Thứ sáu 22/11/2024 09:19

Điện toán đám mây giúp doanh nghiệp phát triển nền kinh tế số

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 với 3 trụ cột là Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số; trong đó chiến lược “dịch chuyển lên mây” được coi là quan trọng để giúp DN trụ vững và phát triển trong nền kinh tế số.
Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Phạm Đức Long tham quan các gian trưng bày tại Internet Day 2023 diễn ra tại Hà Nội.	Ảnh: Ngô Sơn
Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Phạm Đức Long tham quan các gian trưng bày tại Internet Day 2023 diễn ra tại Hà Nội. Ảnh: Ngô Sơn

Điện toán đám mây phát triển tốc độ nhanh

Thị trường điện toán đám mây và trung tâm dữ liệu ở Việt Nam được đánh giá là một trong những thị trường có tốc độ phát triển nhanh nhất tại ASEAN, với sự tham gia của hơn 50 DN cung cấp dịch vụ cả trong nước và nước ngoài.

Đại diện CLB Điện toán đám mây và Trung tâm dữ liệu (VNCDC) khẳng định: “DN điện toán đám mây & Trung tâm dữ liệu Việt Nam đã làm chủ công nghệ, tốc độ tăng trưởng tốt, có khả năng cạnh tranh mạnh mẽ với các Big Tech quốc tế, sẵn sàng đáp ứng nhu cầu “lên mây” của DN”.

Thị trường luôn biến động, đặc biệt là khi công nghệ có những tiến bộ không ngừng. Để đánh giá kịp thời và chính xác về thị trường, Hiệp hội Internet Việt Nam (VIA) và VNCDC đã thực hiện khảo sát thị trường trong nước, tập trung vào tốc độ phát triển về doanh thu và cơ cấu của từng loại hình dịch vụ. Điều này cung cấp thông tin hữu ích cho các tổ chức, DN và người dân về lĩnh vực này và hướng dẫn những bước đi thích hợp để thúc đẩy DN nội địa cung cấp dịch vụ tốt nhất cho khách hàng.

Theo Tổng cục Thống kê, năm 2022, ngân sách lao động (NSLĐ) của toàn nền kinh tế Việt Nam theo giá hiện hành ước tính đạt 188,1 triệu đồng/lao động (tương đương 8.083 USD/lao động). NSLĐ tại các DN điện toán đám mây ở mức cao nhất là 3,4 tỷ đồng/người/năm. Năng suất bình quân trong lĩnh vực này đạt 2 tỷ đồng/người/ năm, cao gấp hơn 10 lần NSLĐ bình quân cả nước.

Trung tâm dữ liệu (TTDL) hay Data Center (DC) có vai trò đặc biệt quan trọng đối với các tổ chức, DN. Thị trường trung tâm dữ liệu Việt Nam đang thu hút sự đầu tư lớn của nhiều DN trong và ngoài nước. Các DN công nghệ hàng đầu tại Việt Nam như VNPT, Viettel, CMC, FPT… thời gian qua rất chú trọng đầu tư, xây dựng phát triển các trung tâm dữ liệu hiện đại, quy mô lớn, đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế và cung cấp các dịch vụ đẳng cấp thế giới.

Cần các chính sách cụ thể và khả thi hơn

Nghị định số 53/2022/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật An ninh mạng, trong đó siết chặt việc quản lý dữ liệu. Theo đó, các DN hoạt động tại Việt Nam phải tuân thủ yêu cầu nội địa hóa dữ liệu, đã khiến nhu cầu về trung tâm dữ liệu trên toàn quốc được dự báo sẽ tăng vọt. Có 6/7 nhà cung cấp dịch vụ DC trong nước đánh giá thị trường TTDL Việt Nam sẽ phát triển nhanh trong 2 năm tới. 1/7 nhà cung cấp thì đánh giá thị trường này sẽ phát triển rất nhanh. Do đó, các nhà cung cấp dịch vụ TTDL trong nước đều có kế hoạch phát triển thêm hạ tầng.

Trong báo cáo xây dựng Chiến lược hạ tầng số đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030, Bộ Thông tin và Truyền thông có đặt ra mục tiêu 70% thị phần dịch vụ điện toán đám mây tại Việt Nam thuộc các nhà cung cấp dịch vụ trong nước.

Đây là một chỉ tiêu rất thách thức cho các DN DC và điện toán đám mây trong nước. Với quy mô và tốc độ tăng trưởng của các DN nội địa như hiện nay thì đích đến này vào năm 2025 là bất khả thi. Trong trường hợp lùi mốc chỉ tiêu đến năm 2030, tức là 7 năm nữa, thì chỉ tiêu này cũng là ngọn núi cao đối với các DN nội địa.

Rõ ràng, để các nhà cung cấp DC và điện toán đám mây nội địa tự mình bươn chải thì khó đạt thành mục tiêu này. Khi được hỏi: “Hệ thống chính sách và các văn bản pháp quy hiện nay của Việt Nam có hỗ trợ cho sự phát triển dịch vụ của Cty như thế nào?” với các lựa chọn “Rất tốt”, “Tốt”, “Bình thường” thì có 57% câu trả lời là “Bình thường”, 43% còn lại đánh giá “Tốt”, không có đánh giá “Rất tốt” nào.

Điều đó cho thấy, các chính sách hiện tại của Việt Nam chưa thực sự hữu hiệu trong việc thúc đẩy mạnh mẽ cho các nhà cung cấp dịch vụ DC và điện toán đám mây phát triển. Đã đến lúc, cần các chính sách cụ thể và khả thi hơn trong lĩnh vực DC và điện toán đám mây tại Việt Nam, có tác động đủ mạnh để tạo sức bật cho các DN DC và điện toán đám mây trong nước phát triển, bắt kịp tốc độ tăng của thị trường và đủ sức cạnh tranh với các “big tech” từ nước ngoài.

Ứng dụng dịch vụ điện toán đám mây sử dụng trong cơ quan nhà nước
SeABank gia tăng trải nghiệm ngân hàng số bằng điện toán đám mây của Google Cloud
Ngô Sơn
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động