Kinh tế làng nghề trọng điểm, tiềm năng lớn cho phát triển kinh tế Thủ đô
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên Kinh tế làng nghề trọng điểm, một tiềm năng lớn cho phát triển kinh tế Thủ đô |
Những năm gần đây doanh thu từ làng nghề trên địa bàn thành phố đạt trên 20.000 tỷ đồng/năm. Những con số tăng trưởng từ lợi nhuận kinh tế của làng nghề không những giải quyết nguồn lao động địa phương mà hơn thế nữa, còn là một cách thức gìn giữ và bảo tồn những giá trị văn hoá của dân tộc, gìn giữ bản sắc, hình ảnh con người, vẻ đẹp văn hóa của mỗi địa phương ở Thủ đô. Để phát huy được những đóng góp quan trọng trong kinh tế nông thôn Thủ đô cần quan tâm đến nghệ nhân làng nghề và doanh nhân trong làng nghề.
Nâng niu đôi bàn tay tài hoa
Nghề thủ công truyền thống Thủ đô đã có lịch sử phát triển từ hàng nghìn năm nay. Bàn tay tài hoa của những nghệ nhân làng nghề và người thợ giỏi làng nghề đã ghi dấu ấn trên tất cả các sản phẩm thủ công mỹ nghệ truyền thống, lưu giữ hàm lượng văn hóa tinh thần đậm đà bản sắc dân tộc, hội tụ những tinh hoa văn hóa của người Hà Nội được bồi đắp theo bề dày lịch sử. Đôi bàn tay tài hoa ấy đã nuôi sống làng nghề, tạo dựng thương hiệu cho làng nghề phát triển. Đôi bàn tay không ít lần mỏi mệt trước sóng gió của cơ chế thị trường nhưng vì niềm đam mê, tâm huyết với nghề mà vượt qua mọi khó khăn, vất vả dành cả cuộc đời cho nghề.
Xã Phùng Xá, huyện Mỹ Đức, vùng đất bãi ven sông Đáy nổi tiếng bởi nghề “tằm tang” cổ truyền, vùng đất thích hợp với việc trồng dâu, người dân xa xưa đã có phương pháp hái lá dâu, cho tằm ăn. Nghề “tằm tang” nơi đây là một quy trình khép kín của nghề tằm, khác nghề “tằm tơ” mới nói được một vế: “Nuôi tằm lấy tơ”, chưa nói được vế quan trọng thứ hai “tạo ra dâu để nuôi tằm”. Chính vì thế nơi đây một thời là “thủ phủ dâu tằm” miền Bắc “dệt” nên khúc sông Đáy mang hình dải lụa.
Vậy mà có những lúc như năm 1984, cây dâu con tằm bị “thất sủng”, do nhà máy ươm tơ Mỹ Đức bỏ thu mua kén. Hợp tác xã (HTX) dệt ở Phùng Xá giải thể. Một số hộ gia đình bám nghề truyền thống tự chuyển mình sang dệt khăn mặt nơi đây biến chiếc thoi đưa thành khung cửu máy, tưởng chừng như xóa sổ nghề tằm tang. Đau đáu với nghề, nghệ nhân Phan Thị Thuận, người con gái làng đã “liều mình” giữ nghề dệt và giờ đây Phùng Xá không chỉ biết đến làng nghề tằm tang mà còn biết đến đến nơi đây có doanh trại “huấn luyện con tằm làm thợ” tự dệt ra tấm lụa và nâng đẳng cấp cho nghề dệt một nghề cao quý đó là dệt tơ sen.
Nghệ nhân Phan Thị Thuận tươi cười chia sẻ: Khi mà nơi đây gần như mất nghề vì chỗ trồng dâu đã bị thu hồi chuyển sang trồng cây hoa màu, đầu ra sản phẩm không có. Gia đình tôi đã quyết định bán tất cả gia tài đi Vĩnh Phúc lập nghiệp và quyết mang nghề theo. Nhưng nơi đó không phù hợp với nghề nên phá sản về quê nhờ vả anh em, bà con và tìm cách giữ nghề.
Cũng may đến năm 2005 được nhiều người mời rủ đưa sản phẩm ra hội chợ thương mại khi đó gặp được nhà báo Phạm Tuyên, anh lấy bộ sản phẩm khăn thô tơ tằm từ kén phế ra dự thi. Sản phẩm được làm từ kén phế hỏng của con tằm kéo ra sản phẩm khăn to, khăn nhỏ, vải đũi may áo. Thật tình lúc đó tôi nghĩ đã dự thi sản phẩm phải mượt mà, tôi không hiểu tiêu chí của cuộc thi nên lúc đầu ngần ngại nghĩ đây là hàng xấu hàng thô nên không bắt mắt. Nhưng nhà báo bảo “cháu mang cái này ra dự thi”. Rất vui sản phẩm dự thi được huy chương Vàng “bộ sản phẩm khăn thô tơ tằm từ kén phế”, hội chơ thương mại Quốc tế hàng sản phẩm nông nghiệp, công nghiệp tiêu biểu”.
