Kỳ cuối: Không thể để mặc người bệnh …
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trênẢnh: Bệnh nhân tâm thần có biểu hiện tâm lý phức tạpcần có thăm khám, phản hồi thường xuyên để giúp hòa nhập tốt và hạn chế nhiều rủi ro. Ảnh minh họa |
PV đã tham vấn một số ý kiến từ các bác sĩ, để làm rõ hơn vấn đề này. Tường minh hơn về các vấn đề tâm lý, sẽ giúp những người có liên quan giảm thiểu phần nào nguy cơ dẫn đến những vụ việc đau lòng.
Mất năng lực kiểm soát hành vi và hàng loạt hậu quả đau lòng
Nhìn vào các vụ trọng án do người bị bệnh tâm thần gây ra, có thể thấy rằng, nhiều lúc thảm án xảy ra do người bệnh bị kích động, cũng có những trường hợp khác hoàn toàn không có nguyên cớ gì, tự dưng cầm dao hoặc vật nhọn, sang nhà họ hàng, hoặc nhà hàng xóm ngay cạnh để gây ra án mạng. Hành vi không kiểm soát và động cơ gần như “không có, không lường trước đó” khiến cho các nạn nhân đều “không kịp trở tay”, dẫn đến việc cả một gia đình đông người thương vong… đã nhiều lần xảy ra.
Sau khi gây án, người bị bệnh tâm thần đôi lúc không nhận thức được hành vi trọng tội của mình, nhiều trường hợp thản nhiên đi lại, do gần như không còn ý thức.
Theo các luật liên quan, một người nếu bị mắc bệnh tâm thần là một trong những căn cứ để xác định năng lực hành vi dân sự, năng lực trách nhiệm hình sự, năng lực trách nhiệm hành chính của người đó khi tham gia vào các quan hệ pháp luật.
Đối với năng lực hành vi dân sự của cá nhân thì khi một người do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình thì có thể bị Tòa án tuyên mất năng lực hành vi dân sự.
Trường hợp chưa đến mức mất năng lực hành vi dân sự nhưng do tình trạng thể chất hoặc tinh thần mà không đủ khả năng nhận thức, làm chủ hành vi thì có thể bị Tòa án tuyên thuộc trường hợp khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi (Điều 22, Điều 23 Bộ luật dân sự 2015).
Đối với năng lực trách nhiệm hình sự thì cá nhân sẽ không phải chịu trách nhiệm hình sự nếu khi thực hiện hành vi người đó đang mắc bệnh tâm thần, một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình. (Điều 21 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017).
Tuy nhiên, không phải mọi loại bệnh tâm thần đều dẫn đến mất khả năng nhận thức, điều khiển hành vi. Tùy thuộc vào tính chất của bệnh lý mà việc xác định khả năng nhận thức, điều khiển hành vi của người bệnh sẽ khác nhau. Việc xác định có hay không có khả năng nhận thức, điều khiển hành vi sẽ do cơ quan giám định pháp y tâm thần thực hiện và ra kết luận.
Nhưng câu chuyện để xác định được năng lực hành vi của người bệnh lại không dễ dàng gì. Nó bao gồm vấn đề y học, tâm lý... Điều trị thăm khám thường xuyên với khuyến cáo của bác sĩ mới có thể giúp người thân nhận ra những việc đó, còn hiện nay, quản lý người bệnh tại nhà chưa thể nào đáp ứng được vấn đề trên.
Theo thông tin của BV tâm thần Đà Nẵng, chỉ tính riêng 10 bệnh tâm thần thường gặp là tâm thần phân liệt, trầm cảm, động kinh, rối loạn lo âu, sa sút trí tuệ ở người già, loạn tâm thần sau chấn thương sọ não, chậm phát triển tâm thần, rối loạn hành vi ở thanh thiếu niên, rối loạn tâm thần do rượu, ma túy thì có khoảng 15 dân số, tương đương với khoảng 13 triệu người. Gần đây một số nghiên cứu có quy mô nhỏ hơn cho thấy tỷ lệ các rối loạn tâm thần khoảng 20 – 30%.
Trong đó, những rối loạn âm ỉ, nếu không có những sự thăm khám can thiệp sớm của y học, sẽ ảnh hưởng nhiều đến hành vi. Một khi rối loạn hành vi, rối loạn nhận thức thì họ càng khó phân biệt được ảo và thật, và càng rất khó khăn để kiểm soát hành vi.
Người bệnh nên dựa vào gia đình
Bác sĩ chuyên khoa 1 Hà Huy Dũng - Phó Trưởng khoa mạn tính nam và người bệnh xã hội - BV Tâm thần Trung ương 1 cho rằng: Người bệnh tâm thần phải điều trị lâu dài vì là bệnh lý mạn tính. Người bệnh tâm thần tan rã nhân cách nên phải sống dựa vào gia đình và xã hội; phải uống thuốc để tâm thần ổn định, phục hồi chức năng để sống tương đối bình thường. Người bệnh tâm thần giảm sút thể năng tâm thần, điều trị chỉ ổn định chứ không khỏi bệnh hoàn toàn, điều trị suốt đời sẽ rơi vào trầm cảm.
Vì thế, người xung quanh họ cũng cần phải có kiến thức về những vấn đề tâm lí, phải là người hỗ trợ tâm lý cho họ. Không nên đặt người bệnh vào những tình huống kích động, càng không thể để mặc họ với môi trường xã hội, khi bản thân họ không phân biệt được tốt, xấu, thật giả.
Vấn đề quản lý người tâm thần bằng cách nào trong cộng đồng cũng đã có nhiều câu hỏi được đặt ra. Theo xu hướng của thế giới, việc nuôi dưỡng tập trung và lâu dài lại khiến người tâm thần khó hồi phục mà phải cho họ gắn với cộng đồng, chăm sóc trong môi trường gia đình là tốt nhất.
Còn ở Việt Nam, hiện có 200.000 người bị tâm thần nặng, để giải quyết hết số người bệnh trên phải cần tới hơn 200 cơ sở trên toàn quốc. Như vậy, mỗi tỉnh phải có từ 3 đến 4 cơ sở điều trị tập trung cho người tâm thần – gánh nặng lên hệ thống chăm sóc, y tế và xã hội của các địa phương sẽ rất lớn.
Tuy nhiên, từ các vụ việc đau lòng xảy ra mới thấy rằng, khi người bệnh về sống hòa nhập, các gia đình, người thân, cộng đồng không hề có phản hồi nào về hành vi, biểu hiện của người bệnh đó một cách thường xuyên, dẫn đến khó khăn khăn khi phòng ngừa rủi ro…
Bộ LĐTB&XH đã thành lập Đề án "Trợ giúp xã hội và phục hồi chức năng cho người tâm thần, người rối nhiễu tâm lý dựa vào cộng đồng giai đoạn 2012-2020". Theo đề án này thì cả nước sẽ có 50 trung tâm chăm sóc, phục hồi chức năng cho người tâm thần Trung tâm công tác xã hội sẽ thành lập các tổ công tác liên ngành tư vấn, kiểm tra sức khỏe người tâm thần khi có trường hợp nghiêm trọng, sau đó mới đưa ra các biện pháp can thiệp sớm nhằm ngăn ngừa rủi ro. |
Kỳ 3: Chưa có chế tài bắt buộc người tâm thần phải đi điều trị |
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại