Kỳ cuối: Hệ thống định vị - “Vòng kim cô” kiểm soát hoạt động của xe cứu thương
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trênGắn mác xe cứu thương để “qua mặt” lực lượng chức năng
Cụ thể, theo Tiến sỹ-Luật sư Nguyễn Trọng Nghĩa, Giảng viên thỉnh giảng, Học viện Tư pháp-Bộ Tư pháp: Nhiều cá nhân, doanh nghiệp lợi dụng chính sách xã hội hóa trong hoạt động của xe cứu thương để trục lợi bằng cách dựa vào bản hợp đồng ký với bệnh viện để hoạt động như xe cứu thương (có gắn biển, đèn ưu tiên…) và hoạt động sai mục đích. Trong khi đó Sở Y tế địa phương chưa hề cấp phép. Đây thực chất là những xe cứu thương “dù”, hoạt động trái phép nhưng lại ngang nhiên di chuyển trên đường một cách nghiễm nhiên với các quyền ưu tiên của xe cứu thương thực thụ.
Bên cạnh đó, cũng có nhiều xe cứu thương được cấp phép nhưng tổ chức, cá nhân điều khiển dịch vụ, phương tiện này vẫn cố tình vi phạm sử dụng sai mục đích (không chở bệnh nhân cấp cứu, không chở người ốm đau) để kiếm tiền bất chính.
Theo Điều 4 của Thông tư 27/2017/TT-BYT về quy định tiêu chuẩn và sử dụng xe ô tô cứu thương, Vụ Trang thiết bị và Công trình y tế-Bộ Y tế có trách nhiệm: Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan chỉ đạo, hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra việc quản lý và sử dụng xe ô tô cứu thương trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên phạm vi toàn quốc.
Về phân cấp quản lý thì Sở Y tế tỉnh, TP trực thuộc trung ương có trách nhiệm: Chỉ đạo, hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra việc quản lý, sử dụng xe ô tô cứu thương thuộc thẩm quyền quản lý; Làm đầu mối theo dõi xe ô tô cứu thương của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh (bao gồm cả đơn vị trực thuộc Bộ Y tế và y tế các bộ, ngành) trên địa bàn; Chia sẻ số liệu theo dõi hằng năm về xe ô tô cứu thương với lực lượng Cảnh sát giao thông trên địa bàn.
Vấn đề đặt ra ở đây là vì sao những xe cứu thương này đi sai lộ trình mà không được đơn vị quản lý (cụ thể là các Sở Y tế) phát hiện ra, chỉ đến khi trên đường lưu thông, gặp chốt tuần tra, kiểm soát của lực lượng CA, CSGT thì vi phạm này mới được làm rõ?.
Trên thực tế, chắc hẳn số vụ vi phạm sử dụng xe cứu thương chưa được phát hiện vẫn còn do các lực lượng thanh, kiểm tra còn mỏng không thể kiểm soát được tất cả mọi luồng, tuyến. Trong khi đó tài xế cố tình lái vòng vèo để… né chốt càng gây khó khăn cho công tác này. Vì thế, để quản lý chặt chẽ, lâu dài hoạt động của xe cứu thương trong giai đoạn này cần sự nhanh nhạy trong ứng dụng công nghệ thông tin.
Ông Lê Quang Khải, chuyên gia công nghệ thông tin của một tập đoàn chuyên về khách sạn/khu nghỉ dưỡng cho rằng: Việc gắn định vị sẽ giúp cơ quan quản lý hoàn toàn xác minh được hành trình của xe cứu thương (ảnh NVCC) |
Gắn định vị với xe cứu thương- giải pháp kỹ thuật phù hợp nhất
Trong thời điểm dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, tại TP Hồ Chí Minh các ca F0 không triệu chứng được cách ly tại nhà và khi có dấu hiệu bất thường các xe cấp cứu sẽ đến để hỗ trợ, vận chuyển đến cơ sở thu dung, điều trị. Nắm bắt xu hướng ấy, ngày 5-8 Sở Y tế Hà Nội đã chủ động yêu cầu các bệnh viện công lập và ngoài công lập; Trung tâm Cấp cứu 115 Hà Nội; Trung tâm Y tế quận, huyện, thị xã; Các cơ sở dịch vụ hỗ trợ cấp cứu vận chuyển người bệnh ngoài công lập rà soát điều kiện đáp ứng nhu cầu xe cấp cứu, vận chuyển bệnh nhân và phục vụ phòng, chống Covid-19.
Theo ông Nguyễn Đình Hưng, Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội: Việc rà soát này nhằm điều phối, phân luồng, chuyển người bệnh Covid-19 đến các cơ sở thu dung, điều trị trong thời gian sớm nhất khi tình huống số ca mắc gia tăng nhanh.
Sở Y tế Hà Nội yêu cầu các đơn vị rà soát số lượng, tình trạng hoạt động của xe cấp cứu, vận chuyển người bệnh của đơn vị đang quản lý. Thực hiện bảo trì, bảo dưỡng, sửa chữa sớm trong trường hợp đang hỏng hóc; Sở Y tế Hà Nội đề nghị các đơn vị sẵn sàng tham gia công tác cấp cứu, vận chuyển người bệnh Covid-19 khi được huy động.
Đặc biệt, Sở Y tế Hà Nội yêu cầu các đơn vị thống hoàn thành lắp đặt hệ thống định vị toàn bộ xe vận chuyển, cấp cứu của đơn vị đang quản lý trước ngày 8-8-2021.
Chia sẻ về yêu cầu lắp đặt hệ thống định vị cho xe cứu thương, ông Nguyễn Đình Hưng cho biết: Chúng tôi yêu cầu tất cả các xe cứu thương lắp đặt định vị (GPS) và quản lý bằng phần mềm. Có phần mềm điều phối F0, tổng chỉ huy là Trung tâm Cấp cứu 115. Khi ngồi ở Trung tâm điều hành của Trung tâm Cấp cứu 115 là có thể nhìn thấy hết tất cả các xe đang hoạt động, đang ở đâu. F0 ở đâu nổ trên mạng thì sẽ điều phối xe ở khu vực đó đến để đưa về cơ sở điều trị. “Khi kiểm tra trên hệ thống sẽ quản lý được hoạt động của các xe, để từ đó kiểm soát được hoạt động của hệ thống xe cứu thương”.
Đối với quản lý hoạt động của xe cứu thương tư nhân, theo ông Nguyễn Đình Hưng, xe cứu thương tư nhân hiện tại chưa tham gia vào hệ thống điều trị bệnh nhân F0 Covid-19 tại Hà Nội. Thời gian tới, ngành y tế Hà Nội sẽ mở rộng và huy động xe cứu thương tư nhân tham gia. Lực lượng này cũng sẽ được quản lý chặt chẽ được trên hệ thống.
Từ cách làm của Sở Y tế Hà Nội trong việc điều tiết, phân luồng hoạt động cho xe cứu thương thông qua hệ thống định vị GPS đã thêm gợi ý cho các đơn vị quản lý về phương thức kiểm soát xe cứu thương hiện đại.
Dưới góc độ chuyên môn, ông Lê Quang Khải-Giám đốc Công nghệ thông tin của một tập đoàn chuyên về khách sạn/khu nghỉ dưỡng (Văn phòng Hà Nội) cho biết: Cơ chế của hoạt động định vGPS (Global Positioning System-Hệ thống định vị toàn cầu) xác định vị trí của thiết bị gắn với nó thu phát với nhà cung cấp dịch vụ. Nhà cung cấp dịch vụ gửi dữ liệu tới các tổ chức GPS. Đơn vị này dựa trên hệ thống vệ tinh của mình để xác định vị trí chính xác của khách hàng.
Về tính hiệu quả của việc giám sát qua định vị đối với xe cứu thương, theo ông Khải: Đây là giải pháp kỹ thuật phù hợp nhất hiện nay. Vì khi cài đặt GPS, cơ quan quản lý không chỉ biết giờ xuất phát, giờ đến đích mà còn biết được hành trình của chiếc xe được gắn định vị. Từ báo cáo số liệu trên mọi tuyến, cơ quan quản lý có thể điều phối, phân luồng, tăng cường xe cho một số khu vực thông qua thống kê mật độ hoạt động của các xe trên bản đồ số. Ngoài ra, cơ quan quản lý hoàn toàn xác minh được các xe không di chuyển trên lộ trình định trước hoặc không hoạt động đón/đưa bệnh nhân.
Kỳ 3: Có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự Một trong những nguyên nhân quan trọng nữa dẫn đến sử dụng xe cứu thương sai mục đích, theo Tiến sỹ-Luật sư Nguyễn Trọng Nghĩa, ... |
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại