Lợi thế khi phát triển nền kinh tế số
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trênPhát triển nền kinh tế số trong nước. (Ảnh: Amis) |
Trong xu thế này, việc Việt Nam phát triển kinh tế số, gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh, tạo cơ hội bứt phá cho kinh tế đang là yêu cầu cấp thiết, như đã được xác định trong Nghị quyết số 29-NQ/TW, ngày 17/11/2022, Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
Theo Phó Giáo sư-Tiến sỹ Yến Trần, giảng viên về Đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp quốc tế tại Trường Kinh doanh Edinburgh, Đại học Heriot Watt và là Ủy viên Ban Chấp hành Hội Trí thức Việt Nam tại Vương quốc Anh (VIS) việc xây dựng kinh tế số cần 2 yếu tố cơ bản là kết nối thông minh và khai thác dữ liệu số. Điều này đồng nghĩa rằng Việt Nam cần đầu tư ưu tiên phát triển các ngành cơ sở hạ tầng kỹ thuật số, cung cấp mạng Internet tốc độ cao (phổ cập 4G, phát triển 5G), xây dựng các trung tâm dữ liệu, công ty cung cấp mạng viễn thông và các yếu tố công nghệ cấu thành quan trọng khác (tiến tới sử dụng robot, AI).
Hiện nay, nền kinh tế Internet của Việt Nam mới chiếm 4% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) và dự đoán đến năm 2025 con số này sẽ tăng lên 25%. Báo cáo năm 2019 của WeAreSocial và Hootsuite cho thấy Việt Nam có tỷ lệ người dân truy cập Internet qua điện thoại là 48%, trong đó 62% truy cập để dùng mạng xã hội... Theo đó, mô hình kinh tế chia sẻ có thể kích thích cung cầu, để thúc đẩy phát triển toàn diện nền kinh tế.Nghiên cứu gần đây cũng cho thấy việc kết nối Internet và ứng dụng số hóa trong các DN Việt Nam đã giúp tăng năng suất, hiệu quả hoạt động.
Về phía DN, nền kinh tế số mang lại nhiều cơ hội tiếp cận và chia sẻ thông tin, kiến thức với các cộng đồng có chung lợi ích và hợp tác trong các dự án sản xuất chung. Trên cơ sở đó, Phó Giáo sư Yến Trần nhấn mạnh, DN cần tăng tốc chuyển đổi số và tham gia nhiều vào nền kinh tế số càng sớm càng tốt. Bên cạnh đó, Chính phủ cần sẵn sàng cho việc thay thế, chuyển đổi nguồn lao động cho các ngành sẽ không tồn tại và đón đầu các ngành mới nổi. Đây là yếu tố giúp Việt Nam phát triển cân bằng và bền vững.
Bên cạnh các tiềm năng to lớn, việc phát triển kinh tế số cũng đặt ra các yêu cầu rất cao về yếu tố an ninh, an toàn trong bảo đảm giao dịch trên không gian mạng, trong đó các rủi ro như lộ thông tin cá nhân, lừa đảo qua mạng hay bị tin tặc tấn công, tống tiền đã không còn xa lạ trong bối cảnh hiện nay.
Do vậy, Chính phủ cần tiếp tục hoàn thiện Luật An ninh mạng, tăng cường năng lực thực thi Luật An ninh mạng và đào tạo nhân lực an ninh mạng để phòng và xử lý các trường hợp lừa đảo, lộ lọt thông tin cá nhân. Bên cạnh đó, việc giáo dục và nâng cao ý thức của người dân và DN về tầm quan trọng của an ninh số và bảo vệ thông tin cá nhân cần được thực hiện cực kỳ nghiêm túc kèm theo chế tài nghiêm khắc, chặt chẽ...
Điện toán đám mây giúp doanh nghiệp phát triển nền kinh tế số Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 với 3 trụ ... |
Hà Nội chú trọng phát triển kinh tế số Dịp cuối năm luôn là dịp mua sắn lớn nhất, những năm gần đây các hình thức thanh toán trên nền tảng công nghệ hiện ... |
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại