Kỳ cuối: Những phụ nữ tự tin gây dựng lại cuộc đời
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trênBa gương mặt nữ điển hình cho việc vượt khó hoàn lương
Người đầu tiên mà chúng tôi muốn nhắc đến chính là chị Lê Thị Hải Thịnh, SN 1978, ở Bào Cừu, Thanh Châu, TP Phủ Lý, một trong những gương mặt điển hình về những người từng có quá khứ lầm lỗi, vượt khó hoàn lương.
Được đồng chí cảnh sát khu vực phường Thanh Châu đưa xuống, chúng tôi gặp chị Thịnh khi người phụ nữ này đang chăm chú kê mẫu lên xếp vải chuẩn bị cắt. Nhìn dáng vẻ nắn nót của chị, chẳng ai nghĩ rằng người phụ nữ này trước đó, trong lúc mất bình tĩnh vì mâu thuẫn tình cảm vợ chồng đã ra tay hủy hoại tài sản của gia đình. T
ài sản bị hủy hoại nhưng điều mà chị Thịnh không ngờ tới là hành vi mất kiểm soát của mình lúc đó lại phải trả giá bằng một bản án tù. Ít hay nhiều thì cũng là đi tù, thế nên ngày trở về, chị Thịnh mang nhiều mặc cảm, tự ti. Chị tránh tiếp xúc với mọi người nhưng sự quan tâm và tạo điều kiện của các cấp chính quyền, đoàn thể đã dần dần phá vỡ cái vỏ bọc do chị tạo nên ngày mới ra tù bằng việc lôi kéo chị tham gia các hoạt động, các phong trào “gia đình 5 không, 3 sạch”; “ Tự tin, tự trọng, trung hậu, đảm đang”.
Vốn là người có tay nghề kỹ thuật về may mặc nên trước sự động viên, khích lệ của mọi người xung quanh, chị Thịnh đã mạnh dạn nhận hàng từ các xí nghiệp may về gia công thuê những khâu như nhặt chỉ, đóng gói.
Mục đích ban đầu chỉ nhằm mục đích giải quyết việc làm cho bản thân. Nhưng sự nhanh nhẹn, hoạt bát đã giúp chị Thanh nhanh chóng nắm bắt thị trường và từ một người làm thủ công với thu nhập chủ yếu là phụ thuộc vào nguồn hàng theo mùa vụ của một số doanh nghiệp may trên địa bàn, chị Thịnh đã mở rộng thị trường ra các tỉnh lân cận để có việc làm quanh năm.
Sau một thời gian khẳng định được tay nghề của mình, chị mạnh dạn đầu tư thêm máy móc, biến căn nhà của mình thành một xưởng may nhỏ với 5 dây chuyền sản xuất, hoàn thiện quần áo may xuất khẩu tạo việc làm cho 10 lao động địa phương. với thu nhập bình quân 7 triệu đồng/ tháng.
Mái tóc búi cao gọn gàng và dáng người nhỏ nhắn, chị Thịnh vừa thoăn thoắt làm việc vừa vui vẻ trò chuyện với chúng tôi. Chị bảo cuộc đời chị đã trải qua nhiều thăng trầm và sau rất nhiều biến cố xảy ra, giờ đây chị chỉ muốn sống một cuộc đời bình lặng bên gia đình và mong sao trên thế giới có xảy ra đại dịch cũng không ảnh hưởng đến công việc hiện tại của mình.
Không được nhanh nhẹn, quyết đoán và thành công như chị Thịnh nhưng chị Hoàng Thị Châm, SN 1986 ở phường Liêm Tuyền cũng từng bước khẳng định mình khi trở thành công nhân công ty may Kim Bình. Đi tù vì tội đánh bạc, sau khi chấp hành xong án phạt tù về địa phương, chị Châm cũng như chị Thịnh và nhiều người từng khoác áo tù khác, cũng mất một thời gian sống khép kín, xa lánh cộng đồng dân cư.
Nhưng qua những buổi trao đổi, gặp gỡ, giáo dục hướng nghiệp, tìm kiếm việc làm và hỗ trợ vay vốn do các đoàn thể cơ sở tổ chức thực hiện, chị Châm đã được nhận vào làm công nhân may. Mặc dù mức thu nhập hiện nay của chị Châm là 5 triệu đồng/ tháng nhưng theo người phụ nữ này tâm sự thì đó là một may mắn không ngờ bởi: “xung quanh tôi còn rất nhiều người có trình độ, học xong còn chưa xin được việc mà một người lầm lỡ như tôi lại được tạo việc làm ổn định thì đó là một sự quan tâm rất lớn của chính quyền sở tại ” như lời người phụ nữ bộc bạch.
Không những thu nhập ổn định, xưởng sản xuất của chị Lê Thị Hải Thịnh đã tạo điều kiện cho hơn chục lao động địa phương, với thu nhập bình quân 7 triệu đồng/ tháng |
Và đó cũng là suy nghĩ của chị Lại Thị Loan, SN 1990 ở phường Quang Trung, người từng đi tù về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Vì một sự sai lầm của tuổi trẻ, chị Loan đã có hành động dại dột để rồi phải trả giá đắt. Sau khi ra tù, cô gái trẻ này từng nghĩ mọi cánh cửa tương lai đã đóng lại sau lưng mình và nếu có cơ hội làm lại cuộc đời thì chỉ là tự thân vận động.
Chị Loan không ngờ nhận được sự quan tâm của các cấp chính quyền đoàn thể và từ một người không có nghề nghiệp, chị được tham gia lớp hướng nghiệp và hiện nay làm việc tại công ty đồ chơi tại khu công nghiệp Châu Sơn. Thu nhập bình quân mỗi tháng gần 7 triệu đồng, chị Loan bảo sẽ cố gắng lao động để có thu nhập cao hơn và với số tiền này, chị đủ để trang trải cuộc sống cho bản thân mình.
Những mô hình hiệu quả cần duy trì và nhân rộng
“Quản lý, giáo dục, giúp đỡ người chấp hành xong án phạt tù là trách nhiệm chung của cộng đồng. Do đó CATP Phủ Lý đã chỉ đạo công an các xã, phường tham mưu cho cấp ủy chính quyền các phường, xã chỉ đạo các ban ngành, đoàn thể, Hội phụ nữ, đoàn thanh niên…phân công cán bộ, đảng viên và những người có uy tín, có điều kiện phối hợp với gia đình để quản lý, giáo dục, giúp đỡ người được tha tù.
Bằng các biện pháp như gặp gỡ cá biệt, tư vấn tâm lý, hướng nghiệp, tìm kiếm việc làm, hỗ trợ vay vốn để phát triển sản xuất kinh doanh. Thông qua các hoạt động đó làm cho họ hiểu rõ sự quan tâm của cấp ủy đảng, chính quyền, các tổ chức đoàn thể và cộng đồng, giúp họ tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc về tư tương xóa bỏ mặc cảm, tự ti, tạo điều kiện yên tâm phấn đấu tiến bộ ”, Trung tá Trần Hữu Chương, Đội trưởng Đội THAHS và HTTP CATP Phủ Lý cho biết.
Cũng theo Trung tá Trần Hữu Chương, lực lượng công an cơ sở tích cực, thường xuyên gặp gỡ, nắm bắt tâm tư nguyện vọng, động viên tư tưởng, giáo dục, cảm hóa để họ ổn định cuộc sống. Thông qua các biện pháp nghiệp vụ, định kỳ 3 tháng, 6 tháng lực lượng công an rà soát, lập danh sách bổ sung theo dõi và tiến hành nhận xét, đánh giá, phân loại theo tính chất và mức độ cần thiết tái hòa nhập cộng đồng.
Bên cạnh đó, cũng theo Trung tá Trần Hữu Chương, Đội trưởng Đội THAHS và HTTP CATP Phủ Lý thì trước đó, thành phố Phủ Lý đã xây dựng được nhiều mô hình tái hòa nhập cộng đồng gồm: Mô hình “Hội nông dân với công tác giáo dục, giúp đỡ người chấp hành xong án phạt tù tái hòa nhập cộng đồng” tại xã Phù Vân; Mô hình “Cấp ủy cơ sở với công tác tái hòa nhập cộng đồng” tại Chi bộ tổ dân phố Đình Tràng, phường Lam Hạ; Mô hình “Hội phụ nữ với công tác tái hòa nhập cộng đồng” của Hội phụ nữ phường Lương Khánh Thiện;
Mô hình “Chung tay, góp sức giúp đỡ người có quá khứ lầm lỗi vượt khó, hoàn lương” tại phường Thanh Tuyền và mô hình “Quản lý giáo dục người vi phạm pháp luật tại cộng đồng dân không phạm tội và mắc tệ nạn xã hội” tại phường Lương Khánh Thiện.
Thông qua những mô hình này đã xuất hiện nhiều gương cá nhân điển hình trong công tác giúp đỡ, giáo dục, cảm hóa người có án phạt tù hoàn lương như ông Trần Văn Dư, tổ trưởng tổ dân phố Do Nha, phường Châu Sơn đã cảm hóa giúp đỡ hai thanh niên ra tù có việc làm tái hòa nhập cộng đồng. Hay như ông Phạm Văn Dĩnh, bảo vệ tổ dân phố 2B phường Lương Khánh Thiện đã giúp đỡ vợ chồng một người ra tù có việc làm. Đồng chí Lê Thanh Tình cảnh sát khu vực phường Lương Khánh Thiện đã giúp đỡ nhiều người lầm lỗi phạm các tội đặc biệt nghiêm trọng như cướp, trở về địa phương tìm được việc làm có thu nhập ổn định cuộc sống…
Cùng với việc xây dựng 4 mô hình trên, CATP Phủ Lý còn phối hợp với các cơ quan đoàn thể triển khai các biện pháp tuyên truyền vận động, biểu dương những cá nhân điển hình và hướng dẫn quần chúng tích cực tham gia vào phong trào giúp đỡ người lầm lỗi. Kết quả là trong thời gian 5 năm gần đây đã nâng cao nhận thức, hiểu biết của đại đa số Nhân dân trong việc xóa bỏ định kiến, kỳ thị với người có quá khứ lầm lỗi, tạo điều kiện giúp đỡ họ xóa bỏ tự ti, mặc cảm, yên tâm ổn định cuộc sống tái hòa nhập tại cộng đồng.
Chỉ tính riêng trong 5 năm qua, CATP Phủ Lý đã tiếp nhận trên 600 lượt người được đặc xá, chấp hành xong án phạt tù về cư trú tại địa bàn đã cùng công an các xã, phường tiến hành làm các thủ tục đăng ký hộ khẩu, cấp CMND, CCCD cho họ đồng thời vận động các tổ chức xã hội hỗ trợ kinh phí cho vay vốn, qua đó đã có gần 100 đối tượng trong diện tha tù, đặc xá được các doanh nghiệp cho vay vốn, nhận vào làm việc và hướng nghiệp, sớm ổn định cuộc sống... |
Kỳ 2: Mong được vay thêm vốn để đầu tư vào tiệm may Đó là mong muốn của anh Nguyễn Tuấn Giáp (SN 1984, ở Phủ Lý, Hà Nam), người nằm trong tốp phạm nhân đầu tiên trở ... |
Kỳ 1: Thành công ban đầu khi được vay vốn với lãi suất 0% từ chính sách cho người hoàn lương Không những có công ăn việc làm ổn định, nhờ sự giúp đỡ của chính quyền địa phương sau khi tái hòa nhập cộng đồng, ... |
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại