh, SN 1980, trú tại quận Thanh Xuân, Hà Nội, làm Tổng giám đốc công ty.

Khi có khách hàng tìm đến, Nhung giới thiệu đây là “công ty sân sau" của nội bộ lãnh đạo của ngân hàng, là đơn vị kết hợp cùng chi nhánh ngân hàng nơi Nhung làm việc, đứng ra tổ chức các cuộc đấu giá thanh lý tài sản nợ xấu tại ngân hàng, nếu khách hàng có tiền gửi ký quỹ để tham gia đấu giá vào tài khoản của Công ty mở tại PVCombank thì sẽ được chia lợi nhuận cao, thời gian ký quỹ ngắn, 5 ngày, 10 ngày, 20 ngày… tùy vào từng loại tài sản và tùy vào từng khách hàng.

Hết thời gian ký quỹ, khách hàng sẽ được nhận lại toàn bộ tiền gốc và được chia tiền lợi nhuận cao, với giá trị từ 10 - 14%/số tiền nộp ký quỹ.

"Sản phẩm đấu giá" là các hình ảnh về thửa đất, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được Nhung của các cá nhân có quan hệ tín dụng với Ngân hàng. Những hình ảnh này, Nhung lưu hình ảnh trên máy điện thoại tiện cho việc giới thiệu với khách.

Do tin tưởng những thông tin Nhung giới thiệu là thật, các khách hàng đã gửi tiền tiết kiệm và tiền ký quỹ đầu tư mua bán tài sản đấu giá nợ xấu thanh lý tại ngân hàng cho Nhung. Sau khi nhận tiền, Nhung không thực hiện như đã ký cam kết, mà sử dụng phần lớn số tiền để trả tiền gốc, tiền lãi, tiền quà tặng chăm sóc khách hàng hoặc tiền lợi nhuận cho những người nộp tiền.

Cơ quan tố tụng xác định, Nhung sử dụng tiền của người nộp sau trả tiền cho người nộp trước, số tiền còn lại Nhung chiếm đoạt để sử dụng cho mục đích cá nhân và chỉ tiêu hết. Nhung cũng làm số lượng lớn nhiều loại tài liệu của ngân hàng và đưa cho khách hàng, mục đích để họ tin tưởng và tiếp tục nộp tiền cho Nhung để nhờ gửi tiền tiết kiệm, nộp tiền ký quỹ đầu tư mua bán đấu giá thanh lý tài sản nợ xấu, song cũng bị Nhung chiếm đoạt. Hiện, số tiền Nhung còn chiếm đoạt của các bị hại hơn 311 tỷ đồng.

Tuy nhiên, phiên tòa xét xử bị cáo Nhung đã phải tạm hoãn do vắng mặt một số bị hại và người liên quan.

Từ 2014 đến tháng 5/2022, Nhung đã chiếm đoạt tiền của khoảng 100 bị hại, với tổng số tiền hơn 2.705 tỷ đồng. Đến nay, CQCA xác định, có 46 bị hại trong trong vụ án với đầy đủ thông tin họ tên, địa chỉ cụ thể, đã chuyển tiền cho Nhung với tổng số hơn 788 tỷ đồng. Nhung đã sử dụng phần lớn số tiền để trả tiền lãi hoặc tiền lợi nhuận cho các bị hại với tổng số tiền hơn 477 tỷ đồng.
Cán bộ ngân hàng lừa khách hàng lấy tiền đầu tư tiền ảo
Ra phán quyết với hai luật sư lừa khách hàng
Nhật Nam
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»
Chủ tịch Tập đoàn Phúc Sơn bị đề nghị truy tố 3 tội danh

Chủ tịch Tập đoàn Phúc Sơn bị đề nghị truy tố 3 tội danh

Cơ quan Cảnh sát điều tra - Bộ Công an vừa hoàn tất kết luận đề nghị truy tố 41 bị can trong vụ án xảy ra tại Công ty Cổ phần Tập đoàn Phúc Sơn (Tập đoàn Phúc Sơn), các đơn vị và địa phương liên quan.
Công an TP Hà Nội truy nã 8 đối tượng

Công an TP Hà Nội truy nã 8 đối tượng

Ngày 20/3, Cơ quan An ninh điều tra - Công an TP Hà Nội đã ra Quyết định truy nã đối với 8 đối tượng về tội "Đưa hối lộ".
Truy tìm Nguyễn Văn Thành để phục vụ điều tra hành vi lừa đảo

Truy tìm Nguyễn Văn Thành để phục vụ điều tra hành vi lừa đảo

Thành là đối tượng liên quan đến hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản, hiện không rõ đang ở đâu, cần truy tìm để phục vụ điều tra, xác minh...
Cựu Chủ tịch AIC chỉ đạo cộng thêm 40% giá thành thiết bị

Cựu Chủ tịch AIC chỉ đạo cộng thêm 40% giá thành thiết bị

Sau khi được nhân viên chuyển giá đã tham khảo trên mạng và một số đơn vị cung cấp, cựu Chủ tịch AIC Nguyễn Thị Thanh Nhàn đã yêu cầu cấp dưới phải cộng thêm 40% giá thành vào tất cả các thiết bị đấu thầu…
Lý do cựu Chủ tịch ECPAY Lã Quang Bình làm ngân hàng thiệt hại hơn 948 tỷ đồng?

Lý do cựu Chủ tịch ECPAY Lã Quang Bình làm ngân hàng thiệt hại hơn 948 tỷ đồng?

Viện Kiểm sát Nhân dân (VKSND) Tối cao vừa ban hành cáo trạng truy tố bị can Lã Quang Bình, SN 1979, cựu Chủ tịch ECPAY, về các tội danh: “Vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng”; “Đưa hối lộ”.
Cựu chấp hành viên chiếm đoạt hơn 12,5 tỷ đồng

Cựu chấp hành viên chiếm đoạt hơn 12,5 tỷ đồng

Toà án Nhân dân TP Hà Nội vừa mở phiên toà xét xử bị cáo Vũ Thị Thanh Hà, cựu chấp hành viên Chi cục Thi hành án dân sự quận Đống Đa, Hà Nội, về tội “Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản”.

Vây bắt nhóm thanh thiếu niên gây náo loạn trong đêm ở vùng ngoại ô

Một nhóm thanh thiếu niên rủ nhau mang hung khí, đèo nhau trên xe máy, không đội mũ bảo hiểm, hò hét gây rối trên đường đã bị lực lượng công an bắt giữ.
Đôi nam nữ đi xe máy không đội mũ bảo hiểm, tông ngã Cảnh sát 141

Đôi nam nữ đi xe máy không đội mũ bảo hiểm, tông ngã Cảnh sát 141

Ngày 12/3, Thiếu tướng Nguyễn Thanh Tùng, Giám đốc Công an TP Hà Nội cùng đại diện chỉ huy một số phòng chức năng của đơn vị đã đến Bệnh viện Xanh Pôn thăm hỏi, động viên thiếu tá Nguyễn Ngọc Ánh bị thương khi làm nhiệm vụ.
Công an TP Hà Nội chính thức kết thúc nhiệm vụ 10 tổ công tác đặc biệt

Công an TP Hà Nội chính thức kết thúc nhiệm vụ 10 tổ công tác đặc biệt

Theo lãnh đạo Phòng Cảnh sát giao thông Công an TP Hà Nội, 10 tổ công tác đặc biệt của Công an TP Hà Nội đến nay đã kết thúc nhiệm vụ.

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động