Thứ năm 21/11/2024 16:05

Lần đầu tiên 7 công trình di sản lịch sử tiêu biểu của Hà Nội trở thành không gian sáng tạo

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Với chủ đề “Giao lộ sáng tạo”, Lễ hội thiết kế sáng tạo Hà Nội năm 2024 lần đầu tiên đưa 7 công trình di sản lịch sử tiêu biểu của Thủ đô trở thành không gian sáng tạo cùng hơn 100 hoạt động thuộc 12 lĩnh vực công nghiệp văn hóa.
Lần đầu tiên 7 công trình di sản lịch sử tiêu biểu của Hà Nội trở thành không gian sáng tạo
Các nhà thiết kế đang quá trình hoàn thiện không gian sáng tạo "Rồng rắn lên mây” tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia. Ảnh: M.M

Thông tin về Lễ hội thiết kế sáng tạo Hà Nội năm 2024, bà Trần Thị Vân Anh, Phó Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội cho biết, điểm nhấn sự kiện năm nay tổ chức thí điểm dọc theo 7 công trình di sản lịch sử tiêu biểu của Thủ đô với chủ đề “Giao lộ sáng tạo”.

Lễ hội được thiết kế khu vực chính Quảng trường Cách mạng Tháng Tám kết nối trục “Tinh hoa di sản” (phố Lý Thái Tổ - Lê Thánh Tông) và trục “Kinh tế sáng tạo” (dốc Bác Cổ - phố Tràng Tiền).

Trong đó, trục tinh hoa di sản với các công trình tiêu biểu: Cung Thiếu nhi Hà Nội, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bắc Bộ Phủ, Nhà hát Lớn, Đại học Tổng hợp và cụm vườn hoa Lý Thái Tổ, vườn hoa Diên Hồng, vườn hoa Cổ Tân, vườn hoa 19/8, vườn hoa Tao Đàn. Trục kinh tế sáng tạo tuyến phố Tràng Tiền, Bảo tàng Lịch sử quốc gia.

Tại không gian sáng tạo, Lễ hội được thiết kế 3 công trình biểu tượng Pavilion “Hành lang thơ ngây” tại Cung Thiếu nhi Hà Nội, “Dòng” ở Vườn hoa Diên Hồng và Bắc Bộ Phủ, “Rồng rắn lên mây” tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia.

Điểm nổi bật các công trình biểu tượng được sắp đặt ở vị trí tương tác với di sản, thay vì đứng độc lập, tạo ra cuộc đối thoại với di sản và tạo sức sống cho chính các di sản đó.

Lần đầu tiên 7 công trình di sản lịch sử tiêu biểu của Hà Nội trở thành không gian sáng tạo
Công trình kiến trúc trăm năm tuổi tại Đại học Tổng hợp trở thành tổ hợp sáng tạo tại không gian lễ hội. Ảnh: M.M

Trong khuôn khổ Lễ hội, sôi nổi các hoạt động văn hóa nghệ thuật, trưng bày, triển lãm với tinh thần sáng tạo, đánh thức giá trị truyền thống.

Cùng với hội thảo, tổ chức tọa đàm về các lĩnh vực: thiết kế, nghệ thuật, điện ảnh, nhiếp ảnh, thời trang, công nghệ, xuất bản… trong ngành công nghiệp văn hóa hiện nay.

Tại Lễ hội, các đơn vị lữ hành tham gia thiết kế tour du lịch sáng tạo, hình thành tour du lịch văn hóa và du lịch sáng tạo, giới thiệu giá trị văn hóa, lịch sử, kiến trúc, nghệ thuật truyền thống.

Nối tiếp thành công của mùa trước, Lễ hội thiết kế sáng tạo Hà Nội năm 2024 diễn ra từ ngày 9/11 đến ngày 17/11/2024 thí điểm 7 công trình di sản lịch sử tiêu biểu Thủ đô.

Năm nay, Lễ hội có quy mô lớn, chuyên nghiệp khi quy tụ gần 500 nhà sáng tạo, nhà thiết kế, kiến trúc sư, nghệ sĩ đương đại, nghệ sĩ biểu diễn, công chúng sẽ trải nghiệm hơn 100 hoạt động hấp dẫn. Nhiều ý tưởng đột phá mang đến trải nghiệm độc đáo cho công chúng, đặc biệt là giới trẻ và cộng đồng yêu thích sáng tạo.

Lễ hội thiết kế sáng tạo Hà Nội năm 2024 tiếp tục định vị thương hiệu “Hà Nội - Thành phố sáng tạo” trong Mạng lưới các thành phố sáng tạo của UNESCO. Đồng thời, thúc đẩy quá trình phát triển Mạng lưới Nhà thiết kế sáng tạo trẻ, hỗ trợ các không gian sáng tạo và ra mắt Trung tâm điều phối hoạt động sáng tạo sắp tới.

Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội năm 2024 kết nối các công trình kiến trúc lịch sử của Thủ đô Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội năm 2024 kết nối các công trình kiến trúc lịch sử của Thủ đô
Tháp nước Hàng Đậu lần đầu tiên mở cửa có gì đặc sắc? Tháp nước Hàng Đậu lần đầu tiên mở cửa có gì đặc sắc?
Mộc Miên
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động