Thứ tư 11/09/2024 16:11

Làm thế nào để gìn giữ truyền thống “Tôn sư trọng đạo” trong thời đại mới?

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Chiều 15/11, đã diễn ra tọa đàm “Chia sẻ cùng thầy cô” năm 2022. Đây là hoạt động nằm trong chương trình “Chia sẻ cùng thầy cô” năm 2022 diễn ra trong 2 ngày 15 và 16/11 tại Thủ đô Hà Nội.
Làm thế nào để gìn giữ truyền thống “Tôn sư trọng đạo” trong thời đại mới?
Chương trình “Chia sẻ cùng thầy cô” năm 2022 diễn ra trong 2 ngày 15 và 16/11 tại Thủ đô Hà Nội nhằm cổ vũ, động viên và tri ân các thầy giáo, cô giáo công tác tại vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, có nhiều cống hiến, đóng góp vào sự nghiệp giáo dục của nước nhà.

Triển khai phong trào “Tôi yêu Tổ quốc tôi” của Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam; thực hiện chương trình công tác Hội và phong trào thanh niên năm 2022; chào mừng kỷ niệm 40 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982-20/11/2022), Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo và Tập đoàn Thiên Long tổ chức chương trình “Chia sẻ cùng thầy cô” năm 2022 diễn ra trong 2 ngày 15 và 16/11 tại Thủ đô Hà Nội nhằm cổ vũ, động viên và tri ân các thầy giáo, cô giáo công tác tại vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, có nhiều cống hiến, đóng góp vào sự nghiệp giáo dục của nước nhà.

Tọa đàm “Chia sẻ cùng thầy cô” năm 2022 là diễn đàn để các chuyên gia, nhà quản lý giáo dục cùng 68 thầy giáo, cô giáo tiêu biểu đại diện cho đội ngũ giáo viên cả nước cùng chia sẻ câu chuyện về những khó khăn, những bài học kinh nghiệm trong quá trình giảng dạy, sự tiếp nối truyền thống “Tôn sư trọng đạo” của các thế hệ thầy và trò, những yêu thương, ân tình của thầy và trò ở mọi miền Tổ quốc trong hành trình “trồng người”.

Đồng thời, tại tọa đàm, đại diện Bộ Giáo dục và Đào tạo, đại diện Trung ương Đoàn, Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam sẽ lắng nghe những tâm tư, mong muốn của các giáo viên đang công tác tại vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn để cùng chia sẻ, tạo môi trường thuận lợi cho họ tiếp tục cống hiến và đóng góp nhiều hơn nữa cho sự nghiệp giáo dục.

Làm thế nào để gìn giữ truyền thống “Tôn sư trọng đạo” trong thời đại mới?
Phát biểu khai mạc tọa đàm, anh Nguyễn Kim Quy – Ủy viên Ban Thường vụ Trung ương Đoàn, Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam mong muốn Tọa đàm “Chia sẻ cùng thầy cô” năm 2022 thông qua những gửi gắm, tâm huyết của các thầy, cô sẽ lan tỏa hơn nữa câu chuyện về sự yêu thương, chân thành, nỗ lực dìu dắt, cảm hóa những học trò của mình trên con đường chinh phục tri thức

Tọa đàm vinh dự đón nhận sự tham gia và đóng góp những tham luận chất lượng, tâm huyết của các chuyên gia giáo dục hàng đầu như GS.TS.Nhà giáo Nhân dân Vũ Minh Giang - Chủ tịch Hội đồng Khoa học và Đào tạo Đại học Quốc gia Hà Nội, Phó Chủ tịch Hội đồng Di sản văn hóa Quốc gia, Ủy viên hội đồng Giáo sư Nhà nước với tham luận về đạo nghĩa thầy trò suốt chiều dài lịch sử nước Việt; Tiến sĩ Nguyễn Tùng Lâm - Chủ tịch Hội đồng giáo dục Trường THPT Đinh Tiên Hoàng, Phó Chủ tịch Hội Tâm lý giáo dục học Việt Nam với kinh nghiệm về sợi dây bền chặt nhất kết nối tình nghĩa thầy – trò với những học sinh “có cá tính khác biệt”; PGS.TS Trần Thành Nam – Chủ nhiệm Khoa các khoa học giáo dục – Đại học giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội với quan điểm giáo dục tâm lý, làm thế nào để gìn giữ truyền thống “Tôn sư trọng đạo” trong thời đại mới.

Làm thế nào để gìn giữ truyền thống “Tôn sư trọng đạo” trong thời đại mới?
Theo GS.TS.NGND Vũ Minh Giang, “Tiên học lễ, hậu học văn” dạy làm người và dạy chữ chính là hai chức năng lớn

Phát biểu khai mạc tọa đàm, anh Nguyễn Kim Quy – Ủy viên Ban Thường vụ Trung ương Đoàn, Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam mong muốn Tọa đàm “Chia sẻ cùng thầy cô” năm 2022 thông qua những gửi gắm, tâm huyết của các thầy, cô sẽ lan tỏa hơn nữa câu chuyện về sự yêu thương, chân thành, nỗ lực dìu dắt, cảm hóa những học trò của mình trên con đường chinh phục tri thức và hoàn thiện nhân cách. Đó sẽ là sự khơi gợi mạnh mẽ để các bạn thanh niên, sinh viên, học sinh tiếp tục phát huy truyền thống “Tôn sư trọng đạo”, thể hiện những hành động thiết thực để tri ân thầy cô giáo, sẽ không ngừng phấn đấu, rèn luyện để không phụ công những người lái đò thầm lặng.

Theo GS.TS.NGND Vũ Minh Giang, “Tiên học lễ, hậu học văn” dạy làm người và dạy chữ chính là hai chức năng lớn. Văn hoá là hồn cốt của dân tộc, là nền tảng tinh thần cho sự phát triển mà tinh hoa của nền văn hoá quốc gia chính là giáo dục, đào tạo. Do đó chúng ta có thể đi học khắp thế giới nhưng cuối cùng cái quan trọng nhất vẫn là đứng trên đôi chân của mình. Nhà giáo Vũ Minh Giang mong muốn, thầy cô phải giúp học trò nhận thức chính mình, đánh giá đúng mình, tự tin biến tất cả những gì mình có thành lợi thế cạnh tranh, thì Việt Nam mới có thể hùng cường.

Nhà giáo TS. Nguyễn Tùng Lâm chia sẻ, nếu nhà trường chỉ chạy theo thành tích, thi cử, mà quên mất “dạy người”, thì đó là mô hình giáo dục chúng ta không mong muốn. Nhưng thả nổi học sinh, để các em “tự bơi”, học được chữ nào hay chữ đó theo kiểu “mặc kệ nó” là vô trách nhiệm. Không có học sinh hư, mà chỉ có học sinh chưa được giáo dục đúng phương pháp. Sứ mệnh của người thầy chính là phải thực sự hiểu học trò, khích lệ, động viên để mỗi học trò trong những điều kiện, hoàn cảnh của mình được đều phát triển được, chứ không phải sự áp đặt, buộc học trò phải tuân theo.

Làm thế nào để gìn giữ truyền thống “Tôn sư trọng đạo” trong thời đại mới?
Nhà giáo TS. Nguyễn Tùng Lâm chia sẻ, nếu nhà trường chỉ chạy theo thành tích, thi cử, mà quên mất “dạy người”, thì đó là mô hình giáo dục chúng ta không mong muốn

TS. Nguyễn Tùng Lâm kể câu chuyện, một cô giáo chủ nhiệm mới ra trường đã tìm ra được thủ phạm đốt pháo trong nhà trường. Sau đó, học sinh này bị đuổi học. Nhưng sau 5 năm thì cô mới nhận ra được rằng, trong số những học sinh bị đuổi học có em tiếp tục học bổ túc, có em làm nghề nhưng có em bị kẻ xấu lôi kéo. Và cô ấy đã rút ra được rằng, trong mối quan hệ giữa thầy và trò, không có thua và thắng, mà chỉ có ân hận và niềm tự hào.

Ân hận là vì những phương pháp giáo dục của mình chưa phù hợp với học trò, chưa đúng với nguyên tắc giáo dục cụ thể, không giúp học sinh vượt ra chính mình để tồn tại và phát triển trong cuộc sống. Còn tự hào là ngược lại, khi có cách giáo dục phù hợp giúp học trò phát triển vượt qua được chính mình. Nên trong giáo dục hiện đại hiện nay thầy cô giáo cần được trang bị những kiến thức về tâm lý giáo dục để chủ động tìm ra các phương pháp giáo dục phù hợp với mỗi học sinh chứ không phải dùng uy lực của thầy cô áp đặt lên học trò thì không thành công.

Đặc biệt, trong giáo dục hiện nay, giáo viên thường không chấp nhận những cá tính, yếu kém của học sinh (theo quan niệm một chiều của giáo viên). Chỉ những học sinh “chăm ngoan” mới được giáo dục. Điều này không đúng. Các thầy cô cần phải chấp nhận mọi biểu hiện của học sinh để từ đó đưa ra phương pháp giáo dục phù hợp.

Còn theo PGS.TS Trần Thành Nam, dạy học đang là một nghề ngày càng được xã hội, cộng đồng đòi hỏi, kỳ vọng và yêu cầu cao. Trong bối cảnh hiện tại, đây cũng là một nghề có rủi ro nghề nghiệp cao, do luôn đòi hỏi phải có sự mô phạm nhưng vẫn phải đáp ứng những yêu cầu đổi mới. Khi sự đấu tranh giữa cái cũ kỹ giáo điều và lý giáo dục mới vẫn chưa kết thúc khiến cho giáo viên bị cạn kiệt về cảm xúc.

Làm thế nào để gìn giữ truyền thống “Tôn sư trọng đạo” trong thời đại mới?
Các đại biểu tham dự tọa đàm

Trong thời đại nhấn mạnh đến sự phát triển kinh tế, tôn vinh các công ty khởi nghiệp, khuyến khích tinh thần doanh nhân, đề cao các yếu tố công nghệ, giải trí thì nghề giáo và vị thế người giáo viên có thể không còn ở vị trí trung tâm, không còn được tôn trọng như trước đây. Dẫu vậy, nghề giáo vẫn là một trong những ngành nghề tốt nhất, đáng ngưỡng mộ nhất trên thế giới. Để xã hội “tôn sư trọng đạo” cộng đồng cần hiểu rõ sự ảnh hưởng quan trọng của người thầy đối với sự phát triển xã hội. Giáo viên tạo ra những ảnh hưởng sâu sắc và làm thay đổi những cuộc đời. Nghề giáo phải có tấm lòng của những người mẹ và tâm hồn sáng tạo của những người nghệ sỹ, những kiến trúc sư của những ngôi trường hạnh phúc.

Mặc dù giáo viên ngày càng phải đáp ứng nhiều yêu cầu và trách nhiệm trong giảng dạy nhưng nghề này cho phép mỗi thầy cô được thỏa sức sáng tạo trong mỗi bài học. Chỉ nghề giáo mới tạo cho chúng ta cơ hội để thử ngay những ý tưởng mới mẻ, điều chỉnh ngay trong quá trình học dựa trên quan sát thực tế để làm cho tiết học thật vui, thật thú vị thu hút người học. Sự phát triển của một quốc gia xuất phát từ nguồn nhân lực cao và trách nhiệm xây dựng con người phù hợp với thời đại mới là của những người thầy. Không còn điều gì quan trọng hơn thế.

Sáng 15/11, tại Hà Nội, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam đã có buổi gặp gỡ với 68 thầy cô tham dự Chương trình “Chia sẻ cùng thầy cô” năm 2022.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam khẳng định: Đảng, Chính phủ luôn dành sự quan tâm đặc biệt, coi công tác giáo dục và đào tạo là một trong những quốc sách hàng đầu, ưu tiên đầu tư phát triển giáo dục ở vùng có điều kiện kinh tế-xã hội đặc biệt khó khăn, vùng dân tộc thiểu số và các đối tượng thuộc diện chính sách.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhiệt liệt biểu dương những cống hiến, đóng góp quý báu của 68 đại biểu chương trình “Chia sẻ cùng thầy cô” năm 2022, các thầy, cô giáo đến từ những nơi có điều kiện sinh hoạt, dạy và học khác nhau nhưng tất cả đều có điểm chung là luôn tận tụy, tâm huyết với sự nghiệp giáo dục.

Theo Phó Thủ tướng, thực tế đã chứng minh rằng: những đất nước, vùng miền phát triển về giáo dục sẽ nhận được sự quan tâm, nhiều nguồn lực đầu tư hơn cả. Sự quan tâm đặc biệt, kỳ vọng lớn về giáo dục của dư luận hiện nay chính là động lực để khơi dậy sự vào cuộc của toàn bộ hệ thống chính trị trong cổ vũ, động viên, tri ân đội ngũ giáo viên trên khắp mọi miền Tổ quốc.

Từ những ý kiến của các thầy, cô giáo, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam lo ngại: hiện, có nhiều loại tiêu chí phấn đấu, phong trào thi đua đang “làm khổ, làm khó” thầy, cô giáo, gián tiếp gây ảnh hưởng không tốt đến học sinh. Vì vậy, công tác giáo dục và đào tạo cần quan tâm hơn đến việc tăng cường hàm lượng tri thức, khoa học, tính bền vững, sự hứng khởi cho cả học sinh và giáo viên.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đề nghị Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng như các bộ, ban, ngành, cấp ủy, chính quyền địa phương tiếp tục quan tâm, đồng hành, chăm lo thầy và trò ở vùng sâu, vùng xa; phối hợp chặt chẽ với tổ chức Đoàn, Hội các cấp triển khai thêm nhiều hoạt động thiết thực, phát huy trí tuệ, sức mạnh của tuổi trẻ trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam tin tưởng các đại biểu chương trình sẽ không ngừng phấn đấu, rèn luyện, trau dồi đạo đức, nêu cao tinh thần trách nhiệm với nghề, ngày càng hoàn thiện về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ để hoàn thành xuất sắc sứ mệnh “trồng người”.

Hà Nội: Tri ân những anh hùng thầm lặng cống hiến cho sự nghiệp “trồng người”
Ý nghĩa nhân văn của cuộc thi “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường”
Tri ân các thầy, cô giáo có nhiều đóng góp cho sự nghiệp giáo dục
“Chia sẻ cùng thầy cô” năm 2022: Vinh danh các thầy, cô giáo đã và đang giảng dạy trong các cấp giáo dục phổ thông
Thái Phương
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động