Kỳ 2: xui phụ huynh dùng bạo lực để dạy trẻ?
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trênBài viết tố cô giáo bạo lực bé trai bị tự kỷ. Ảnh chụp màn hình |
Đánh học sinh, xui mẹ nhốt con trong phòng,…
Tháng 6/2023, trên mạng xã hội lan truyền bài biết đăng hình ảnh một bé trai tự kỷ bị cô giáo bạo hành. Chị V.A - phụ huynh của cháu K cho biết con mình bị chậm phát triển dạng tăng động giảm chú ý nhưng vẫn có thể giao tiếp bình thường nên gia đình đã nhờ giáo viên can thiệp.
Thông qua tìm hiểu các lớp can thiệp đặc biệt, các hội nhóm trẻ chậm phát triển trên mạng xã hội, chị V.A tìm được lớp của cô giáo Th (28 tuổi) ở 19 Kim Đồng, sau đó, lớp chuyển sang 360 Giải Phóng (Phương Liệt, Thanh Xuân). Cô Th giới thiệu mình là thạc sĩ chuyên ngành sư phạm và nhận dạy trẻ tự kỷ, chậm phát triển. Sau khi tìm hiểu, chị V.A quyết định cho cháu K học tại đây từ tháng 4/2023.
Chị A cho biết thêm, lớp của cô Th hoạt động tự phát và cô giáo thuê một căn hộ có 3 phòng, trong đó có 1 phòng đặt các máy chạy, 1 phòng để dạy các bé. Tháng đầu, chị V.A cho con học 2 tiếng vào buổi chiều mỗi ngày, với học phí khoảng 8 triệu đồng/tháng. Nghỉ hè, cô Th nhận trông, dạy cháu K cả ngày, với chi phí khoảng 13 triệu đồng/tháng. Trong thời gian đầu theo học, cháu K không có biểu hiện gì bất thường.
Ngày 20/6/2023, khi đến đón con, chị thấy có vết bầm ở tay bên trái con và khoảng 4-5 vết nữa ở chân và bắp đùi trở xuống. Trước đó, trưa ngày 20/6/2023, cô giáo đã nhắn tin cho chị V.A về việc có phạt cháu 6 roi. Cô giáo giải thích đây chỉ là trừng phạt để con biết, lần sau không hư nữa, triệt để không có hành vi đó nữa,… Tại thời điểm đó, chị V.A nghĩ rằng, cô giáo đã thông báo về việc phạt con, đến đón con chị thấy số vết đánh trùng với cô giáo nói nên cũng không suy nghĩ nhiều. Tối về, con ăn cơm cũng không có gì khác thường.
Đáng chú ý, cô giáo còn dặn mẹ cháu K “nhốt con vào phòng kín”, “đừng vỗ về con”, “đừng ôm con”,… Cô nói như vậy mẹ mới phối hợp cùng cô dạy triệt để hành vi của con. Tuy nhiên, vì thương con nên chị V.A không nỡ làm thế, vẫn để con chơi và ăn tối bình thường.
Cận cảnh vết thương trên cơ thể cháu K. Ảnh: phụ huynh cung cấp |
Viết cam kết nhưng không biết ăn năn
Đến lúc tắm cho cháu K., chị V.A mới phát hiện ra cả vùng mông con bị thâm đen xì, với nhiều vết chằng chịt lên nhau, có cả vết thương ở lưng. Chị trao đổi với cô Th thì cô trả lời là con bị ngã trên máy chạy. Sau khi xem kỹ lưỡng vết thương, tham khảo nhiều người, chị V.A chắc chắn con trai bị đánh nên đã gặp trực tiếp cô giáo vào ngày hôm sau. Lúc này, cô thừa nhận hành vi đánh cháu K nhưng khẳng định chỉ có một mình cô đánh bé. Thấy cô có vẻ ăn năn, chị V.A chỉ yêu cầu cô viết bản cam kết không đánh con nữa.
Có điều, chỉ vài ngày sau, bé K kể với mẹ chuyện bị 2 cô giáo đánh. Bức xúc với hành động của cô giáo nên ngày 26/6/2023, chị V.A đã làm đơn tố cáo lên CA phường Phương Liệt (Thanh Xuân, Hà Nội), gửi kèm toàn bộ các tin nhắn, video ghi lại việc cô thừa nhận hành vi của mình, bản cam kết, phiếu khám bệnh của con.
Sau đó, phía cô Th đã liên lạc với gia đình xin tha thứ và xin bồi thường 6 tháng học phí. Tuy nhiên, gia đình chị V.A không chấp nhận. Chị cho biết thêm, đến ngày 30/6/2023, tâm lý của cháu K vẫn chưa ổn định, chỉ cần nhắc đến chuyện đi học hay tên cô giáo là cháu sợ hãi. Chị mong muốn không còn bé nào bị cô đánh như vậy nữa.
Liên quan đến vụ việc này, ngày 30/6/2023, UBND phường Phương Liệt cho biết, ngay sau khi nhận được tin báo, lực lượng CA phường đã vào cuộc xác minh. Qua xác minh được biết, căn hộ ở số 360 Giải Phóng trên được cô giáo thuê ở và dạy tự phát, không giấy phép. Có thể do phụ huynh quen biết nên gửi gắm con. Qua sự việc gia đình chỉ ra CA phản ánh chứ không đề nghị gì.
Hiện tại, Việt Nam chưa có con số nghiên cứu chính thức về số lượng trẻ tự kỷ. Tuy nhiên, theo số liệu của Tổng cục Thống kê công bố vào tháng 1/2019, có khoảng 6,2 triệu người khuyết tật từ 2 tuổi trở lên. Trong số này có khoảng 1 triệu người tự kỷ, tỷ lệ trẻ em mắc chứng tự kỷ ước tính khoảng 1% số trẻ sinh ra. Với mong muốn các con được phát triển bình thường, nhiều gia đình không tiếc tiền, thậm chí chi ra số tiền lớn so với thu nhập để cho các con học tại các cơ sở giáo dục chuyên biệt. Có điều, không ít gia đình không tìm hiểu kỹ, dù biết cơ sở tự phát nhưng vẫn cho con theo học. Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến trẻ có nguy cơ học tập không hiệu quả, tiền cha mẹ mất, tật con cái mang. |
(Còn nữa)
Kỳ 1: phẫn nộ vì trò bị giật tóc, búng đầu… |
Bài học đắt giá cho cách hành xử của người lớn đối với trẻ em | |
Vụ cặp vợ chồng bạo hành khiến bé gái 3 tuổi tử vong: phiên tòa giám đốc thẩm sẽ được tiến hành | |
Đừng im lặng một cách bị động! |
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại