Lao đầu đến mộ cổ để... chữa bệnh
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trênTừ sau Tết Nhâm Thìn đến nay, mỗi ngày có hàng trăm người kéo đến ngôi mộ cổ ở thôn La Khê, xã Thủy Bằng (Hương Thủy, Thừa Thiên - Huế) để được... làm phép chữa bệnh.
Câu chuyện đồn thổi kỳ bí
Ngôi mộ cổ này nằm trên đồi Độn Chao, thuộc khu rừng của Lâm trường Tiền Phong, là nơi chôn cất một tu sĩ cách đây gần 300 năm. Mới sáng sớm nhưng con đường bê tông dẫn vào ngôi mộ đã rất đông người vào ra. Cách mộ khoảng 500m có nhiều lán trại được người dân dựng lên để bán hàng hóa và giữ xe cho người đến mộ.
Nước suối và rượu ngâm gừng được “làm phép” thành thuốc.
Các con bệnh đủ loại đến đây được người đàn ông tự xưng là pháp sư giúp làm phép chữa bệnh. Người này hướng dẫn người bệnh bỏ tiền cúng giường và mua các chai nước suối, rượu ngâm gừng, các bao lá cây khô được bán ở các lán trại đưa lên mộ.
Sau khi người bệnh thắp hương khấn vái và kể bệnh, pháp sư đặt các chai nước suối, rượu ngâm gừng lên ngôi mộ để… làm phép hóa thuốc. Làm phép xong, pháp sư ngậm nước suối, rượu vào miệng và phun vào hàng chục con bệnh rồi phán rằng tất cả đã… hết bệnh!
Theo người đàn ông tên Phúc (hàng ngày bán hàng hóa gần ngôi mộ), ngoài người dân trên địa bàn Thừa Thiên - Huế, rất đông con bệnh đến từ các địa phương như Quảng Trị, Quảng Bình, Hà Tĩnh…
Một người phụ nữ bán hàng ở đây phao tin rằng, 80% số người sau khi đến đây xin thuốc đều được khỏi bệnh. Người này kể, cách đây mấy hôm, có một phụ nữ ở xã Dương Hòa (Hương Thủy) bị ung thư giai đoạn cuối được người nhà đưa đến đây xin thuốc. Xin thuốc uống ngày hôm trước thì ngày hôm sau chị này đã khỏe mạnh bình thường (!?). Đây chỉ là một trong số hàng chục câu chuyện đang được đồn thổi về tác dụng chữa bệnh của ngôi mộ được cho là kỳ bí này.
Thông tin về những người khỏi bệnh chẳng được ai xác minh, nhưng thực tế thì những người bán hàng hóa ở đây kiếm chác được vố số lợi lộc.
Phức tạp an ninh trật tự
Càng về chiều, dòng người kéo đến khu mộ càng đông. Họ đến đây bằng đủ loại phương tiện, từ ô tô, xe máy cho đến thuyền bè. Từ ngày dòng người tứ xứ kéo tới ngôi mộ, nhiều người dân thôn La Khê đã bỏ hẳn đồng áng để dựng lán trại bán hàng, giữ xe… với mong muốn nhanh chóng đổi đời.
Do ngôi mộ nằm giữa khu rừng cảnh quan và rừng đặc dụng, nên tình trạng thắp hương, đốt vàng mã tùy tiện đang khiến khu rừng này có nguy cơ bị cháy bất cứ lúc nào. Để phòng chống cháy rừng, thời gian qua, Lâm trường Tiền Phong phải cử nhân viên liên tục túc trực tại khu mộ, đồng thời thuê người phát quang thực bì để đề phòng hỏa hoạn.
Theo chính quyền xã Thủy Bằng, thông tin về tác dụng chữa bệnh của ngôi mộ trên không những không có cơ sở khoa học, mà còn khiến người tìm đến… rước thêm bệnh tật bởi tình trạng mất vệ sinh. Tình trạng này còn khiến an ninh trật tự trên địa bàn xã diễn biến phức tạp.
Vì vậy, trong các ngày 9 và 10.6, chính quyền xã Thủy Bằng đã phối hợp với các cơ quan chức năng thị xã Hương Thủy tiến hành vận động, tuyên truyền để người dân không đến khu mộ này chữa bệnh nữa. Tuy nhiên, việc tuyên truyền vẫn chưa mang lại kết quả bởi vẫn có rất nhiều người dân kéo đến ngôi mộ vì niềm tin mù quáng.
Theo DV
Ngôi mộ cổ này nằm trên đồi Độn Chao, thuộc khu rừng của Lâm trường Tiền Phong, là nơi chôn cất một tu sĩ cách đây gần 300 năm. Mới sáng sớm nhưng con đường bê tông dẫn vào ngôi mộ đã rất đông người vào ra. Cách mộ khoảng 500m có nhiều lán trại được người dân dựng lên để bán hàng hóa và giữ xe cho người đến mộ.
Nước suối và rượu ngâm gừng được “làm phép” thành thuốc.
Các con bệnh đủ loại đến đây được người đàn ông tự xưng là pháp sư giúp làm phép chữa bệnh. Người này hướng dẫn người bệnh bỏ tiền cúng giường và mua các chai nước suối, rượu ngâm gừng, các bao lá cây khô được bán ở các lán trại đưa lên mộ.
Sau khi người bệnh thắp hương khấn vái và kể bệnh, pháp sư đặt các chai nước suối, rượu ngâm gừng lên ngôi mộ để… làm phép hóa thuốc. Làm phép xong, pháp sư ngậm nước suối, rượu vào miệng và phun vào hàng chục con bệnh rồi phán rằng tất cả đã… hết bệnh!
Theo người đàn ông tên Phúc (hàng ngày bán hàng hóa gần ngôi mộ), ngoài người dân trên địa bàn Thừa Thiên - Huế, rất đông con bệnh đến từ các địa phương như Quảng Trị, Quảng Bình, Hà Tĩnh…
Một người phụ nữ bán hàng ở đây phao tin rằng, 80% số người sau khi đến đây xin thuốc đều được khỏi bệnh. Người này kể, cách đây mấy hôm, có một phụ nữ ở xã Dương Hòa (Hương Thủy) bị ung thư giai đoạn cuối được người nhà đưa đến đây xin thuốc. Xin thuốc uống ngày hôm trước thì ngày hôm sau chị này đã khỏe mạnh bình thường (!?). Đây chỉ là một trong số hàng chục câu chuyện đang được đồn thổi về tác dụng chữa bệnh của ngôi mộ được cho là kỳ bí này.
Thông tin về những người khỏi bệnh chẳng được ai xác minh, nhưng thực tế thì những người bán hàng hóa ở đây kiếm chác được vố số lợi lộc.
Phức tạp an ninh trật tự
Càng về chiều, dòng người kéo đến khu mộ càng đông. Họ đến đây bằng đủ loại phương tiện, từ ô tô, xe máy cho đến thuyền bè. Từ ngày dòng người tứ xứ kéo tới ngôi mộ, nhiều người dân thôn La Khê đã bỏ hẳn đồng áng để dựng lán trại bán hàng, giữ xe… với mong muốn nhanh chóng đổi đời.
Do ngôi mộ nằm giữa khu rừng cảnh quan và rừng đặc dụng, nên tình trạng thắp hương, đốt vàng mã tùy tiện đang khiến khu rừng này có nguy cơ bị cháy bất cứ lúc nào. Để phòng chống cháy rừng, thời gian qua, Lâm trường Tiền Phong phải cử nhân viên liên tục túc trực tại khu mộ, đồng thời thuê người phát quang thực bì để đề phòng hỏa hoạn.
Theo chính quyền xã Thủy Bằng, thông tin về tác dụng chữa bệnh của ngôi mộ trên không những không có cơ sở khoa học, mà còn khiến người tìm đến… rước thêm bệnh tật bởi tình trạng mất vệ sinh. Tình trạng này còn khiến an ninh trật tự trên địa bàn xã diễn biến phức tạp.
Vì vậy, trong các ngày 9 và 10.6, chính quyền xã Thủy Bằng đã phối hợp với các cơ quan chức năng thị xã Hương Thủy tiến hành vận động, tuyên truyền để người dân không đến khu mộ này chữa bệnh nữa. Tuy nhiên, việc tuyên truyền vẫn chưa mang lại kết quả bởi vẫn có rất nhiều người dân kéo đến ngôi mộ vì niềm tin mù quáng.
Theo DV
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại
Tin mới hơn
Tin đã đăng