Nghệ nhân Phan Thị Thuận tươi cười chia sẻ bên những sản phẩm của mình |
Từ đó khách trong và ngoài nước biết đến làng nghề lụa Phùng Xá, bà Thuận cũng bắt đầu ký được các hợp đồng trong và ngoài nước bán các sản phẩm lụa tơ tằm. Đây cũng bắt đầu mở ra một trận địa khó khăn tiếp cho gia đình bà vì khi ký hợp đồng sản phẩm thì bản thân gia đình không làm xuể nhiên liệu dâu nuôi tằm không có. Bà lại một lần lặn lội lên tận Hòa Bình tìm đất và thuê người trồng dâu. Về làng thuê người làm thợ cho bà. Với bàn tay tài hoa, óc sáng tạo bà Thuận vừa làm vừa tự học hỏi để tìm ra dòng sản phẩm mới cho sản phẩm tơ tằm. Bà bắt đầu huấn luyện cho các “chiến binh tằm” từ nhả tơ tròn trong kén thành những “công nhân” dệt thành tấm lụa phẳng. “Công nhân tằm” đã giúp bà bỏ qua công đoạn lấy tơ và quay tơ, dệt tấm.
Bà Thuận chia sẻ: “Lúc bắt đầu làm con tằm tự dệt không ai đồng ý cho làm, ai cũng nói điên khùng. Con tằm đang đan kén trong thế kia giờ bắt nó đan tấm thế này thì hỏng hết. Mình nâng niu con tằm như con đẻ ngày nào cũng nhìn con tằm, nuôi nó từ bé, nhìn nó ăn lá dâu biết nó ăn ngon hay ốm, nó uốn mình nhả tơ đan theo cách nào mình đều nắm được. Và một điều thật tình nếu lúc đó cứ dùng người nông dân thợ giỏi thì không thể có tiền trả lương cao được nên phải nghĩ con tằm tự đan. Khi con tằm đan cũng mất một thời gian mới ra được một tấm nhỏ. Mang sản phẩm ra Tổng công ty Tơ tằm Việt Nam khoe con tằm nhà tôi dệt được như thế này các anh rất mừng. Ủng hộ nhiệt tình và năm 2010 các anh giúp cho đăng ký độc quyền sáng chế sản phẩm tằm tự dệt”.
Nghề nuôi tằm được dân gian ví “nuôi tằm ăn cơm đứng” vậy mà bà đã trải qua bao thăng trầm với nghề để có được thành công trong nghề. Hiện nay bà đã được thành phố Hà Nội chứng nhận sản phẩm đạt OCOP như: Khăn lụa tơ tằm, khăn lụa tơ sen, chăn bông tơ tằm tự dệt...
Với bàn tay tài hoa, óc sáng tạo, người nghệ nhân đã lưu giữ được tất cả những tinh túy của nghề truyền thống, có công lớn trong việc giữ nghề. Với bao công sức của nghệ nhân mà trải qua bao thăng trầm của lịch sử, nghề truyền thống thể hiện rõ nét tinh hoa văn hóa dân tộc vẫn tồn tại đến ngày nay. Nghề gốm sứ Bát Tràng cũng một thời lao đao, người dân làng nghề cũng bỏ nghề chuyển nghề, làng gốm tắt lửa lò nung vì khi đó gốm sứ Trung Quốc lấn át thị trường trong nước bởi giá thành rẻ, mẫu mã đẹp.
Làng Bát Tràng khi đó không ít người bán gia tài sự nghiệp vì sản phẩm không cạnh tranh nổi trên sân nhà. Nhưng cũng có rất nhiều nghệ nhân Bát Tràng đã không từ bỏ nghề, họ quyết bám nghề. Ngọn lửa nghề luôn cháy bỏng trong con người họ vì thế nên đến nay Bát Tràng là điểm sáng phát triển kinh tế làng nghề.
Ở nhiều nước công nghiệp phát triển trên thế giới, các sản phẩm thủ công vẫn tồn tại và phát triển mang đặc trưng văn hóa của mỗi nước. Hàng thủ công muốn tồn tại và phát triển phải dựa vào sức mạnh của mình, sức mạnh hàm chứa yếu tố văn hóa dân tộc. Thực tế cho thấy hiện nay trong các ngôi nhà hiện đại vẫn xuất hiện những bộ salon mây tuyệt đẹp, những chiếc lọ hoa, bộ ấm chén gốm sứ độc đáo, những bức tranh thêu cầu kỳ sang trọng, đồ thờ cúng gia tiên lộng lẫy… ghi dấu ấn tài hoa của những người thợ thủ công. Dù cuộc sống có hiện đại đến mấy, mỗi người dân thủ đô đều mong muốn ngôi nhà của mình có dáng vẻ mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc.
Có thể nói những nghệ nhân lâu năm giàu kinh nghiệm là linh hồn của làng nghề, là “báu vật sống” nắm giữ tinh hoa của nghề truyền thống. Đó là chỗ dựa vững chắc cho làng nghề tồn tại và phát triển. Trong cuộc sống hiện đại, hàng tiêu dùng công nghiệp sản xuất hàng loạt bằng máy móc tràn ngập thị trường đã lấn át thủ công. Nhưng không vì thế mà hàng thủ công mất hẳn chỗ đứng mà ngược lại nó vẫn vươn lên thể hiện bản ngã độc đáo của mình. Khác hẳn với sản phẩm làm bằng máy móc đồng loạt, mỗi sản phẩm thủ công đều in đậm bàn tay tài hoa, sáng tạo, vốn tinh hoa văn hóa truyền thống của nghệ nhân. Mỗi nghệ nhân đã thể hiện tất cả kinh nghiệm cả đời, tài hoa, tình cảm, suy nghĩ, sáng tạo của mình lên mỗi sản phẩm và thổi hồn cho nó.
Nghệ nhân giống như nghệ sỹ, làm việc với tâm hồn phong phú của mình khiến cho sản phẩm sống động với những nét riêng độc đáo mà các sản phẩm làm bằng máy móc không thể có được. Nghệ nhân giữ vai trò quan trọng như vậy, nhiều năm qua chưa được sự quan tâm đúng mức của các ngành, các cấp chính quyền và cả xã hội.
Doanh nhân nâng cánh cho làng nghề bay xa |
Doanh nhân nâng cánh cho làng nghề bay xa
Ðể các làng nghề, làng nghề truyền thống có thể tồn tại và phát triển nghề gắn với thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế, đẩy mạnh xuất khẩu, phù hợp với chiến lược và định hướng phát triển kinh tế – xã hội bền vững, tăng trưởng xanh, phát triển mô hình sản xuất tuần hoàn khép kín tiết kiệm nguyên liệu, bảo vệ môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu, ứng dụng công nghệ số trong quản lý, quảng bá, xúc tiến thương mại sản phẩm của làng nghề.
Tuy nhiên, nếu chỉ có quy mô hộ cá thể, cơ sở sản xuất nhỏ lẻ với khối lượng hàng hóa hạn chế, chất lượng sản phẩm không đồng đều thì các sản phẩm làng nghề sẽ rất khó cạnh tranh trên thị trường. Vì thế, việc khuyến khích các hộ, cơ sở sản xuất ở các làng nghề mạnh dạn đầu tư phát triển thành các doanh nghiệp. Với vai trò là đầu mối, hạt nhân, chính đội ngũ doanh nghiệp làng nghề vừa đảm nhiệm vai trò đầu mối bao tiêu sản phẩm, cung ứng nguyên liệu và là cầu nối phân công chuyên môn hóa cho các hộ sản xuất trong làng nghề.
Như làng nghề tò he, một làng nghề truyền thống mang đậm văn hóa dân gian của người Hà Nội nhưng đến nay tồn tại và phát triển đang đi cạnh các doanh nhân. Họ đã được các doanh nhân nâng tầm qua các chương trình tổ chức sự kiện, kể chuyện dân gian qua các nhân vật tưởng tượng trên hình mẫu lý tưởng bằng các chất liệu làm tò he.
Nghệ nhân là người tạo ra sản phẩm độc đáo, doanh nhân giúp họ quảng bá cho sản phẩm, giới thiệu sản phẩm, giúp sản phẩm nghệ nhân có điều kiện vươn tầm thế giới.
Tạo hành lang liên kết kinh tế vùng để phát triển Quốc gia | |
Hà Nội tổ chức Festival sản phẩm nông nghiệp và làng nghề 2022 | |
Phát triển nguồn nhân lực trong các ngành, nghề kinh tế xanh |
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại