Thứ bảy 23/11/2024 06:36
Xây dựng Hà Nội thành trung tâm đổi mới sáng tạo:

Kỳ cuối: Tập trung xây dựng các cơ chế, chính sách đặc thù của Thủ đô trong ứng dụng, chuyển giao công nghệ

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Chương trình 07-CTr/TU về “Đẩy mạnh phát triển khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo trên địa bàn TP Hà Nội, giai đoạn 2021 - 2025” đã đưa ra mục tiêu chung là phát triển khoa học công nghệ (KHCN) và đổi mới sáng tạo thực sự trở thành động lực chủ yếu phát triển kinh tế - xã hội Thủ đô. Xây dựng Hà Nội trở thành trung tâm đổi mới sáng tạo, nghiên cứu khoa học, chuyển giao và phát triển công nghệ hàng đầu của cả nước, tiến tới là trung tâm khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo của khu vực Đông Nam Á trên một số lĩnh vực.
TP sẽ tăng cường hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ phục vụ phát triển kinh tế - xã hội Thủ đô
TP sẽ tăng cường hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ phục vụ phát triển kinh tế - xã hội Thủ đô

Xây dựng và hoàn thiện thể chế

Ông Nguyễn Hồng Sơn - GĐ Sở KH&CN Hà Nội cho biết: Hà Nội đang tập trung xây dựng các cơ chế, chính sách đặc thù của Thủ đô trong thúc đẩy việc ứng dụng, chuyển giao công nghệ, làm chủ công nghệ mới và hỗ trợ hoạt động đổi mới sáng tạo của DN. Trong đó, sẽ đề xuất với Trung ương cho phép Hà Nội thực hiện cơ chế, thử nghiệm chính sách mới trong lĩnh vực KHCN và đổi mới sáng tạo, trước hết là các chính sách thúc đẩy ứng dụng, chuyển giao công nghệ mới, triển khai một số mô hình kinh tế mới, thu hút nguồn lực xã hội đầu tư cho KHCN, đổi mới sáng tạo...

Theo mục tiêu của Chương trình 07-CTr/TU, TP sẽ phát triển tiềm lực KHCN, phấn đấu đến năm 2025, tổng đầu tư cho KHCN và đổi mới sáng tạo trên 1,0% GRDP Thủ đô. Phát triển công nghệ thông tin và truyền thông, hiện đại hóa hạ tầng thông tin và truyền thông, ứng dụng rộng rãi công nghệ thông tin, công nghệ số trong các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội, quản lý đô thị, tạo động lực mạnh mẽ thúc đẩy đổi mới sáng tạo và phát triển kinh tế - xã hội. Cơ bản hoàn thành xây dựng chính quyền điện tử, hướng tới hình thành chính quyền số...

Ngoài ra, sẽ đẩy mạnh chuyển giao và ứng dụng công nghệ nhằm nâng cao năng suất, chất lượng và sức cạnh tranh cho kinh tế Thủ đô. Xây dựng Chương trình hỗ trợ DN đổi mới sáng tạo, đổi mới, ứng dụng và chuyển giao công nghệ, chuyển đổi số, áp dụng tiêu chuẩn, quy chuẩn, hệ thống quản lý, quản trị tiên tiến, các công cụ nâng cao năng suất, chất lượng, hỗ trợ áp dụng chỉ dẫn địa lý, truy xuất nguồn gốc, xây dựng, quản lý và phát triển tài sản trí tuệ, nhãn hiệu sản phẩm chủ lực.

Các mục tiêu cụ thể được đưa ra sẽ được Hà Nội phấn đấu thực hiện trong giai đoạn 2021 - 2025 là xây dựng TP trở thành trung tâm công nghệ cao với tiềm lực nghiên cứu khoa học, năng lực nghiên cứu, sáng chế và ứng dụng chuyển giao công nghệ dẫn đầu cả nước; tiến tới nhóm dẫn đầu khu vực Đông Nam Á trong nghiên cứu cơ bản về toán, vật lý và y học; đứng trong nhóm dẫn đầu khu vực Đông Nam Á về khoa học dữ liệu (data science) và trí tuệ nhân tạo (AI), công nghệ 5G và sau 5G; phấn đấu dẫn đầu cả nước về công bố khoa học quốc tế; dẫn đầu cả nước về hình thành, phát triển tài sản trí tuệ; xây dựng và phát triển thương hiệu Hà Nội.

Cho thấy ưu thế mạnh mẽ của Thủ đô

Hà Nội cũng đặt mục tiêu phấn đấu hoàn thiện hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo của TP dẫn đầu cả nước vào năm 2025, thuộc nhóm dẫn đầu khu vực ASEAN vào năm 2030 và thuộc nhóm dẫn đầu ở châu Á vào năm 2045; trở thành trung tâm cung ứng đào tạo nguồn nhân lực công nghệ thông tin đáp ứng trình độ quốc tế hàng đầu cả nước; là một trung tâm phần mềm hàng đầu châu Á...

Muốn vậy, TP sẽ tăng cường hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ phục vụ phát triển kinh tế - xã hội Thủ đô. Rà soát, cơ cấu lại các chương trình KHCN theo hướng tinh gọn, thiết thực, lấy DN làm trung tâm, tăng cường gắn kết trực tiếp với các viện nghiên cứu, trường đại học, các trung tâm nghiên cứu của DN lớn trên địa bàn, các chươmg trình KHCN quốc gia để đáp ứng nhu cầu phát triển các ngành, lĩnh vực, phát triển kinh tế - xã hội, chuỗi giá trị của sản phẩm, tạo giá trị gia tăng.

Bên cạnh đó, TP sẽ phát triển thị trường KHCN; hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo. Xây dựng Chương trình phát triển thị trường KHCN gắn với hoàn thiện hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu về KHCN và đổi mới sáng tạo của Hà Nội, kết nối toàn quốc và quốc tế. Hình thành, phát triển mạng lưới các tổ chức dịch vụ đánh giá, định giá, thẩm định công nghệ, môi giới mua bán, chuyển giao công nghệ, tài sản trí tuệ...

Theo GS Nguyễn Lân Dũng cho rằng: Những việc TP đang làm cho thấy sự chú trọng đặc biệt của Hà Nội đến khoa học. Thủ đô có những định hướng phát triển riêng, như chương trình công tác số 02, 07 của Thành ủy. Và Thủ đô cũng có Luật riêng trong đó có chú trọng đến KHCN như: Tập trung phát triển đồng bộ khoa học xã hội, khoa học tự nhiên và công nghệ; bảo đảm phát huy tiềm năng, trí tuệ của các nhà khoa học và công nghệ; huy động sự tham gia, phối hợp của các viện nghiên cứu, trường đại học và các tổ chức khoa học và công nghệ khác; phát triển các dịch vụ khoa học và công nghệ, nghiên cứu ứng dụng, chuyển giao, chuyển nhượng công nghệ tiên tiến, đặc biệt là công nghệ cao.

GS Nguyễn Lân Dũng cho biết: Trong bối cảnh của 4.0, xây dựng một TP hiện đại không thể tách rời được tri thức và công nghệ. Phải ứng dụng công nghệ trong tất cả mọi mặt của đời sống xã hội. Thủ đô có chính sách thu hút nhân tài, thì phải sử đụng được nguồn chất xám quý giá đó trong KHCN để xây dựng TP. Các chính sách phải đồng bộ, tạo điều kiện để ứng dụng chuyển giao công nghệ thực chất, có hiệu quả.
Kỳ 2: Những cánh tay nối dài từ các trung tâm khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Kỳ 2: Những cánh tay nối dài từ các trung tâm khởi nghiệp đổi mới sáng tạo
Thế Vinh
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động