Thứ năm 02/05/2024 20:42

Lợi ích của mỡ lợn đối với sức khỏe và những lưu ý khi sử dụng

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, mỡ lợn rất tốt cho sức khỏe. Nếu ăn đúng liều lượng thì mỡ lợn sẽ đem lại hiệu quả đáng kinh ngạc, thậm chí chữa được nhiều bệnh.
Lợi ích của mỡ lợn đối với sức khỏe và những lưu ý khi sử dụng
Mỡ lợn rất tốt cho sức khỏe.

Thành phần dinh dưỡng của mỡ lợn

Trong 205 gam mỡ lợn chứa:

- 1849 calo

- 205 gam chất béo

- 0,23mg kẽm

- 0,4 µg selen

- 101,9mg choline

- 1,23mg Vitamin E

- 5,1 µg Vitamin D

- 5,1 µg Vitamin D3, 209 IU Vitamin D.

Ngoài ra, mỡ lợn cũng chứa các chất béo như axit capric 0,205g, axit lauric 0,41g, axit myristic 2,665g, axit palmitic 48,79g, axit stearic 27,675g, palmitoleic 5,535g axit, 84,46g axit oleic, 2,05g axit gadoleic, 20,91g axit linoleic, 2,05g axit linolenic và 195mg cholesterol.

Lợi ích của mỡ lợn đối với sức khỏe

- Giữ ẩm cho phổi: Mỡ lợn có tác dụng làm ẩm phổi. Bên cạnh đó, sự phát triển của da và tóc phụ thuộc vào việc nuôi dưỡng của phổi. Vì vậy, mỡ lợn có thể nuôi dưỡng phổi, gián tiếp thúc đẩy sự phát triển của da và tóc.

- Giảm táo bón: Mỡ lợn có mùi thơm đặc biệt và kết cấu mịn. Ăn mỡ lợn trong thời gian dài có tác dụng kích thích khẩu vị, bôi trơn thành ruột, từ đó giúp giảm tình trạng táo bón.

- Thúc đẩy sự hấp thu canxi: Mỡ lợn là nguồn cung cấp vitamin D dồi dào, chỉ sau dầu cá. Một muỗng canh mỡ lợn có chứa 1.000 đơn vị vitamin D. Do đó, tiêu thụ mỡ lớn đúng cách, đúng liều lượng sẽ làm tăng khả năng hấp thu vitamin D của cơ thể.

- Điều hòa ngũ tạng: Mỡ lợn có thể nuôi dưỡng 5 cơ quan nội tạng, đặc biệt là lá lách và phổi. Loại mỡ động vật này có thể giúp làm sạch phổi và ruột, củng cố sức khỏe của lá lách, giúp tiêu hóa và hấp thu thức ăn vào cơ thể nên rất thích hợp cho người có lá lách và dạ dày yếu, chán ăn, cơ thể gầy gò.

- Giải độc: Mỡ lợn có tác dụng loại bỏ chất độc cantharidin, chất độc trong rượu bia, lưu huỳnh. Ngoài ra, mỡ lợn còn có tác dụng làm giảm tình trạng vàng da.

- Làm đẹp da: Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, mỡ lợn có tác dụng tốt trong việc cải thiện làn da khô, dưỡng ẩm và giữ ẩm cho da, đồng thời có tác dụng loại bỏ các vết rạn da. Điều này là nhờ vào hàm lượng vitamin E dồi dào và nguồn chất béo nhất định trong mỡ lợn.

- Chống lạnh: Mỡ lợn là chất béo động vật, giàu chất dinh dưỡng và axit béo bão hòa. Ăn mỡ lợn có thể giúp giữ ấm cho cơ thể, từ đó giúp chống lạnh khi nhiệt độ môi trường xuống thấp.

- Giảm nguy cơ trầm cảm: Mỡ lợn có chứa lượng lớn axit linoleic và axit oleic, có tác dụng làm giảm nguy cơ trầm cảm.

Lợi ích của mỡ lợn đối với sức khỏe và những lưu ý khi sử dụng
Theo chuyên gia dinh dưỡng, mỡ lợn không làm tăng nguy cơ bệnh tật, chỉ những người cao tuổi, người bị các bệnh về tim mạch, huyết áp, tiểu đường, rối loạn mỡ máu... mới nên kiêng.

Lưu ý khi sử dụng mỡ lợn

Theo chuyên gia dinh dưỡng, mỡ lợn không làm tăng nguy cơ bệnh tật, chỉ những người cao tuổi, người bị các bệnh về tim mạch, huyết áp, tiểu đường, rối loạn mỡ máu... mới nên kiêng. Người bình thường nên cân bằng cả dầu và mỡ, tỉ lệ phối hợp lí tưởng nhất giữa dầu thực vật và mỡ động vật trong bữa ăn là 50 : 50. Trẻ nhỏ dưới một tuổi nên ăn mỡ và dầu ở tỷ lệ 70 : 30. Từ trên 1 tuổi ăn tỉ lệ mỡ và dầu tỷ lệ 50 : 50.

Nên cân đối lượng chất béo trong bữa ăn. Với trẻ em dưới một tuổi, chất béo chiếm 40 - 50% năng lượng khẩu phần ăn, trẻ 1 - 3 tuổi chất béo chiếm 35 - 40% năng lượng khẩu phần ăn, trẻ đến 10 tuổi là 30 - 35%, trẻ trên 10 tuổi và người trưởng thành là 20 - 25% năng lượng khẩu phần ăn.

Nếu bạn không ăn được mỡ lợn, hãy cân nhắc dùng đa dạng các loại dầu ăn từ dầu gạo, dầu ô liu, dầu hướng dương, dầu nành... Không chiên dầu ở nhiệt độ cao làm phá hủy thành phần dinh dưỡng trong thực phẩm và sản sinh nhiều chất có hại. Không dùng dầu chiên lại nhiều lần, dùng dầu ăn phù hợp với độ tuổi, bảo quản dầu ăn ở nơi thoáng mát, để dầu ở lọ sành, chai thủy tinh sạch và khô ráo, tránh đựng trong đồ vật bằng kim loại, đậy kín chai sau mỗi lần dùng.

Những người tuyệt đối không được ăn ngải cứu Những người tuyệt đối không được ăn ngải cứu

Rau ngải cứu rất tốt cho sức khoẻ, tuy nhiên, có những người tuyệt đối không được ăn loại rau này...

HP (tổng hợp)
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động