Thứ sáu 29/03/2024 01:05
Công cuộc phòng chống tham nhũng qua các vụ án:

Kỳ 3: Hóa giải quyền lực của những “ông vua con”

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Nắm các cương vị khác nhau, những bị can, bị cáo trước khi khởi tố đều thuộc lớp “nói có người nghe, đe có người sợ”. Tuy nhiên, cương vị và trọng trách được giao lại bị các bị can, bị cáo lợi dụng để phục vụ lợi ích, mưu cầu cho riêng mình…
Cựu Bí thư Trần Văn Nam (thứ hai từ trái qua) cùng các bị cáo tại phiên toà sơ thẩm
Cựu Bí thư Trần Văn Nam (thứ hai từ trái qua) cùng các bị cáo tại phiên toà sơ thẩm

7 năm tù giam cho hành vi bao che và chỉ đạo cấp dưới làm sai

Tháng 8/2022, TAND TP Hà Nội đưa ra xét xử sơ thẩm vụ bán rẻ “đất vàng” xảy ra tại TCty Sản xuất – Xuất nhập khẩu tình Bình Dương (TCty 3/2) và một số đơn vị liên quan.

Trong 28 bị cáo hầu tòa, trong đó có 22 người bị truy tố về tội vi phạm quy định về quản lý tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí. Số này gồm cựu Bí thư Tỉnh ủy Bình Dương - Trần Văn Nam, cựu Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương - Trần Thanh Liêm, cựu Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy Bình Dương – Phạm Văn Cành…

Theo cáo trạng, năm 2012 và 2013, ông Trần Văn Nam với cương vị phó Chủ tịch UBND Tỉnh đã ký quyết định giao hai khu đất 43 ha và 145 ha cho TCty 3/2 theo hình thức có thu tiền sử dụng đất.

Tuy nhiên, các bị cáo là lãnh đạo, cán bộ tại Cục Thuế và Văn phòng UBND tỉnh lại tham mưu, đề xuất áp dụng đơn giá từ năm 2006 thay vì năm 2012 để thu tiền sử dụng đất. Cụ thể, lẽ ra TCty 3/2 phải nộp số tiền sử dụng đất hơn 790 tỷ đồng, song với việc áp mức gia sai thời điểm nên công ty này chỉ phải nộp 29,5 tỷ đồng mà vẫn được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất 2 khu đất trên.

Chuỗi hành vi trên khiến ngân sách chỉ thu về được gần 4% tiền sử dụng đất đúng giá trị, gây thiệt hại hơn 760 tỉ đồng.

Tại phiên tòa, VKS đã nhận định, các bị cáo Nam, Liêm, Cành… là những người chịu trách nhiệm chính trong quá trình thực hiện nhiệm vụ quản lý vốn, tài sản của Nhà nước tại TCty 3/2 nhưng đã có những hành vi vi phạm pháp luật trong lãnh đạo, chỉ đạo, cố ý làm trái các quy định của pháp luật về quản lý vốn, tài sản, gây hậu quả thất thoát tài sản đặc biệt lớn.

Nhóm bị cáo này là lãnh đạo chủ chốt của tỉnh Bình Dương, biết rõ sai phạm của TCty 3/2, nhưng với động cơ che giấu hành vi sai phạm nên đã cố ý lập khống một số văn bản, cho phép chuyển nhượng dẫn đến 43ha đất rơi vào tay tư nhân, gián tiếp gây thiệt hại hơn 984 tỉ đồng.

Với cựu Bí thư Tỉnh ủy Trần Văn Nam, VKS luận tội, ông là cán bộ trải qua nhiều vị trí khác nhau trước khi giữ chức cao nhất ở Bình Dương. Lẽ ra với vị trí, sự phấn đấu và sự tin tưởng của nhân dân, bị cáo Nam phải chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật. Tuy nhiên trong vụ án này, bị cáo Nam đã có động cơ vụ lợi, vun vén cho cục bộ ở địa phương để xảy ra sai phạm.

VKS cho rằng khi phát hiện ra các sai phạm, bị cáo Nam đã không ngăn chặn mà còn bao che và chỉ đạo cấp dưới làm các văn bản để hợp thức hóa.

Trong vụ án này, bị cáo Trần Văn Nam phải chịu trách nhiệm chính về những quyết định và chỉ đạo của mình dẫn đến hậu quả thiệt hại đặc biệt lớn tài sản của Nhà nước.

Sau khi nghị án, Hội đồng xét xử đã tuyên cựu Bí thư tỉnh ủy Bình Dương - Trần Văn Nam 7 năm tù, cựu Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương - Trần Thanh Liêm 7 năm tù, cựu Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy Bình Dương – Phạm Văn Cành 3 năm tù, nhưng được hưởng án treo.

Cần phải áp dụng hình phạt nghiêm khắc

Trong phiên xét xử sai phạm của Công ty AIC tại BVĐK Đồng Nai hồi tháng 12/2022, cựu Bí thư Tỉnh ủy Đồng Nai – Trần Đình Thành, cựu Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai – Đinh Quốc Thái bị xét xử về hành vi “Nhận hối lộ”.

Theo cáo trạng, Trần Đình Thành có mối quan hệ quen biết Nguyễn Thị Thanh Nhàn trước. Khi UBND tỉnh Đồng Nai phê duyệt danh mục thiết bị y tế, bà Nhàn đến gặp Thành đề nghị được hỗ trợ, giới thiệu Nhàn với lãnh đạo tỉnh và các Sở, ngành, BV. Cáo buộc cho rằng, Trần Đình Thành đã nhận tổng số 14,5 tỷ đồng từ Nguyễn Thị Thanh Nhàn để chỉ đạo, tác động đến các bị cáo: Đinh Quốc Thái, Bồ Ngọc Thu (cựu GĐ Sở Kế hoạch và Đầu tư), Phan Huy Anh Vũ (cựu GĐ Sở y tế)… tạo điều kiện cho Công ty AIC được trúng 16 gói thầu thiết bị y tế theo yêu cầu của Nhàn, gây thiệt hại cho Nhà nước hơn 148 tỷ đồng.

Bào chữa cho bị cáo Vũ, luật sư Nguyễn Huy Thiệp đã trích dẫn nhiều lời khai của nguyên Bí thư Tỉnh ủy Trần Đình Thành để thể hiện rằng bị cáo Vũ chịu nhiều áp lực khi thực hiện dự án. Cụ thể, bị cáo Thành nhiều lần gọi cho Vũ dặn dò phải tiếp bị cáo Nhàn, tạo điều kiện cho Công ty AIC được tham gia đấu thầu và trúng thầu. Bản thân bị cáo Vũ cũng khai nhiều lần bị Trần Đình Thành nhắc nhở do Vũ yêu cầu làm đúng quy định trong quá trình Công ty AIC tham gia đấu thầu.

Tại phiên tòa, lập luận bảo vệ thân chủ mình, luật sư Thiệp kết luận, với vai trò lúc ấy Phan Huy Anh Vũ chỉ là GĐ BV tỉnh, vậy với “chỉ đạo” của Bí thư Tỉnh ủy, dù bị cáo Vũ dù có "gan trời" cũng không dám cãi lệnh.

Cũng trong vụ án, liên quan đến Quyết định số 1872/QĐ-UBND ngày 21/7/2010 phê duyệt dự án đầu tư xây dựng BV Đồng Nai, bổ sung phần đầu tư thiết bị y tế chuyên môn, theo cáo trạng, bị cáo Đinh Quốc Thái, nguyên Phó Chủ tịch, Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai, trưởng ban chỉ đạo công trình BV Đồng Nai, đã ký QĐ này khi không có tài liệu, thẩm định của các cơ quan chuyên môn về danh mục và giá thiết bị y tế. Đồng thời cũng không thông qua HĐND tỉnh trước khi phê duyệt.

Về việc UBND tỉnh ra quyết định phê duyệt lại dự án mà chưa có ý kiến của HĐND, theo cáo trạng, cựu GĐ Sở Kế hoạch và Đầu tư Bồ Ngọc Thu khai sở dĩ có việc ấy, bởi bị cáo lo sợ “để Bí thư phật ý” và thực hiện chỉ đạo của Đinh Quốc Thái về việc “làm hồ sơ là quan trọng” để kịp xin vốn của Trung ương.

Đánh giá tại phiên xét xử sơ thẩm, VKS nhận định, vụ án này là minh hoạ điển hình cho lợi ích nhóm và nhóm lợi ích. Đó là sự cấu kết, thông đồng giữa doanh nghiệp và người có thẩm quyền. Vì lợi ích vật chất, họ đã thực hiện hành vi trái pháp luật, tạo điều kiện để doanh nghiệp trục lợi, gây thiệt hại cho Nhà nước hàng trăm tỉ đồng.

Bản án sơ thẩm nhận định đây là vụ án đặc biệt nghiêm trọng, hành vi của các bị cáo đã xâm phạm quy định quản lý của Nhà nước về đấu thầu, gây thiệt hại tài sản lớn cho Nhà nước, cần phải áp dụng hình phạt nghiêm khắc, tương xứng với mức độ hành vi phạm tội của các bị cáo, nhằm cảnh cáo, răn đe và nâng cao chất lượng công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm trong giai đoạn hiện nay.

Từ nhận định đó, bị cáo Trần Đình Thành bị tòa tuyên phạt 11 năm tù; bị cáo Đinh Quốc Thái bị phạt 9 năm tù về cùng tội "Nhận hối lộ”.

(Còn nữa)

Công cuộc phòng chống tham nhũng qua các vụ án - Kỳ 1: “Không có vùng cấm, không có ngoại lệ”
Công cuộc phòng chống tham nhũng qua các vụ án - Kỳ 2: AIC và điển hình của lợi ích nhóm
Minh Dương
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»
Khởi tố 9 đối tượng gây rối trật tự công cộng trên địa bàn huyện Vĩnh Tường

Khởi tố 9 đối tượng gây rối trật tự công cộng trên địa bàn huyện Vĩnh Tường

Ngày 28/3, Công an tỉnh Vĩnh Phúc cho biết, Cơ quan CSĐT Công an huyện Vĩnh Tường đã ra quyết định khởi tố vụ án hình sự và quyết định khởi tố bị can đối với 9 đối tượng về tội "Gây rối trật tự công cộng".
Những ai mất trộm xe máy điện ở Hà Nội nên đọc ngay

Những ai mất trộm xe máy điện ở Hà Nội nên đọc ngay

Ngày 28/3, Công an TP Hà Nội thông tin, Công an quận Hoàn Kiếm vừa triệt phá ổ nhóm trộm cắp xe máy điện.
Cảnh báo 24 thủ đoạn lừa đảo, chiếm đoạt tài sản qua mạng xã hội

Cảnh báo 24 thủ đoạn lừa đảo, chiếm đoạt tài sản qua mạng xã hội

Hiện nay, tình hình tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng ngày càng diễn biến phức tạp, với phương thức, thủ đoạn tinh vi. Theo Công an TP Hà Nội, các loại tội phạm sử dụng không gian mạng, phương tiện điện tử lừa đảo chiếm đoạt tài sản tập trung chủ yếu vào các phương thức, thủ đoạn sau:
Viện Kiểm sát Nhân dân không chấp nhận kháng cáo của ngân hàng

Viện Kiểm sát Nhân dân không chấp nhận kháng cáo của ngân hàng

Trước kháng cáo của Ngân hàng Việt Á, Ngân hàng NCB, Ngân hàng PVcomBank đề nghị các bị hại trả lại tiền lãi đã nhận từ các hợp đồng tiền gửi, đại diện VKSND đề nghị tòa không chấp nhận...
“Siêu lừa”  khai 2 nguồn tiền có thể dùng khắc phục hậu quả

“Siêu lừa” khai 2 nguồn tiền có thể dùng khắc phục hậu quả

TAND cấp cao tại Hà Nội vừa mở phiên tòa phúc thẩm xem xét kháng cáo của bị cáo Nguyễn Thị Hà Thành, SN 1984, trú tại quận Hai Bà Trưng, Hà Nội; 12 bị cáo và kháng cáo của các bị cáo, kháng cáo của 3 ngân hàng là bị hại trong vụ án (PVCombank, NCB và Việt Á).
Lừa chạy án cho người khác, bản thân “dính” tội

Lừa chạy án cho người khác, bản thân “dính” tội

TAND TP Hà Nội vừa mở phiên tòa xét xử sơ thẩm và tuyên phạt Nguyễn Thị Hòa Bình, SN 1972, trú tại quận Cầu Giấy, Hà Nội; Hoàng Văn Phương, SN 1969, trú tại huyện Hoài Đức, Hà Nội, về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.
141 phát hiện nhiều thanh niên mang theo bình xịt hơi cay, ma túy tham gia giao thông

141 phát hiện nhiều thanh niên mang theo bình xịt hơi cay, ma túy tham gia giao thông

Thông tin từ các tổ công tác 141 CATP Hà Nội, qua công tác tăng cường đấu tranh, xử lý các đối tượng thanh thiếu niên có biểu hiện gây rối trật tự công cộng, các tổ công tác đã phát hiện bắt giữ nhiều đối tượng phạm pháp hình sự, thu giữ nhiều tang vật…
Gặp họa vì loa kẹo kéo

Gặp họa vì loa kẹo kéo

Ngày 26/03, Công an TX Bến Cát, tỉnh Bình Dương cho biết vừa tạm giữ hình sự 2 đối tượng Ngô Văn Được (SN 1982, quê Cà Mau) và Trần Văn Tấn (SN 1990, quê Long An) về hành vi cố ý gây thương tích.
Lực lượng 141 bắt giữ 7 đối tượng có dấu hiệu phạm pháp hình sự trong đêm

Lực lượng 141 bắt giữ 7 đối tượng có dấu hiệu phạm pháp hình sự trong đêm

Thông tin từ các tổ công tác 141 CATP Hà Nội, qua công tác tăng cường đấu tranh, xử lý các đối tượng thanh thiếu niên có biểu hiện gây rối trật tự công cộng, các tổ công tác đã phát hiện bắt giữ nhiều đối tượng phạm pháp hình sự, thu giữ nhiều tang vật…

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động