Thứ sáu 19/04/2024 12:55
Giải pháp cho rác thải thực phẩm mỗi ngày tại Hà Nội

Kỳ 1: Xử lý rác sinh hoạt, vấn đề sống còn đối với sự phát triển bền vững

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Vấn đề xử lý chất thải rắn sinh hoạt không chỉ là thách thức mà còn là vấn đề sống còn đối với sự phát triển bền vững của Thủ đô hiện nay và trong tương lai. Tuy nhiên, dù đã có nhiều quy định, việc phân loại và xử lý rác tại nguồn vẫn còn nhiều hạn chế. Do đó, bên cạnh những quy định hiện hành, cần có những quy định, chế tài nghiêm khắc hơn về tái chế rác thải.
Kỳ 1: Xử lý rác sinh hoạt, vấn đề sống còn đối với sự phát triển bền vững
Hà Nội có lượng chất thải rắn sinh hoạt cần xử lý vào khoảng 7.000 tấn mỗi ngày. (Ảnh: Live&Learn)

Rác thực phẩm chiếm hơn 50% lượng rác thải rắn hàng ngày

Hà Nội có lượng chất thải rắn sinh hoạt cần xử lý vào khoảng 7.000 tấn mỗi ngày, do đó, vấn đề xử lý chất thải rắn sinh hoạt không chỉ là thách thức mà còn là vấn đề sống còn đối với sự phát triển bền vững của Thủ đô hiện nay và trong tương lai.

Số liệu thống kê sơ bộ cho thấy, trong tổng số khoảng hơn 7.000 tấn chất thải rắn sinh hoạt mỗi ngày, thành phần rác thải thực phẩm chiếm 51,9% (khoảng hơn 3.600 tấn), chất trơ (da, gỗ, cao su…) chiếm 38% (Khoảng 2.700 tấn), lượng chất thải rắn có thể tái chế chiếm 7,1% (khoảng 500 tấn). Chất thải rắn sinh hoạt hiện nay chủ yếu được thu gom, mang đi chôn lấp chiếm 98%, khoảng 2% chất thải rắn sinh hoạt được xử lý bằng phương pháp đốt, không phát điện.

Theo Liên Hợp Quốc, tình trạng thiếu lương thực, nạn đói và suy dinh dưỡng ảnh hưởng đến mọi quốc gia trên thế giới, đồng thời, kêu gọi các nước hành động khẩn cấp nhằm giảm số lượng rác thải thực phẩm. Lời kêu gọi được đưa ra khi Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc (FAO) cho biết, 17% thực phẩm cung cấp cho người tiêu dùng vào năm 2019 đã bị vứt bỏ. Trước Ngày Quốc tế Nhận thức về Thất thoát và Lãng phí Thực phẩm vào ngày 29/9, FAO cho biết, hiện, 132 triệu người phải đối mặt với tình trạng mất an ninh lương thực và dinh dưỡng.

Theo Tổng Giám đốc FAO QU Dongyu, trong cuộc khủng hoảng sức khỏe hiện nay mà chúng ta đang phải đối mặt trên toàn thế giới, việc thiết lập chế độ ăn uống lành mạnh để tăng cường hệ thống miễn dịch của chúng ta là rất phù hợp. Ông cho rằng, sự thất thoát và lãng phí thực phẩm trong ngành trái cây và rau quả vẫn là một vấn đề với những hậu quả rất lớn. Các công nghệ và phương pháp tiếp cận đổi mới rất quan trọng vì chúng có thể giúp duy trì chất lượng và an toàn, tăng thời hạn sử dụng của các sản phẩm tươi sống và bảo tồn giá trị dinh dưỡng cao của chúng.

Với nhu cầu tiêu dùng ngày càng cao, chế biến thực phẩm trở thành một trong những ngành công nghiệp phát triển. Tuy nhiên, trong quá trình sản xuất và sau khi sử dụng, rác thực phẩm nếu không được phân loại, xử lý đúng cách sẽ gây ô nhiễm môi trường.

Đặc trưng chất thải của các cơ sở chế biến nông sản thực thẩm là chất hữu cơ bốc mùi, gây ô nhiễm mạnh, gây đủ tác hại đến sức khỏe con người. Những sản phẩm lương thực được người dân sau khi sử dụng đa phần không được thu gom, xử lý đúng cách đã tạo nhiều nguy cơ ô nhiễm môi trường. Ngay trên nhiều tuyến phố tại Hà Nội không khó bắt gặp cảnh người bán hàng trong cửa hàng kinh doanh ăn uống đổ thực phẩm thừa vào các thùng có nắp, còn nước thải vô tư đổ xuống cống.

Kỳ 1: Xử lý rác sinh hoạt, vấn đề sống còn đối với sự phát triển bền vững
Ở nội thành, rác thải thực phẩm của các hộ gia đình đều gom chung với rác sinh hoạt. (Ảnh: Live&Learn)

Nếu ở khu vực ngoại thành, rác thực phẩm được người dân tận dụng làm phụ phẩm nông nghiệp hoặc thức ăn trong chăn nuôi thì ở nội thành, các hộ gia đình đều gom chung với rác sinh hoạt.

Bà Nguyễn Thị Hòa trú Hàng Buồm, Hà Nội chia sẻ: “Khu nhà tôi không có người đi gom thức ăn thừa về làm thức ăn cho vật nuôi ăn nên không có cách nào khác là phải đợi công nhân vệ sinh môi trường đến thu gom”. Vì thế, tại nhiều khu vực, các loại rác không được phân loại mà thu gom chung. Cơm, thịt, vỏ trứng… trong các túi đựng rác bắn tung tóe, ướt nhẹp, bốc mùi khó chịu. Theo nhiều công nhân vệ sinh, rác thải hữu cơ như thực phẩm dư thừa được cho là nguyên nhân chủ yếu gây ra mùi khó chịu, hôi thối tại các bãi rác, có hại cho sức khỏe.

Theo GS.TS Đặng Kim Chi - Chủ tịch Hội đồng khoa học và Kỹ thuật, Hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam, rác thải thực phẩm là một vấn đề của toàn cầu, một trong những nguyên nhân gây nên ô nhiễm môi trường sống hiện nay. Khí metan từ rác thải thực phẩm tạo ra 3,3 tỷ tấn khí nhà kính mỗi năm và chiếm khoảng 7% tổng lượng khí thải. Việc xử lý chất thải nói chung không đúng cách còn gây ô nhiễm đất và nguồn nước. Nếu không kiểm soát tốt cũng như không có biện pháp xử lý phù hợp, khoa học ngay từ trong quá trình sản xuất và sau khi sử dụng, hệ quả từ rác thải thực phẩm không hề nhỏ.

Tận dụng rác thải thực phẩm là xu hướng chung của cả thế giới

Việc tận dụng rác thải thực phẩm như một nguồn tài nguyên là xu hướng chung của cả thế giới để vận hành một nền kinh tế tuần hoàn, hạn chế các tác động gây ô nhiễm môi trường và tận dụng phế phẩm thành nguyên liệu.

Với nhu cầu tiêu dùng ngày càng cao, ngành chế biến thực phẩm trở thành một trong những ngành công nghiệp phát triển với những quy trình xử lý ngày càng nghiêm ngặt, khoa học. Tuy nhiên, trong quá trình sản xuất và sau khi sử dụng, rác thải thực phẩm nếu không được phân loại, xử lý đúng cách sẽ gây ô nhiễm môi trường, lãng phí nguồn tài nguyên.

Kỳ 1: Xử lý rác sinh hoạt, vấn đề sống còn đối với sự phát triển bền vững
Rác thải thực phẩm nếu không được phân loại, xử lý đúng cách sẽ gây ô nhiễm môi trường, lãng phí nguồn tài nguyên. (Ảnh: Live&Learn)

Ước tính mỗi năm có tới 100 triệu tấn rác thực phẩm được thải ra từ các quá trình của ngành công nghiệp chế biến trên toàn thế giới. Trong quá trình sản xuất, chế biến thực phẩm, chất thải rắn nông sản chế biến thường phát sinh từ các công đoạn bóc gọt, rửa, luộc, cắt và từ các sản phẩm phụ như bã ép, vỏ. Còn giết mổ gia súc gia cầm hay chế biến thủy hải sản thì nguyên liệu gần như được tận dụng hết và chỉ có sinh khối nhầy, vây, lông và những phần thừa nội tạng. Đối với các loại rác thải phát sinh từ hoạt động chế biến thực phẩm có nguồn gốc động vật, rủi ro về vệ sinh thường lớn hơn, có nguy cơ cao gây ô nhiễm môi trường.

Bên cạnh đó, cá, thịt gia súc và gia cầm là những nguồn sản sinh rác thải thực phẩm có nguồn gốc động vật lớn nhất. Loại rác này có hàm lượng protein rất cao nên không thể thải bỏ trực tiếp ra môi trường mà chưa qua xử lý. Rác thải thực vật lớn nhất từ ngũ cốc, hoa quả và rau. Xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu sử dụng các đồ dùng đóng hộp, có sẵn của con người cũng gia tăng đáng kể nên những chất thải từ ngành chế biến thực phẩm cũng ngày một tăng cao, khiến cho việc xử lý trở nên phức tạp và kỳ công hơn. Không những thế, nếu ở khu vực ngoại thành, rác thải thực phẩm được người dân tận dụng làm phụ phẩm nông nghiệp hoặc thức ăn trong chăn nuôi thì ở nội thành, các hộ gia đình đều gom chung với rác sinh hoạt.

Trước thực trạng ô nhiễm nhưng khó quản lý của rác thải thực phẩm, GS.TS Đặng Kim Chi cho rằng, cần có biện pháp căn cơ, khoa học, phù hợp thực tiễn. Trước hết phải kiểm soát ngay từ nguồn sản xuất, ngăn chặn những chất độc hại có trong sản phẩm từ nguồn phát sinh ra chất thải. Khi giải pháp này được kiểm soát tốt, chất thải thực phẩm sẽ được tái sử dụng, tái chế thành thức ăn chăn nuôi, phân bón vi sinh… Cùng với đó, cần phải kiểm soát gắt gao các nguồn chất thải thực phẩm. Đồng thời, đòi hỏi sự đóng góp của khoa học, khi chất thải thực phẩm đã bị nhiễm độc và cần xử lý thì phải tìm giải pháp tách hoặc vô hiệu hóa độc chất đi theo chất thải thực phẩm trước khi đưa nó tái chế thành thức ăn chăn nuôi, phân bón hữu cơ…

Theo Phó Viện trưởng Viện Tài nguyên, Môi trường và Phát triển cộng đồng Trần Thị Hương nhận định, cần tận dụng rác thải thực phẩm như một nguồn tài nguyên. Đây là xu hướng chung của cả thế giới để vận hành một nền kinh tế tuần hoàn, hạn chế các tác động gây ô nhiễm môi trường và tận dụng phế phẩm thành nguyên liệu.

Việc tận dụng hiệu quả các phế phụ phẩm trong chế biến thực phẩm như trấu, cám, mật rỉ, bã mía, nội tạng, mỡ cá, sinh khối nhầy, vỏ giáp xác… bằng áp dụng khoa học công nghệ và tiến bộ kỹ thuật vào khâu tái sản xuất cũng như đầu tư, xử lý chất thải; thực hiện sản xuất sạch, tiết kiệm năng lượng chính là gia tăng giá trị thặng dư bằng tận thu tái tạo tài nguyên, đồng thời góp phần quan trọng bảo vệ môi trường.

Xử phạt hành vi bỏ rác thải sinh hoạt không đúng quy định tại nơi công cộng Xử phạt hành vi bỏ rác thải sinh hoạt không đúng quy định tại nơi công cộng

Hỏi: Cuối tuần vừa rồi tôi có cho con đi công viên chơi. Có một nhóm sinh viên tụ tập ăn uống vui vẻ, tuy ...

Vĩnh Phúc: Thí điểm phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn từ năm 2022 Vĩnh Phúc: Thí điểm phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn từ năm 2022

Từ năm 2022, Vĩnh Phúc sẽ triển khai thí điểm phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn, đây là một trong những nội dung ...

Những hiệu quả từ chương trình xử lý, thu gom rác tại nguồn Những hiệu quả từ chương trình xử lý, thu gom rác tại nguồn

Bắt đầu triển khai thí điểm tại 3 xã (Liên Hà, Dục Tú, Việt Hùng) từ tháng 3-2021, Chương trình thu gom, phân loại và ...

Duy Linh
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động