Thứ ba 18/03/2025 14:09
Cấm tuyệt đối nồng độ cồn khi lái xe:

Kỳ 3: Kiểm soát vi phạm nồng độ cồn phát huy hiệu quả

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Sau thời gian thực hiện Nghị định 100, việc kiểm soát và xử lý nghiêm vi phạm nồng độ cồn đã thực sự mang lại những chuyển biến tích cực. Tại các địa phương, số vụ tai nạn giao thông do rượu bia giảm, tình trạng người dân sử dụng rượu bia khi tham gia giao thông cũng giảm một cách đáng kể.
Thời gian qua lực lượng CSGT đã quyết liệt xử lý vi phạm nồng độ cồn. Ảnh: Bạch Dương
Thời gian qua lực lượng CSGT đã quyết liệt xử lý vi phạm nồng độ cồn. Ảnh: Bạch Dương

Đặc biệt việc thực hiện đồng bộ kết hợp tuyên truyền và xử lý nghiêm vi phạm nồng độ cồn đã dần hình thành nếp văn hóa tham gia giao thông "đã uống rượu, bia thì không lái xe". Tất cả hướng đến mục tiêu bảo vệ tốt nhất tính mạng, sức khỏe cho người dân.

Những con số đáng báo động về tác tại của rượu, bia

Trước khi Quốc hội thông qua Luật Trật tự, an toàn giao thông, theo quan điểm của Bộ Công an, cần cấm người điều khiển phương tiện có nồng độ cồn tham gia giao thông để có chế tài xử lý nghiêm khắc, dần hình thành thói quen, văn hóa “đã uống rượu bia không lái xe” cho người dân.

Trước đó, vào cuối tháng 12/2023, Bộ Công an, Bộ Y tế đã tổ chức nghiên cứu, tham khảo kinh nghiệm quốc tế, tổ chức điều tra xã hội học, hội thảo khoa học về: “Tác hại của rượu, bia đối với người tham gia giao thông đường bộ”, lấy ý kiến các chuyên gia y tế tại các bệnh viện lớn của Việt Nam.

Kết quả cho thấy, rượu bia ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe tâm thần và hành vi của con người đặc biệt là những người sau khi sử dụng rượu bia điều khiển phương tiện tham gia giao thông. Các nhà khoa học đều đồng thuận cao, phải xử lý nghiêm người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ có sử dụng rượu, bia. Vì những con số đáng báo động về tác tại của rượu, bia.

Từ tháng 6/2022 đến tháng 12/2023 số người chết và bị thương vì tai nạn giao thông đường bộ liên quan đến rượu, bia chiếm 20% tổng số người chết và bị thương do tai nạn giao thông đường bộ gây ra, trong số đó 80% là lỗi do người điều khiển phương tiện đã sử dụng rượu, bia gây ra.

Theo thống kê, điều tra xã hội học đối với 43.765 phạm nhân đang chấp hành án phạt tù tại các trại giam của Bộ Công an thì có 22.442 phạm nhân trước khi phạm tội đã sử dụng rượu, bia.

Bộ Công an dẫn số liệu, từ 2018 đến 2023, tổng số lượt nạn nhân đến cấp cứu, điều trị tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh do tai nạn giao thông đường bộ gây ra là 2,7 triệu lượt người, số lượt nạn nhân bị chấn thương sọ não là hơn 380.000 lượt người (chiếm 13,9%). Trong đó, số nạn nhân có liên quan đến rượu, bia là 425.619 lượt người, số lượt nạn nhân bị chấn thương sọ não là 70.522 lượt người (chiếm 16,6%).

Như vậy, tỷ lệ số lượt nạn nhân bị chấn tương sọ não vì tai nạn giao thông đường bộ do có liên quan đến rượu, bia cao hơn tỷ lệ số lượt nạn nhân bị chấn thương sọ não nói chung.

Chuyên đề nồng độ cồn được CSGT xử lý nghiêm, không có vùng cấm, không có ngoại lệ. Ảnh: Bạch Dương
Chuyên đề nồng độ cồn được CSGT xử lý nghiêm, không có vùng cấm, không có ngoại lệ. Ảnh: Bạch Dương

Từng bước hình thành văn hóa khi tham gia giao thông

Theo Bộ Công an, việc kiểm soát vi phạm nồng độ cồn đối với lái xe đang phát huy rất hiệu quả. Trong năm 2023, sau khi lực lượng chức năng tăng cường xử lý đối với người điều khiển phương tiện vi phạm nồng độ, số vụ tai nạn giao thông liên quan đến sử dụng rượu bia giảm 25% số vụ, 50% số người chết, 22% số người bị thương so với cùng kỳ năm 2022. Do đó, cần tiếp tục duy trì việc kiểm soát, xử lý quyết liệt, phát huy hiệu quả hơn nữa của chủ trương này.

Cục CSGT cho biết, Quý I/2024, lực lượng CSGT đã quyết liệt xử lý các hành vi vi phạm là nguyên nhân gây tai nạn giao thông, trong đó đã xử lý 275.130 trường hợp vi phạm nồng độ cồn (chiếm 26,8%); 1.587 trường hợp lái xe dương tính với chất ma túy (chiếm 0,15%); 21.740 trường hợp chở hàng quá tải (chiếm 2,1 %); 245.707 trường hợp vi phạm quy định về tốc độ (chiếm 24%). Qua đó số người chết do tai nạn giao thông đã giảm 484 (-15,1%) người so với cùng kỳ năm 2023.

Tại Hà Nội, theo thống kê của Phòng CSGT CATP, trong 6 tháng đầu năm 2024 lực lượng này đã xử lý 17.897 trường hợp vi phạm nồng độ cồn, phạt tiền 81,776 tỷ đồng, tạm giữ 17.879 phương tiện, tước giấy phép lái xe 5.178 trường hợp. Trung bình kiểm tra 564 ô tô phát hiện 1 trường hợp và 31,4 trường hợp xe máy phát hiện 1 trường hợp vi phạm nồng độ cồn.

Lãnh đạo Phòng CSGT CATP Hà Nội cho biết, vi phạm nồng độ cồn là một trong 3 nguyên nhân cơ bản gây tai nạn giao thông. Do vậy, công tác xử lý xuyên suốt, không có vùng cấm, không có ngoại lệ, trọng tâm là các nhóm hành vi gây tai nạn giao thông với mục đích từng bước hình thành văn hóa khi tham gia giao thông và kiềm chế tai nạn giao thông.

Qua đó, tỷ lệ tai nạn giao thông trong thời gian qua liên quan đến nồng độ cồn trên địa bàn TP đã có chiều hướng giảm mạnh.

Thượng tá Tạ Thị Hồng Minh - Phó Trưởng phòng Hướng dẫn tuyên truyền, điều tra, giải quyết tai nạn giao thông - Cục CSGT khẳng định, công tác đấu tranh, xử lý vi phạm liên quan đến nồng độ cồn đã mang lại hiệu quả rõ rệt, góp phần ngăn chặn hành vi vi phạm là nguyên nhân tiềm ẩn dẫn đến tai nạn giao thông.

Tuy nhiên thực tế, tỷ lệ vi phạm nồng độ cồn vẫn ở mức cao do thói quen sử dụng rượu, bia trong giao tiếp, sinh hoạt của người dân còn nhiều, nhất là trong các dịp lễ, Tết. Do đó, để bảo đảm an toàn giao thông cho người dân, lực lượng CSGT cả nước sẽ tiếp tục tuần tra kiểm soát, xử lý nghiêm vi phạm chuyên đề người điều khiển phương tiện mà trong hơi thở có nồng độ cồn, ma túy; quyết tâm hình thành bằng được thói quen văn hóa “đã uống rượu bia không lái xe”.

Quá trình xử lý vi phạm triệt để, không né tránh với tinh thần thượng tôn pháp luật không có vùng cấm, không có ngoại lệ.

Theo PGS. TS Lê Quý Đức - nguyên Phó Viện trưởng Viện Văn hóa và phát triển (Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh) việc cấm rượu, bia trong lúc lái xe là một quy định văn minh và nhân văn… Bảo vệ sự an toàn cho mọi người khi tham gia giao thông, bảo vệ chính sức khỏe người tham gia giao thông, an sinh của cả gia đình, xã hội...

Xử lý nghiêm, không vùng cấm, không nể nang biểu hiện thái độ của người quản lý điều hành trong việc điều chỉnh các hành vi xã hội. Đây là thái độ cũng rất văn minh, mang tính công bằng, dân chủ cho xã hội. Việc này còn tác động trở lại, giáo dục ý thức của con người khi uống rượu, bia thì không lái xe.

(Còn nữa)

Kỳ 1: những vụ tai nạn liên quan đến nồng độ cồn Kỳ 1: những vụ tai nạn liên quan đến nồng độ cồn
Kỳ 2: giữ vững quan điểm “Cấm tuyệt đối” Kỳ 2: giữ vững quan điểm “Cấm tuyệt đối”
Bạch Dương
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»
Trang bị kỹ năng an toàn giao thông đường thủy và phòng tránh đuối nước cho người dân

Trang bị kỹ năng an toàn giao thông đường thủy và phòng tránh đuối nước cho người dân

Thực hiện kế hoạch của Phòng Cảnh sát giao thông Công an TP Hà Nội, Đội CSGT đường thủy số 1 đã phối hợp với chính quyền địa phương tổ chức tuyên truyền pháp luật cho các hộ dân thuộc nhiều xã sinh sống dọc sông Hồng.
Những trường hợp nào không được đổi giấy phép lái xe từ tháng 3/2025?

Những trường hợp nào không được đổi giấy phép lái xe từ tháng 3/2025?

Ngày 28/2/2025, Bộ trưởng Bộ Công an ban hành Thông tư 12/2025/TT-BCA quy định về sát hạch, cấp giấy phép lái xe; cấp, sử dụng giấy phép lái xe quốc tế. Trong đó có quy định về không đổi giấy phép lái xe đối với các trường hợp.
Thương tâm bé trai sơ sinh bị bỏ rơi tại chùa cùng lá thư viết vội

Thương tâm bé trai sơ sinh bị bỏ rơi tại chùa cùng lá thư viết vội

Ngày 16/3, đại diện lãnh đạo xã Đông La (huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình) cho biết, chính quyền địa phương đã phát thông tin tìm nhân thân cho bé trai sơ sinh bị bỏ rơi tại chùa Long Am trên địa bàn.
Hà Nội: nghiên cứu giải pháp khắc phục các điểm ngập úng trước mùa mưa bão

Hà Nội: nghiên cứu giải pháp khắc phục các điểm ngập úng trước mùa mưa bão

Ngày 17/3, Sở Xây dựng Hà Nội đã có văn bản yêu cầu Trung tâm Quản lý hạ tầng kỹ thuật Thành phố Hà Nội, Ban Duy tu các công trình hạ tầng giao thông nghiên cứu, triển khai kế hoạch, giải pháp khắc phục các điểm úng ngập trước mùa mưa bão.
Hà Nội: lên phương án cải tạo Quảng trường Đông Kinh - Nghĩa Thục

Hà Nội: lên phương án cải tạo Quảng trường Đông Kinh - Nghĩa Thục

Ngày 17/3, UBND quận Hoàn Kiếm vừa có tờ trình gửi UBND TP Hà Nội về việc giao nhiệm vụ lập báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư dự án mở rộng Quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục.
Hà Nội: giám sát quản lý đất đai, môi trường trong thời gian sắp xếp tổ chức bộ máy

Hà Nội: giám sát quản lý đất đai, môi trường trong thời gian sắp xếp tổ chức bộ máy

Mới đây, UBND Thành phố Hà Nội ban hành Công văn số 938/UBND-NNMT về việc đẩy mạnh công tác giám sát quản lý đất đai, môi trường trong thời gian thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị.
Dự báo thời tiết 18/3: miền Bắc có mưa vài nơi, trời rét; Hà Tĩnh đến Khánh Hòa mưa rào

Dự báo thời tiết 18/3: miền Bắc có mưa vài nơi, trời rét; Hà Tĩnh đến Khánh Hòa mưa rào

Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia vừa phát đi dự báo thời tiết cho Hà Nội và các vùng trên cả nước, bao gồm vùng biển ngày 18/3.
Dự báo thời tiết 17/3: miền Bắc nhiều mây, trời rét; Hà Tĩnh đến Khánh Hòa có mưa

Dự báo thời tiết 17/3: miền Bắc nhiều mây, trời rét; Hà Tĩnh đến Khánh Hòa có mưa

Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia vừa phát đi dự báo thời tiết cho Hà Nội và các vùng trên cả nước, bao gồm vùng biển ngày 17/3.
Dự báo thời tiết 10 ngày tới từ đêm 16/3 đến ngày 26/3 cho Hà Nội và cả nước

Dự báo thời tiết 10 ngày tới từ đêm 16/3 đến ngày 26/3 cho Hà Nội và cả nước

Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia vừa phát đi dự báo, cảnh báo xu thế thời tiết trên đất liền thời hạn đến 10 ngày, từ đêm 16/3 đến ngày 26/3.
Bộ GD&ĐT ban hành Chuẩn chương trình đào tạo lĩnh vực Pháp luật trình độ đại học

Bộ GD&ĐT ban hành Chuẩn chương trình đào tạo lĩnh vực Pháp luật trình độ đại học

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa có Quyết định số 678/QĐ-BGDĐT ban hành Chuẩn chương trình đào tạo lĩnh vực Pháp luật trình độ đại học.
Những thay đổi quan trọng

Những thay đổi quan trọng

Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2025 sẽ theo chương trình giáo dục phổ thông mới, với cách ra đề thi có sự thay đổi nhằm đánh giá năng lực toàn diện thay vì chỉ kiểm tra khả năng ghi nhớ. Cách tiếp cận này giúp phân loại thí sinh tốt hơn.
Hà Nội: triển khai thí điểm học bạ số cấp trung học năm 2025

Hà Nội: triển khai thí điểm học bạ số cấp trung học năm 2025

Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội sẽ triển khai thí điểm học bạ số cho 100% học sinh học tại các cơ sở giáo dục cấp trung học và trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên từ học kỳ 2, năm học 2024-2025.

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động